Jonathan London
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn những người đã dịch bài. Tôi đã đọc kỹ hai bản dịch và đã tự chọn những từ, những câu mình thấy sát với ý mình nhất. Kết luận của tôi là dịch thuật khó kinh khủng và tốn thời gian! Tôi cững xin nhấn mạnh đối với những ai mà lo ngại nội dung bài viết này: Tôi chỉ xin thận trọng trình bày một số quan sát của mình trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Hy vọng chuyện không đồng ý sẽ được coi là chuyện bình thường, vì về cơ bản tôi là bạn của Việt Nam. Có được không ạ?
———
(Lời của một bài hát…)
Có điều gì đó đang xảy ra ở đây, nó là cái gì thì chưa rõ…
Một kẻ có súng đứng ở đâu đó, bảo tôi phải cẩn thận đấy…
Một kẻ có súng đứng ở đâu đó, bảo tôi phải cẩn thận đấy…
Tôi nghĩ (đã) đến lúc chúng ta dừng lại, bọn trẻ nghe xem âm tiếng đó, mọi người nhìn xem cái gì đang xảy ra
Giới tuyến chiến đấu đã được vạch, và không ai đúng nếu ai cũng sai
Những người trẻ nói điều họ suy nghĩ và rồi bị phản đối rất nhiều sau lưng.
Những người trẻ nói điều họ suy nghĩ và rồi bị phản đối rất nhiều sau lưng.
Đã đến lúc chúng ta phải dừng lại, này mọi người, tiếng nói ấy từ đâu ra? Mọi người hãy nhìn xem chuyện gì đang xảy ra.
- Buffalo Springfield, bài hát “For What It’s Worth”, 1967.
Những sự việc quan trọng đang xảy ra ở Việt Nam. Hầu hết chú ý đều
đồn về sự đàn áp của nhà nước, một thuộc tính của nền chính trị Việt Nam
vẫn tiếp tục làm ô uế thanh danh của đất nước trên trường quốc tế. Tuy
nhiên trong vòng vài tháng qua, Việt Nam đã có một số thay đổi trong nền
văn hoá chính trị có tính quyết định và không thể chối cãi – một phát
triển có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều so với bản thân sự đàn áp.
Những thay đổi trong văn hóa chính trị đó có biểu hiện rất đa dạng.
Chúng không chỉ bao gồm các kiến nghị của những thành phần nhân sĩ trí
thức hay các hành vi thách thức đây đó, dù rằng ý nghĩa của những điều
này thật không nên bỏ qua. Quan trọng hơn, trong một thời gian rất ngắn,
Việt Nam đã phát triển một nền văn hóa chính trị sinh động và đa
nguyên.
Nhận ra những thay đổi đó cũng có nghĩa là nhận ra cả những hạn chế
của nó. Lái xe qua vùng nông thôn miền Trung Việt Nam chỉ một tuần trước
đây, tác giả (mà có nhiều bạn thân ở Quảng Nam và Đà Nẵng, kể cả nhiều
người trong bộ máy cầm quyền) được nhắc nhớ đến những yếu tố có tính
Stalin mà đất nước này vẫn chưa thoát khỏi được. Tuy nhiên, điểm nổi bật
là ở đây không còn diện mạo duy nhất của nền chính trị trong nước. “Chính trị như thường lệ” (“politics as usual” – một thành ngữ trong tiếng Anh có nghĩa gần “chính trị như thường lệ”) đang bị tấn công trên nhiều mặt trận và việc đáp trả trừng trị điển hình không còn hiệu lực nữa.
Vậy chính xác là điều gì đang xảy ra? Có ba tiến triển quan trọng
nhất. Đầu tiên là một tâm lý ngày càng mạnh hơn ở Việt Nam, tồn tại ngay
cả trong nhóm những người có thể tiếp cận với chính quyền, cho rằng thể
chế xã hội và thể chế chính trị của đất nước đang cần được cấp thiết
thay đổi. Ngoại trừ một số ít thành phần suy nghĩ ảo tưởng và ngoan cố
bảo thủ phản ứng bất chấp, tất cả những người quan sát nghiêm túc nền
kinh tế chính trị Việt Nam biết rằng đây là lúc phải thay đổi.
Kế đến, người dân Việt Nam đang tìm được tiếng nói của mình. Không
chỉ còn đơn giản là một số ít ỏi tiếng nói bất đồng chính kiến dũng cảm
sẵn sàng chịu đựng cơn thịnh nộ của nhà nước. Những lời kêu gọi thay đổi
đang được phát ra từ các khu vực khác nhau, từ bên trong, bên ngoài, và
tại các giới hạn của cấu trúc quyền lực. Những tiếng nói ấy đang xuất
hiện rất đa dạng. Dù nói lên những điều khác nhau, nhưng những tiếng nói
ấy đang ngày càng độc lập. Chúng đang mở ra. Và từ quan sát những gì
đang xảy ra, có thể thấy rằng những tiếng nói ấy sẽ không thể sớm bị dập
tắt.
