Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

12 NGÀY TRONG 'THẾ GIỚI TÂM THẦN' - PHẦN CUỐI

Hà Nội, 27/2/2013
Lê Anh Hùng
 
Trưa hôm sau ngày tôi bị bắt, mẹ tôi vào thăm tôi. Mẹ tôi cho biết là cán bộ trung tâm yêu cầu bà viết giấy không cho ai khác ngoài bà được vào thăm tôi; bà phải viết thế thì họ mới cho vào gặp con. Tôi tiếp tục thuyết phục mẹ về việc làm của mình, và trách bà sao lại ký đơn đưa tôi vào đây, nhưng bà chối là bà không làm chuyện đó. Mặc dù mẹ tôi nói vậy nhưng tôi vẫn không thật sự tin lời bà. Khoảng 12h20, tôi lấy điện thoại của mẹ gọi điện ra cho một bác ở công ty, xin gặp hai đứa em mà mình tin cẩn ở đó là Từ Anh Tú và Đỗ Văn Ngọc. Hoá ra, chúng đã biết nơi tôi bị nhốt vì ngay buổi chiều hôm đó người ta đã chuyển cho công ty quyết định của Sở LĐ-TB-XH Hà Nội. Chúng cho tôi hay là tin tôi bị bắt đã tràn lan trên mạng. Tôi bảo hai đứa là mẹ tôi đang ở đây và bà nói là bà không ký vào đơn cho tôi vào đây, mà ngay cả khi bà có ký đi nữa thì đó cũng là một quyết định tuỳ tiện, trái pháp luật. (Chính vì Tú loan báo như thế nên ban đầu trên mạng có thông tin là mẹ tôi không ký vào đơn.) Tôi bảo Tú nói chuyện với mẹ tôi để động viên bà.

Bóng tối nào

Lê thị Công Nhân  gửi cho X-Cafevn 
Hà Nội, 20.02.2013 tức 11 tháng Giêng năm Quý Tỵ 
Những ngày này ở Việt Nam hầu như ai mở lời chào hỏi hay bắt đầu làm việc gì cũng thường rào đón trước bằng câu “Đầu xuân năm mới …” rồi mới nói điều gì gì đó. Riết rồi thành quen! Nhiều người nhất là những người trẻ tuổi hơn, những người nghèo hơn hoặc nhân viên cấp dưới còn có thêm điệu bộ khúm núm, lưng khom khom, mặt mũi cười giả lả, hai tay ra cái điệu hơi xoắn quẩy một tí, xuýt xuýt xoa xoa vào nhau để luôn sẵn sàng bắt tay người khác mà họ đã có chủ ý muốn bắt từ trước. Để ý điều này từ bé, thấy quá nhiều người làm vậy, ban đầu thấy hình dáng điệu bộ ấy chẳng có gì là đẹp đẽ, trông còn hèn hèn đúng kiểu xu nịnh, nghĩ đây đúng là dáng dấp tiểu nhân, cứ y như trông phim, kịch Tàu và cả Việt, khi miêu tả kẻ tiểu nhân nịnh bợ thì cái điệu bộ, dáng vẻ ấy đã trở thành hình mẫu mang tính ước lệ. 

Xã hội suy thoái đạo đức chưa?

Người Buôn Gió
Sáng nay ra quán nước đầu ngõ, thấy mọi người nói chuyện về xã hội đang suy thoái về đạo đức. Người bảo là suy thoái trầm trọng, người bảo chưa. Cãi nhau điếc cả tai, Ông bán nước tức quát.

- Ai cho chúng mày nhận định xã hội suy thoái đạo đức hay không, việc đó là của người quản lý, họ trên cao, họ nhìn toàn diện mới nhận định. Bọn mày ếch ngồi đáy giếng nhìn trời băng vung.

Anh xe ôm nói.

- Ông không xem tin không biết, giờ cướp giết hiếp tràn lan. Cướp trắng trợn người ta đang đi xe máy, nó vác dạo chặt đứt tay cướp xe. Đang nhắn tin điện thoại đắt tiền, ipad trong quán cà fe. Nó vào tận quán nó cướp.

Anh ghi số đề.

Vì sao Hiến pháp Trung Quốc lại hủy bỏ điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

Nguyên Hải
Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu số 8 năm 2011 có đăng bài của ông Cao Khải nguyên Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu thuộc Ủy ban công tác pháp chế Quốc hội Trung Quốc viết về nội dung liên quan trong bản Hiến pháp 1982, giúp mọi người hiểu rõ lý lẽ tại sao Hiến pháp 1982 không giữ lại điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc (CSTQ).
Đầu tiên bài báo giúp bạn đọc nhận thức một vấn đề là phải làm rõ mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước. Trước đây người Trung Quốc chưa nhận thức rõ vấn đề đó, vì thế cách đặt vấn đề trong Hiến pháp 1982 khác hẳn trong Hiến pháp cũ. Cho tới nay [năm 2012], nhiều người cũng vẫn còn chưa hiểu rõ tính chất quan trọng của sự khác biệt này. Ngược lại, một số người có tác phong chuyên chế độc đoán sau khi giành được quyền lực trong các phong trào chính trị, qua đó trở thành cán bộ lãnh đạo thì vẫn chưa chịu tiếp thu cách đặt vấn đề [về sự lãnh đạo của Đảng CSTQ] trong Hiến pháp 1982, thậm chí còn sử dụng và truyền bá những từ ngữ sai lầm trong Hiến pháp cũ để cho các « âm hồn tư tưởng cực tả » thời xưa tiếp tục lan truyền.