Hiện nay, mỗi ngày hàng quân đoàn người Việt Nam đang sử dụng thế
giới blog để bày tỏ quan điểm của mình. Những người trong đảng và nhà
nước thường xuyên truy cập vào những phân tích độc lập. Và nghệ thuật
bình luận chính trị đang phục hưng. Có thể thấy sự đổi mới trên
Facebook, hiện đang được truy cập rộng rãi ở Việt Nam. Có thể thấy nó
trên blog, bây giờ cũng gần như không bị chặn nữa. Và từ quan sát những
gì đang xảy ra, có thể thấy rằng những tiếng nói ấy sẽ thể không sớm bị
dập tắt.
(Dù vẫn còn giới ngu dốt, không có đầu óc, chỉ biết theo ai mà có
quyền và dù mới đây có dấu hiệu có một lực lượng lạc hậu vẫn còn ý tấn
công, Và tôi cững được biết không ít người thể hiện chính kiến chính
đáng vẫn bị đe dọa. Đáng tiếc.)
Mới cuối tuần trước, hàng trăm người Việt Nam đổ ra các công viên ở
Hà Nội, TP.HCM và Nha Trang để tham gia “dã ngoại” nhân quyền và tự do
hội họp. Dù đã bị trấn áp và đe doạ, những hành động đó vẫn mang tính
kiên trì. Và cho dù chỉ xảy ra chớp nhoáng, những hoạt động đó quả thật
vẫn cứ là một kiểu Tocqueville của Việt Nam.
Điều này đưa chúng ta đến một yếu tố cuối cùng và có lẽ gây tò mò
nhất: cuộc xói mòn chậm chạp của sự đàn áp của nhà nước. Đàn áp vẫn còn
và vẫn khó chịu hơn bao giờ hết khi nó vung tay lên. Nhưng vì những lý
do phức tạp và thời gian tồn tại không chắc chắn, đàn áp từng phổ biến
tại Việt Nam đang tan biến đi. Ví dụ như, hôm nay, hình ảnh của những
cuộc dã ngoại đang được tự do phổ biến trên mạng.
(Xin nêu quan điểm, việc có thông tin, có hình ảnh lưu hành một cách
tương đối tự do đối với tôi là một tiến triển rất khích lệ. Ai mà muốn
chống điều đó rõ ràng chính là những người phản động, cực kỳ bảo thủ,
lạc hậu, và không giúp Việt Nam tiến lên. Giống như việc có hình ảnh của
một số người bị đánh đập do hành vi bất chính đáng của một số ít công
an có thể thành bằng chứng để xét xử. Dù các blogger Việt Nam có ý phê
bình, hơn 99% trong số học là những người hoàn toàn có tinh thần trách
nhiệm, xây dựng! Nên, tôi xin những bạn cầm quyền đựng sợ, nóng vội đàn
áp như ở Trung Quốc.)
Lập luận chung cho rằng sức mạnh ngày càng tăng của chính trị đối lập
(và đúng hơn xu hướng đa nguyên hóa trong nội bộ Đảng) là chủ yếu xuất
phát từ các phe phái trong đảng, trong đó các nhóm đối lập nhận ra được
lợi ích từ sự công khai đang tấn công lẫn nhau. Quan điểm hơi khác của
tôi là việc này phản ánh một tư duy và nhận thức ngày càng lớn mạnh hơn
trong hàng ngũ của Đảng, rằng việc trông cậy vào các kỹ thuật trấn áp
(như ở Trung Quốc) là một con đường không khả thi và không mong muốn cho
tương lai.
Đừng nhầm lẫn: môi trường chính trị ở Việt Nam vẫn còn đàn áp. Nhưng
đó cũng là một môi trường chính trị đang thay đổi, sống động, và ngày
càng thú vị. Nói chung, dự đoán những tiến triển chính trị trong chế độ
độc tài là chuyện điên rồ. Tuy nhiên đối với tác giả bài này, có thể
thấy được là thay đổi chính trị thực sự sẽ diễn ra ở Việt Nam trong vòng
5 năm tới. Có rất nhiều người tài năng và động lực trong, ngoài đảng và
nhà nước đang tìm kiếm tiếng nói của họ. Ít nhất, với cuộc bàn luận
chính trị ngày càng công khai, phát triển chính trị của Việt Nam đã bước
vào một giai đoạn mới, tuy nó còn mơ hồ.
JL