Câu chuyện về ngày hôm nay, hôm qua và ngày mai


Các phương tiện truyền thông VN thời gian nay hay kể chuyện chiến tranh, chuyện “Once upon a time” quá, nói cách khác là “Ăn mày dĩ vãng”. Đọc câu chuyện này thấy rất thú vị, quá khứ dù có đẹp đến đâu cũng không thể thay thế hiện tại và tương lai.
"Một lớp của trường tiểu học Mỹ có 26 học sinh đặc biệt vì chúng đều có những quá khứ tội lỗi: em thì đã từng tiêm chích, em thì đã vào trại cải tạo, thậm chí có một học sinh nữ trong một năm đã phá thai ba lần.
Gia đình đã từ bỏ chúng, các thầy cô giáo và nhà trường cũng coi chúng là đồ bỏ đi. Cuối cùng, lớp học được giao cho cô giáo Phila chủ nhiệm.
Ngay ngày đầu tiên của năm học, Phila đã không dọa nạt, ra oai với chúng như những giáo viên trước mà cô nêu ra cho cả lớp một câu hỏi sau: “Cô kể cho các em một số điểm trong quá khứ của 3 ứng cử viên như sau:

Một người Việt Nam kịp về nước để gia hạn hộ khẩu


Anh Nguyễn Kinh Kỳ, người gốc phố cổ Hà Nội hiện đang sinh sống và làm việc ở Nhật Bản vừa hạ cánh xuống sân bay Nội Bài vào hồi 07h00 sáng hôm qua, 27/2. Sau khi mất hơn 800 nghìn đồng tiền tắc-xi kèm 1000 yên tiền boa, với yêu cầu phóng nhanh nhất có thể về khu vực đồn công an phường Hàng Đường, anh Kỳ đã cùng với vợ, chị Hoàng Phố Hiến gia hạn được hộ khẩu của gia đình trong thời hạn 2 năm, sau khi vắng mặt tại nơi thường trú 1 năm 364 ngày 23 giờ đồng hồ và 59 phút.

Vì cuốn sổ này anh Kỳ vừa phải đặt vé máy bay giờ chót từ Nhật về Việt Nam để cứu lấy hạnh phúc gia đình.

Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Phú Trọng

GS Tương Lai

Kính gửi Ô. Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư BCHTƯĐCSVN,
Kính thưa anh Nguyễn Phú Trọng,
Tôi dùng cách xưng hô này để tiện cho nội dung thư sẽ viết với tư cách của một người có hân hạnh được quen biết Anh. Đúng hơn là biết, chứ chưa dám nói là quen, vì tôi cũng chỉ gặp và nói chuyện với anh đôi ba lần kể từ dạo anh làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và có mặt trong buổi tôi báo cáo với Tổng bí thư Đỗ Mười và Bộ Chính trị về cuộc Khảo sát xã hội học về Cơ cấu xã hội và Phân tầng xã hội, một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Theo lời thuật lại của Chu Hảo, lúc ấy là Thứ trưởng Bộ KH và CN ngồi cạnh Anh, thì anh đã nhận xét về tôi "Tay này báo cáo với Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mà cứ nói khơi khơi như nói trước Hội đồng Khoa học của Viện không bằng!".

Sửa Hiến Pháp để Nhà nước trở về với Dân, không phải gia cố Hiến Pháp để Nhà nước cố thủ trước Dân

Phạm Đình Trọng

democracy_is_not_easy.jpg
1. Hiến pháp là nền tảng pháp lí để tổ chức lên Nhà nước được Nhân dân trao cho quyền lực quản lí xã hội, phục vụ người Dân. Được Dân trao quyền lực để phục vụ Dân nhưng kẻ nắm quyền thường lạm quyền, dùng quyền lực của Dân để áp bức Dân, vì thế Hiến pháp còn xác định những điều cơ bản trong mối quan hệ giữa Nhà nước và người Dân, xác định quyền của người Dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền Công dân của người Dân.
Từ nhận thức như vậy để có vài đối chiếu với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Lời nói đầu của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có 447 từ thì có đến 394 từ tán dương chủ nghĩa Mác Lê nin và kể lể công lao trời biển của đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam! Dành tới gần chín mươi phần trăm ngôn từ lời nói đầu của Hiến pháp để ngâm ngợi, suy tôn đảng cầm quyền thì đó là Đảng pháp chứ đâu còn là Hiến pháp!

Ép Đảng tự khỏa thân


Cách nay vài tuần, sau khi đọc “Hiến pháp, những ‘trò khỉ’ và chuyện góp ý hay không” (1), một người bạn vong niên của mình dự đoán: Nếu số người ủng hộ “Kiến nghị 72” vượt qua mức 50.000, Đảng sẽ “tự khỏa thân”.
Mình thưa, mình cũng tin Đảng sẽ “tự khỏa thân” nhưng với những gì mình đã biết về Đảng, mình tin chỉ cần 20.000 cá nhân tuyên bố ủng hộ “Kiến nghị 72” là đủ để Đảng tự nhảy lên sàn, biểu diễn “thoát y vũ” rồi.
Hóa ra cả mình lẫn bạn mình đều sai!
Tuần này, khi số người tuyên bố ủng hộ “Kiến nghị 72” chỉ mới tròm trèm 6.000, thời gian thu thập ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp vẫn còn tới một tháng nhưng cả bác Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư, lẫn bác Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội đã toan “lột” nốt cái “quần đùi”.

Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do



 
Chúng tôi, những người khởi đầu ký tên sau đây, sát cánh bên Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và kêu gọi những công dân khác cùng với chúng tôi đồng tuyên bố:

1. Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà chúng tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.

2. Chúng tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.

3. Chúng tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.

4. Chúng tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.

5. Chúng tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Chúng tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản ban cho, nên đảng cộng sản không có quyền tước đoạt hay phán xét nó. Vì thế, chúng tôi có thể xem những lời phán xét nào nếu có hướng đến chúng tôi là một sự phỉ báng chúng tôi. Và chúng tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.



Danh sách những người ký tên:

1. Blogger Nguyễn Hoàng Vi, Sài Gòn
2. Phạm Thanh Nghiên, Hải Phòng
3. Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nha Trang
4. Blogger Gió Lang Thang - Trịnh Anh Tuấn, Đak Lak
5. Blogger Hành Nhân - Vũ Sỹ Hoàng, Sài Gòn
6. Blogger Binh Nhì - Nguyễn Tiến Nam, Yên Bái
7. Ts Hà Sĩ Phu, Đà Lạt
8. Bs Nguyễn Đan Quế, Sài Gòn
9. Linh Mục Giuse Đinh Hữu Thoại - Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn
10. Blogger Trịnh Kim Tiến, Sài Gòn
11. Blogger Paulo Thành Nguyễn - Nguyễn Hồ Nhật Thành , Sài Gòn
12. Blogger Nguyễn Chí Tuyến, Hà Nội
13. Nhà thơ Bùi Chát, Sài Gòn
14. Blogger Huỳnh Công Thuận, Sài Gòn
15. Nhà thơ Phan Bá Thọ, Sài Gòn
16. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, Sài Gòn
17. Blogger Phạm Bá Hải - Human Right Defender, Sài Gòn
18. Doanh nhân Lê Quốc Quyết, Sài Gòn
19. Hoàng Dũng - Phong trào Con Đường Việt Nam, Sài Gòn
20. Blogger Lê Thiện Nhân, Hà Nội
21. Đặng Sinh - Phóng viên tự do, Sài Gòn
22. Facebooker Lê Công Vinh, Vũng Tàu
23. Facebooker Võ Trường Thiện, Nha Trang
24. Sinh viên Nguyễn Vũ Hiệp, Hà Nội
25. Facebooker Lâm Mạnh Di, Vũng Tàu
26. Blogger SeaFree - Phạm Văn Hải, Nha Trang
27. Blogger Bùi Thị Minh Hằng, Vũng Tàu
28. Facebooker Miu Mạnh Mẽ - Nguyễn Nữ Phương Dung - Sinh viên, Sài Gòn
29. Facebooker Văn Ngọc Trà - Mai Văn Tuất, Sài Gòn
30. Sinh viên Nguyễn Thành Tiến, Hải Phòng
31. Nhiếp ảnh gia Lê Hải, Đà Nẵng
32. Nhà thơ Đỗ Trung Quân, Sài Gòn
33. Facebooker Trầm Tử - Lê Khánh Duy, Buôn Hồ, Đăk Lăk
34. Blogger Huỳnh Thục Vy, Buôn Hồ, Đăk Lăk
35. Facebooker Kaiz Az - Trần Xuân Huyền, Nghệ An
36. Facebooker Sao Biển - Đặng Ngọc Sao, Hà Tĩnh
37. Facebooker Michael Ngo - Ngô Tuấn, Sài Gòn
38. Facebooker Dung Dang - Đặng Huy Dung, Sài Gòn
39. Nhà thơ Phan Đắc Lũ, Sài Gòn
40. Facebooker Yêu Nước Việt - Châu Văn Thi, Sài Gòn
41. Facebooker Tran Hien - Trần Hiền, Sài Gòn
42. Blogger / Nhạc sỹ Tô Hải, Sài Gòn
43. Lê Thăng Long - Phong trào Con đường Việt Nam, Sài Gòn
44. Nhà báo Hồ Trung Tú, Đà Nẵng
45. Trần Khuê, người sáng lập Đảng Dân Chủ Thế Kỷ XXI, Sài Gòn
46. Blogger Phạm Văn Điệp, Sầm sơn - Thanh Hóa
47. Blogger Nguyễn Lân Thắng - Kỹ sư Xây Dựng, Hà Nội
48. Blogger Uyên Vũ, Sài Gòn
49. Facebooker Huỳnh Thái Học, Nha Trang
50. Blogger Khoai Lang - Nguyễn Tấn Dung, Lộc Thủy - Lệ Thủy, Quảng Bình
51. Cựu phóng viên Hoàng Thanh Trúc, Đà Lạt
52. Facebooker Hiếu NTH - Nguyễn Trung Hiếu, Sài Gòn
53. Phạm Phương Nam - Kỹ sư xây dựng, Đà Nẵng
54. Trần Tiến Đức - Nhà báo, đạo diễn truyền hình (đã nghỉ hưu), Hà Nội
55. Ngô Kim Hoa - Nhà báo tự do, Sài Gòn
56. Lương Văn Bình - Sinh viên Đại học Luật, Hà Nội.
57. Nguyễn Văn Ý - Sinh viên năm 2, Trường ĐH Đà Lạt
58. Nguyễn Tiến Dũng - kinh doanh, Vinh, Nghệ An
59. Nguyễn Hoàng Long, Saigon
60. Nguyễn Trúc Sơn, Hiệp Hoà, Đức Hoà, Long An
61. Nguyễn Đức Phổ - Nông dân, F. Đông Hưng Thuận, Q. 12 Sài Gòn
62. Facebooker Bahung Vo - Võ Bá Hùng, Sài Gòn
63. Đào Tấn Phần, giáo viên THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên
64. Nguyễn Trường Sơn - Sinh viên, Bắc Ninh
65. Trịnh Hoàng Thanh, Z176, Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội
66. Đặng Vũ Lượng, Hà Nội
67. Facebooker Nguyễn Tiến Hưng, Biên Hoà
68. Blogger Aduku - Nguyễn Văn Dũng, Việt Trì - Phú Thọ
69. Blogger Nguyễn Việt Hùng , Hà Nội
70. Facebooker Anton Lê, Lê Thanh Tùng, Sài Gòn
71. Facebooker Lê Văn Tuynh, Phan Thiết, Bình Thuận
72. Kiến trúc sư Đào Tăng Lực, Sài Gòn
73. Nguyễn Minh Chính, Hà Nội
74. Nguyễn Đức Giang, Hà Nội
75. Kỹ sư Doãn Kiều Anh, Sài Gòn
76. Phạm Tiến Quốc, Sài Gòn
77. Nguyễn Công Thanh, Sài Gòn
78. Facebooker Vũ Ngọc Thắng, Hải Phòng
79. Dương Hoài Châu, Sài Gòn
80. Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Thanh Hóa
81. Kỹ sư Nguyễn Văn Phúc, Bình Định
82. Ngô Văn Hòa, Đà Nẵng
83. Nguyễn Thị Kim Hoa, Đà Nẵng
84. Kỹ sư Trần Quang Hưng, Sài Gòn
85. Nguyễn Hữu Sơn, Cần Thơ
86. Kỹ sư Nguyễn Dương, Sài Gòn
87. Blogger Nguyễn Ngọc Già,
88. Facebooker Canh Le, Lê Cảnh, Sài Gòn
89. Facebooker Từ Anh Tú, Bắc Giang
90. Nguyễn Hùng Cường, Hà Nội
91. Facebooker Bùi Chí Tâm, Quảng Ngãi
92. Nguyễn Hùng Anh, Sài Gòn
93. Facebooker Kbebui - Bùi Duy Diễn, Bình Định
94. Họa sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Hà Nội
95. Nguyễn Bắc Truyển - cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn.
96. Đặng Hữu Ngọc, Long Khánh, Đồng Nai.
97. Nguyễn Thanh Trúc - tín đồ PGHH, Chợ Mới, An Giang
98. Nguyễn Văn Bông - tín đồ PGHH, Lấp Vò, Đồng Tháp.
99. Võ Thị Hồng, Sa-đéc, Đồng Tháp
100. Trần Văn Đức, - cựu tù nhân chính trị, Xuân Lộc, Đồng Nai

101. Huỳnh Trí Đức - tín đồ PGHH, Phú Tân, An Giang.
102. Nguyễn Ngọc Phương - cựu tù nhân chính trị, Nam Vang, Campuchia
103. Kỹ sư Hồ Văn Tích, Sài Gòn
104. Nguyễn Tiến Tuyền, Hà Nội
105. Blogger Lê Dũng, Hà Nội
106. Facebooker Nghiêm Việt Anh, Hà Nội
107. Sinh viên Cao Văn Khánh, Lai Châu
108. Blogger Trần Bùi Trung, Vũng Tàu
109. Trần Văn Tuấn - Chủ tịch UBND xã An Thạch, Tuy An, Phú Yên
110. Trần Xuân Sơn, Hà Nội
111. Kỹ sư Vi Nhân Nghĩa, Quảng Ninh
112. Nguyễn Xuân Liên - Giám đốc bảo tàng Chiến tranh Ngoài trời, Vực Quành, Đồng Hới, Quảng Bình
113. Nguyễn Hùng Cường, Sài Gòn
114. Nguyễn Đức Cang, Sài Gòn
115. Phan Văn Phong, Hà Nội
116. Lê Gia Khánh, Hà Nội
117. Phùng Thị Châm, Hà Nội
118. Trần Thúy Nga, Hà Nội
119. Trần Dân, Đà Nẵng
120. Lê Xuân Quang, Sài Gòn
121. Hồ Đức Thanh, Hà Nội
122. Trần Văn Nam, Hải Dương
123. Nguyễn Tiến Phong, Sài Gòn
124. Phan Trọng Khang, Tây Hồ, Hà Nội
125. Facebooker Đoàn Khôi Nguyên, Đà Nẵng
126. Đỗ Văn Đông, Nam Định
127. Linh mục Phê-rô Nguyễn Hữu Giải, Tổng giáo phận Huế, Khối 8406
128. Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi, Giáo phận Bắc Ninh, Khối 8406
129. Kiến trúc sư Đoàn Trần Trung, Hà Nội
130. Facebooker Jiraiya Saima - Vũ Quang Huy, Sài Gòn
131. Kỹ sư Dương Văn Minh, Biên Hòa, Đồng Nai
132. Lê Đức Huy - Học sinh, Hà Nội
133. Trương Minh Đức - Nhà báo tự do, Bình Dương
134. Nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh, Đà Lạt
135. Huỳnh Nhật Hải - cựu đảng viên, Đà Lạt
136. Huỳnh Nhật Tấn - cựu đảng viên, Đà Lạt
137. Sinh viên Nguyễn Quý Hiếu, Bắc Ninh
138. Trần Quốc Hùng, Sài Gòn
139. Hoàng Đức Trọng, Sài Gòn
140. Dương Sanh - Nhà giáo nghỉ hưu, Vạn Ninh, Khánh Hòa
141. Facebooker Trần Lý Phước Lợi, Bà Rịa – Vũng Tàu
142. Biện Xuân Bộ, Bắc Ninh
143. Trương Đình Tôn, Sài Gòn
144. Lê Hồng Quang, Hà Nội
145. Bùi Tiến Hưng, Long Biên, Hà Nội
146. Kỹ sư Nguyễn Hữu Trung, Hà Nội
147. Nguyễn Văn Sĩ, Bảo Lộc
148. Kỹ sư Nguyễn Phương Anh, Hà Nội
149. Kỹ sư Nguyễn Trung Lĩnh, Hà Nội
150. Lê Hồng Thủy - Giảng viên ĐH, Quận Tân Bình - Sài Gòn
151. Phạm Lê Hà Ly - Học sinh Trung học, Quận Tân Bình - Sài Gòn
152. Facebooker Doxu Nguyen - Nguyễn Thành Trung, Bình Dương
153. Nguyễn Dương Thành, Hà Nội
154. Bác Sỹ Trịnh Ngọc Tiến, Hà Nội
155. Hoàng Cường, Quận Ba Đình - Hà Nội
156. Facebooker Nguyễn Công Chính, Tân Bình - Sài Gòn
157. Facebooker Khổng Hy Thiêm -Kỹ sư điện, Cam Lâm, Khánh Hòa.
158. Blogger Hoa Xương Rồng - Trần Khánh Dương, Phường Bình Trưng Tây Q2, Sài Gòn
159. Trần Khôi Nguyễn, Kỳ Hợp, Kỳ Anh - Hà Tĩnh
160. Phạm Trung Kiên, Tây Hồ, Hà Nội
161. Phạm Văn Biên, Hải Dương
162. Trần Hoài Nam, Bến Tre
163. Facebooker Lê Tường Vi, Tân Bình - Sài Gòn
164. Đinh Văn Nam, Hà Tĩnh
165. Trần Minh Tân, Research Scientist II ở Georgia, US
166. Lê Trọng Nghi - Kỹ Sư Điện Tử, Boston, Massachusetts, USA
167. Nguyễn Quang Minh, San Diego, CA - USA
168. Nguyễn Quốc Nam, Paris -FRANCE
169. Đinh Nhật Uy - Kỹ Sư CNTT, Long An
170. Đinh Văn Chuộn - Thợ Điện 7/7, Long An
171. Nguyễn Thị Kim Liên - Nội trợ, Long An
172. Hà Sĩ Phú - Tài Xế, Long An
173. Nguyễn Hồng Thái - IT, Long An
174. Hồ Trung Vĩnh - NV Ngân Hàng, Long An
175. Hoa Thanh Nguyen, New Oleans, Louisiana, USA
176. Nguyễn Quốc Hùng, Kiểm toán viên, Denmark
177. Nguyễn Huế, Fort Worth, Texas USA
178. Lê Văn Tám, Toronto, Canada
179. Dạ Thảo Phương, Hà Nội, Việt Nam
180. Facebooker AnhhùngChưanổidanh - Trương Xuân Trường, Thái Bình
181. Nguyễn Hoàng Hùng, 17a Leeds St, Footscray Victoria 3011 Australia
182. Nguyễn Lương Thịnh - Chuyên viên tư vấn đầu tư, Bình Thạnh, Sài Gòn
183. Bùi Quang Trung - Kĩ sư xây dựng, 3 Charles Péguy 77500 Chelles France
184. Nguyễn Quang, Houston, Texas, USA
185. Bác sĩ Nguyễn Thường Kính, 44 Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
186. Nguyễn Văn Hùng, Philadelphia, PA, USA
187. Blogger Quỳnh Trâm Việt Nam, Bình Dương
188. Terry Lee, Sydney, Australia
189. Đỗ Đình Thọ - Làm nghề tự do, Koblenz, Germany
190. Huỳnh Hà Hoàng, 3401 Belair rd, Baltimore, Maryland 21213,
USA
191. Nguyễn Hoàng Việt - Kinh doanh, Tân Bình, Sài Gòn
192. Phạm Ngọc Minh - Kiến trúc sư, Hành nghề tự do, Hà Nội
193. Trần Viết Dung, Kỹ sư, Fairfeld - Úc
194. Trần Viết Phúc, Sinh viên, Fairfield - Úc
195. Nguyễn Duy An, Sài Gòn
196. Facebooker Gatre Caolanh - Võ Thanh Hùng, Họa sĩ làm nghề tự do, Sài Gòn
197. Ngô Thị Hồng Lâm - nghiên cứu lịch sử đảng (đã nghỉ hưu), Phường Rạch Dừa, Vũng Tàu.
198. Facebooker Hoangbui - Vũ Huy Hoàng - Kỹ sư, Tân Bình, Sài Gòn
199. Blogger Nguyễn Văn Thạnh - Kỹ sư, Đà Nẵng
200. Lê Thị Hồng Hạnh, Hà Nội

201. Lâm Thị Ngọc - Giáo viên THPT, Huyện Ngọc Lặc, Tỉnh Thanh Hóa
202. Blogger Nguyễn Công Huân - trang web Dân Luận, Aalborg, Đan Mạch
203. Hồ Trung Thạnh - Thợ điện, Ia grai, Gia Lai
204. Gs. Lưu Trung Khảo, Newport Beach, California, USA
205. Đinh Trí Nhật Huy, Sài Gòn
206. Vũ Quang Thông - Công nhân, Gia tân1, Thống nhất, Đồng Nai.
207. Blogger Mai Đây Hòa Bình - Nguyễn Huỳnh Mai, Quận 10, Sài Gòn
208. Nguyễn Thái Hùng - Kỹ sư, Vinh, Nghệ An
209. Facebooker Bee - Nguyễn Anh Nguyên, - Sài Gòn
210. Blogger Dã Quỳ - Nguyễn Kim Du Hạ, Houston, Texas, Hoa Kỳ
211. Nguyễn Văn Nhiên, Nashville, Tennessee, USA
212. Nguyên Cao Sơn, Cầu Giấy, Hà Nội
213. Nguyễn Đông Phương - cựu cán bộ biên tập sách văn hóa, bộ VHTTDL, Hà Nội
214. Nguyễn Duy Hòa, Sài Gòn
215. La Kim Thi, Nashville, Tennessee, USA
216. Đinh Vạn Vĩnh Phát, Cử nhân CNTT, Sài Gòn
217. Vũ Mạnh Hùng – Nguyên giảng viên khoa Quản trị kinh doanh trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương Mại Hà Nội. Hiện là cán bộ quản lý khu nội trú của trường, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Hà Nội.
218. Hoàng Văn Trung, Yên Ninh, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
219. Trương Minh Đức, Warsaw, BaLan
220. Blogger Ký Tế - Nguyễn Phúc Bảo Long, Huế
221. Uông Minh Phương, Sài Gòn
222. Bác sỹ Trần Công Thắng, Kristiansand, Na Uy
223. Nguyễn Thanh Hải, Québec, Canada
224. Vương Quốc Tuấn - Kỹ sư công nghệ thông tin, Bình Quới, P27, Bình Thạnh, Sài Gòn
225. Nguyễn Duy Hòa, Sài Gòn
226. Võ Quốc Đạt - Tài xế, Cần Thơ
227. Mai Phúc Anh - Nhạc công, Cần Thơ
228. Trần Trung Nghĩa - Giáo viên, Cần Thơ
229. Lê Hoàng Phúc - thợ vẽ, Cần Thơ
230. Vũ Huy, Toronto, Canada
231. Trương Đông Sơn, 5245 East Main Street, Stockton, CA 95215
232. Hoàng Văn Khởi, Hà Nội
233. Long Nguyen - Accenture, Consulting - Germany
234. Trương Tấn Phát, Kinh doanh, Melbourne , Australia
235. Họa sĩ Bùi Lộc, Munich, Germany
236. Phạm Hùng Vỹ - Doanh nhân, Sài Gòn
237. Hồ Tấn Vinh, Melbourne, Úc
238. Hồ Hồng Diễm, An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi.
239. Tăng Trọng Thức, Sài Gòn
240. Đỗ Như Phương - Phiên dịch, Budapest, Hungary
241. Lò Đình Vũ, thôn Lâm Nghĩa, xã Phi Tô, huyện Lâm Hà , tỉnh Lâm Đồng
242. Blogger YTDCVN - Dovan, Nam Úc Australia
243. Nguyễn Văn Dũng - Du học sinh tại Nhật, Tokyo, Japan
244. Trần Thị Hiền Chi - Học sinh cấp 3, Hà Nội
245. Phạm Ðức Dũng - Kỹ Sư, Euless Texas, USA
246. Trần Văn Toàn - Sinh viên, Đà Nẵng
247. Nguyễn Thế Anh - Sinh viên, Hà Nội.
248. Lê Như, Sydney - Australia
249. Bùi Minh Thắng, Quảng Ngãi
250. Facebooker Võ Lâm Viễn, Đà Nẵng
251. Peter Pham 1460 contra costa , Pleasant hill. Ca 94523, USA
252. Nguyễn Hữu Đức, Mount Pleasant ,Texas, USA
253. Nguyễn Ngọc Anh - Cử nhân Công nghệ thông tin, Quảng Nam
254. Nguyễn Vinh Hiển, Portland, Oregon USA
255. Phạm Hoàn Vũ - doanh nhân, Sài Gòn
256. Blogger Đỗ Minh Tuyến, Bangkok, Thái Lan
257. Nguyễn Minh Châu - Thợ mộc, Sài Gòn
258. Trầm Minh, Paris, Pháp
259. Cao Thị Nhung, Sài Gòn
260. Phùng Thị Ly, Sài Gòn
261. Phạm Hac Tùng; 2 Broad St West Fotscray Vic 3012 Australia
262. Lâm Phước Đông, Boston, Massachusetts USA
263. Cao Minh Đức, Loeningen, Germany
264. Nguyễn Thị Diễn, Loeningen, Germany
265. Nguyễn Tấn Tài - Sinh viên, Boston, Massachusetts, USA
266. Ts Trần Diệu Chân, Sacramento, California, USA
267. Trần Nhân Tâm, München, Bayern, Germany
268. Trần Xuân Chính - Kỹ sư, Garden Grove, California, USAUSA
269. Nhà thơ Trúc-Ty, Facebook: Truc Ty, Đồng Nai
270. Linh Mục Peter Nguyễn Văn Hùng, Đài Loan
271. Lê Trần Vinh - Kỹ sư Công nghệ sinh học, Facebook Vinh Lê Trần, Hà Nội
272. Đặng Đình Tấn Trương - FB Trái Tim Băng Giá, Sinh Viên Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên, Sài Gòn
273. Trần Ngọc Thành, Thành phố Warszawa, CH Balan
274. Trần Mạnh Thắng - Kỹ sư vi tính, Hildesheim, Đức
275. Nguyễn Thị Thu Liên - Chủ tiệm cắt tóc, Hildesheim, Đức
276. BS Đinh Xuân Dũng - Cựu Dân Biểu Việt Nam Cộng Hòa, San Jose, CA, USA
277. Nguyễn Tuấn, San Jose, California, USA
278. Oanh Nguyen - Orange County, California, USA
279. Luật sư Vũ Đức Khanh, Ottawa, Canada
280. Nguyễn Hồ Nguyễn - Công dân, Sài Gòn
281. Nguyễn Quốc Bảo - Sinh Viên, Quảng Ngãi
282. Sơn Nguyễn, Grand Prairie, hạt Tarrant, Tiểu bang Texas, USA
283. Nguyễn Ngọc Hùng, Boston, Massachusetts, USA


Xin hãy chung tay để cho LỜI TUYÊN BỐ CÔNG DÂN TỰ DO này trở thành sợi dây bền vững kết nối hàng triệu triệu trái tim Việt Nam. Xin cùng lên tiếng nói bằng cách đăng ký tham gia ký tên theo địa chỉ email: tuyenbocongdantudo@gmail.com
__________________________

Bản tiếng Anh của Phiên Ngung (Dân Luận):

We are those who initiated this petition, to stand alongside journalist NGUYEN Dac Kien and we call on all citizens to collectively make this solemn announcement:
1. We, not only do want to repeal article 4 of the current constitution, but we also want a Constitutional Conference to be established to draft a new constitution that reflects the will of all Vietnamese, not just the will of the Vietnamese Communist Party as reflected in the current constitution.
2. We support political pluralism and multi-parties anticipation. We support the just and legal competition for liberty, democracy, and peace, progress for Vietnamese people. No single party can use any reason to justify their manipulation and imposing their totalitarian regime on the country.
3. We, not only do support a political system which provides the separation of powers but we also want a governance system where local authority are given more autonomy, to build up strong local governments, to abolish national conglomerates and national organisations which drain the national budget, embezzlements people’s assets, destroying the trust and the determination and the solidarity of our people.
4. We support the depoliticise of the army. Army is to protect our people and defend our country, our border, territory, not to protect any single political party.
5. We affirm that we have the right to make the above mentioned announcement and every Vietnamese has the same right to make such announcement. We affirm that we are exercising our basic human rights which are freedom of speech, freedom of thought. These rights are bestowed to any human upon their births and they are recognised and respected by Vietnamese people. These rights aren’t given by the Vietnamese communist party therefore the communist party doesn’t have the right to deny or to make any judgement of their meanings. Therefore we consider any judgment aiming at us is a violation of our rights. We condemn those who are against this right as reactionaries, and it is in contrary to the interest of our people and against the natural progress of human race.
List of signatures

2013

Phan An

Khoảng mười năm về trước, lần đầu tiên tôi bắt gặp cụm từ “dân chủ - tự do” ở một nơi không phải là trên tờ đơn xin phép “Độc lập tự do hạnh phúc kính gửi giáo viên chủ nhiệm em xin nghỉ buổi hôm nay vì lí do nhà nghèo phải đi chăn bò thay cho mẹ trồng đay cho bố đi cày.” Không biết Tố Hữu được quả mặt trời chân lí chiếu xuyên chim thế nào, chứ với tôi lúc đó thì quả là một khoảng trời rộng mở. A ha ha ha! Thì ra trên đời có dân chủ và tự do thật! Tôi yêu dân chủ! Tôi mê tự do! Tôi nguyện dành trọn cuộc đời chiến đấu cho lẽ phải! Cho công lý! Cho Xuân Bắc! Đêm nào tôi cũng thức khuya lơ khuya lắc tôi đọc về dân chủ tự do. Gặp ai tôi cũng ráng lèo lái câu chuyện cho nó chạy về dân chủ tự do, theo kiểu “Bố mày bị nấm kẽ chân à, nào chúng ta hãy nói chuyện tự do đi, bà già mày viêm phế quản ư, còn gì là dân chủ nữa.” Tôi bắt đầu đả kích lũ độc tài, tôi nhìn chúng nó đâu đâu cũng ra giống lợn, tôi đọc Trại Súc Vật, tôi đổi Political View của tài khoản cá nhân trên tất cả các bờ lốc thành “Democracy” và sửa chữ kí diễn đàn thành “Viva la Freedom.” Những người chiến đấu vì dân chủ đối với tôi là anh hùng. Sao họ dũng cảm thế? Sao họ tài giỏi thế? Tôi cũng muốn như họ. Tôi muốn thành một người trẻ tuổi sục sôi nhiệt huyết, như Che Guevara, chỉ thiếu ánh mắt nhìn xa xa và trên môi không có điếu xì gà.

“Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng” (*)

Góc Cỏ May
Babui-danlambao-tu do ngon luan
Ngay sau khi VTV1 (lúc 19 giờ, ngày 25/2) đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu với đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu “xử lý” những ai có tư tưởng “… muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp…, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng…. Muốn đa nguyên đa đảng…. Muốn ‘tam quyền phân lập’…. Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’…. Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể …” là các luồng ý kiến ”suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” (Xem trích đoạn clíp)
Ngược với động thái trên, ý kiến của vị đảng trưởng, người cách đây chưa lâu đã từng nghẹn ngào trong cuộc ”tắm gội” mà chưa sạch được các vết nhơ do “một bộ phận không nhỏ” thoái hoá biến chất có nguy cơ làm tan rã đảng. Rồi lớn tiếng hô hào “nhóm lò” để cho tất cả củi khô củi ướt cùng cháy để hun đúc nên ngọn lửa nhiệt tình cách mạng…. Khiến biết bao người nhẹ dạ cả tin xúc động.
Việc ông Phan Trung Lý, cấp thừa hành của ông Tổng Trọng tuyên bố “không có vùng cấm trong góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992… kể cả điều 4…” càng làm nhiều người hy vọng hơn.

Nên dân chủ hóa trước Trung Quốc

Bùi Tín
Tình hình chính trị tại Việt Nam và Trung Quốc đang có một điểm tương đồng. Ở cả 2 nước, thời gian gần đây đều có phong trào dẫn đầu bởi các trí thức yêu cầu đảng CS chấp thuận ý nguyện của nhân dân là chủ động cùng toàn dân chuyển hẳn từ hệ thống chính trị độc đảng sang hệ thống chính trị đa đảng.

Ở Trung Quốc từ năm 2008 đã có Hiến chương 08, được hơn 300 người ký đầu tiên, về sau lên đến hơn 8.000 ngừơi, do nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba đề xướng. Năm 2010 ông Lưu được tặng giải Nobel Hòa Bình. Mới đây một kiến nghị nữa do giáo sư Trương Thiên Phàn tại Đại Học Bắc Kinh soạn thảo được 72 trí thức ký tên đồng thuận, chỉ rõ đổi mới kinh tế đã chậm hẳn lại do không có đổi mới hệ thống chính trị đi theo. Bản kiến nghị còn yêu cầu đảng, nhà nước và nhân dân soạn thảo hiến pháp mới theo hướng dân chủ đa nguyên.

Một nghi án lịch sử Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh: một hay hai người?


HCM-binhkhaoNgày 14/1/2013  trang điện tử Thông Luận đăng một tài liệu nhan đề: “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của nhà biên khảo Hồ Tuấn Hùng người Đài Loan. Thái Tuấn dịch ra Việt ngữ nhan đề “Tìm hiểu về cuộc đời của Hồ Chí Minh” hoàn tất vào đầu năm 2013 . Trang điện tử Đối Thoại đăng ngày 16/2/2013.

Đọc qua cuốn sách dịch người ta tưởng là chuyện dã sử nói chơi lúc trà dư tửu hậu. Nhưng đọc kỹ thì không phải vậy. Cuốn sách của ông Hồ Tuấn Hùng viết một cách có phương pháp, trưng dẫn tài liệu  xác thực và kết luận một cách có tính khoa học. Danh nhân lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam cũng như của phong trào Cộng sản quốc tế được biết dưới tên Nguyễn Ái Quốc và sau đó là Hồ Chí Minh vốn được xem là một người thật ra là hai người khác nhau. Theo ông Hồ Tuấn Hùng sự thật lịch sử là:

Thương em xin gửi mấy lời


Trần Khài Thanh Thủy
(Viết cho Tạ Phong Tần đang ở tù)

Cùng chung một bọc trứng trăm con, chị ở Hà Nội- nơi lắng hồn núi sông nghìn năm, em ở Bạc Liêu nơi nổi tiếng giàu có, làm chơi ăn thật. Nay nhờ sự hy sinh to… béo của các quan đồng chí mà Hà Nội thành nơi “réo” hồn núi sông, còn Bạc Liêu quê em cũng nghèo nàn, túng quẫn. Hai chị em mình tuy không ai biết ai song lại có nhiều mẫu số chung gắn bó. Cùng là dương nữ, mệnh hỏa, lửa sấm sét, ghét cường quyền bạo lực, (chứ không phải âm nữ, yếu ớt, mệnh thủy, mềm oặt như đa phần cánh chị em yểu điệu thục nữ khác). Là nữ nhi nhưng không thường tình mà chỉ thích sự bất thường, nổi loạn, khi đất nước của 18 đời Vua Hùng rơi vào vòng nguy biến trong bàn tay lông lá hận thù, ngu dốt, u tối của cộng sản.

Câu chuyện Myanmar

Nguyễn Trung

Tướng Thein Sein nhậm chức tổng thống Myamar chưa đầy hai năm. Dưới quyền ông, Myanmar từ bóng tối của chế độ quân phiệt đẫm máu đang bước ra ánh sáng của một thể chế chính trị dân chủ. Bạn bè gần xa của Myanmar đến hôm nay vẫn chưa hết ngỡ ngàng về bước phát triển này.
Bóng tối vừa qua ở Myanmar bắt đầu từ cuộc đàn áp đẫm máu ngày 08-08-1988 do nhóm các tướng lĩnh trong Hội đồng Quốc gia phục hồi Luật pháp và Trật tự (SLORC) chỉ huy quân đội thực hiện, nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân đòi dân chủ. Hàng trăm sinh viên, các nhà sư và những người chống đối khác đã bị giết, hàng nghìn người bị cầm tù. Bất chấp tình hình này, bất chấp lãnh tụ của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) – bà Aung San Suu Kyi – đã bị giam giữ tại nhà từ tháng 7-1989, đảng NLD trong cuộc bầu cử 05-1990 do chính quyền của SLORC tiến hành, vẫn giành được 329/491 ghế trong quốc hội. SLORC đã ra lệnh hủy bỏ kết quả bầu cử này và trực tiếp chiếm quyền.

Chờ xem!

Bắc Phong là một blogger sống ở Canada, hiện là quản thủ Thư viện Sáng Tạo

nghị quyết quốc hội kêu gọi toàn dân
đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi hiến pháp
có thể là cái bẫy để Đảng và nhà nước CS nhận diện những ai
trong hàng ngũ nhân sĩ văn nghệ sĩ trí thức
không chấp nhận chế độ độc đảng
đầu óc có tư tưởng tự do dân chủ
muốn theo thể chế chính trị các nước tây phương.


tri_tue_cum_gong.jpg Nguồn tranh minh họa: Internet
tôi đọc trên trang mạng bauxite Việt Nam
bản kiến nghị sửa đổi hiến pháp năm 1992
lòng phấn khởi vì thấy có những ý kiến thật chính đáng
về vai trò xây dựng và ban hành hiến pháp của nhân dân
về nguyên tắc nhân dân nắm chủ quyền đất nước
về sự lành mạnh thiết yếu của một nền chính trị đa đảng
về quyền làm người cao quý cần được tôn trọng
về quyền sở hữu đất đai của tư nhân tập thể và nhà nước
về cơ cấu chính trị tam quyền phân lập
về sự trung thành của quân đội với tổ quốc và nhân dân
về bản hiến pháp cần được trưng cầu dân ý

Đất nước nhìn từ dưới hố

Tưởng Năng Tiến

Bauxite Tây Nguyên hoàn toàn có thể là điểm khởi đầu cho một sự tan rã, không chỉ ở mức thể chế chính trị mà ở tầm quốc gia – dân tộc.” (La Thành – “Bauxite Tây Nguyên: Phép thử phản xạ tự vê của quốc gia Việt“, 2009)
Giới sĩ phu Bắc Hà (lắm người) có tính rất hài, nghĩa là thích “giễu” – nếu nói theo ngôn ngữ của dân chúng miền Nam. Bữa rồi, có vị vỗ vai tôi bỏ nhỏ: “Đảng Cộng sản Việt Nam như người đi đường không biết dùng bản đồ. Thỉnh thoảng lại sa xuống hố. Lóp ngóp bò lên được thì hô vang thắng lợi. Cứ thế, Ðảng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.”
Thắng lợi kế tiếp, sau khi Đảng lóp ngóp bò được lên khỏi cái hố (bauxite) hiện nay, là chuyện của tương lai – và chắc là “tương lai” hơi xa – nên xin để hạ hồi phân giải. Ngay bây giờ, câu hỏi đang được nhiều người đặt ra là tại sao lại ra đến nông nỗi khốn khổ khốn nạn này?

Phải chăng thời cơ đã đến?

Trần V Hoàng

finally_freedom.jpg
Tranh Mana Neyestani
Thời cơ đã đến!
Trong bài “Thời cơ quyết định đã đến” đăng trên Danluan.org mới đây, Thanh Hương đã viết:
“Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa. Chưa bao giờ Tổ quốc đứng trước một cơ hội thay đổi tốt như bây giờ. Kinh tế, xã hội suy đồi làm lòng dân mong muốn thay đổi hệ thống chính trị thối nát này hơn bao giờ hết. Cái cần duy nhất bây giờ là một chữ THỜI. Thời cơ đó đang đến và phải đến. Nhưng đến nhanh hay chậm là do các lực lượng xã hội có mau chóng hướng đến một mục tiêu chung duy nhất hay không. Qui tụ được về mục tiêu này thì thời cơ đó sẽ đến ngay trong năm nay và làm cho chế độ toàn trị cộng sản sụp đổ, cải biến thành một chế độ dân chủ.

Lý Toét ơi, sao mày nỡ lừa tao!?

Trần Sơn


Hu, hu, Lý toét ơi, tao tin mày, bao nhiêu người tin mày góp ý cho hiến pháp, để đến bây giờ bác Tổng Bí thư kính yêu chửi tao, chửi cả ngàn vạn con người là là đồ vô đạo đức, là suy thoái, là này là nọ..., lại còn đòi xử lý nữa. Mày đừng nhận là Phan Trung Lý nữa mà xấu hổ, mày đúng là thằng Lý toét, đích thị là Lý toét rồi.
Hu, hu, hết ai lừa rồi mà mày nỡ lên TV, báo đài mà mày lừa cả toàn dân trong đó có tao. Nào có lâu lắc gì cho cam, mới có tháng trước thôi mày nói là bà con cứ góp ý cho thoải con gà mái, không có vùng cấm, kể cả điều 4. Bao nhiêu nhân sỹ, trí thức, dân thường tin mày, trong đó có tao. Kết cục là, Lý toét ơi, hóa ra bị mày cho ăn quả lừa.

Một lần nữa tớ lại khẳng định: chú Trọng không hề lú!


Ngày 25 tháng 2 năm 2013
Còn nhớ khi chú ấy đi sang Cuba đọc các bài kinh về “khát vọng ngàn đời của nhân dân toàn thế giới” là chủ nghĩa của mấy anh Tây râu xồm, đầu hói mà chú ấy đã nhập tâm từ cái nước mà người ta đã vất tất cả bọn điên khùng này vào sọt rác của lịch sử đã cả gần 20 năm rồi: Liên Bang Xô Viết của ông tổ chú ấy “Vờ- là- đi- mịa- In lịch Lê- Nhịn”.
Chú muốn nhân dịp đứng trước cửa ngõ của kẻ thù ngàn đời Đế Quốc Mỹ, đối diện với bãi biển Maiami mà vỗ ngực thét lên:
1- Thế giới còn ta, còn các “đồng chí hướng” 4 tốt Tầu hùng mạnh đây! Đế Quốc Mỹ chúng mày đừng tưởng bở!
2- Vực dậy mấy tên xã hội giả vờ hoặc.. hết hơi và tuyên truyền cho một vài nước Nam Mỹ nên noi gương lão Cha-vét “trùm dân túy” giả danh cách mạng!
3- Lần ấy, chú ấy đã không hề quên những bài kinh ưu việt của cái chủ nghĩa chưa ai nhìn thấy bao giờ nhưng được ghi trong sách giáo khoa Mác-Lê và bằng những dẫn chứng “hơn hẳn” láo khoét và phét lác trắng trợn về mọi mặt kinh tế,đời sống của cái “lước Việt Lam hạnh phúc gấp vạn lần các nước tư bản do mấy chú ấy nãnh đạo!”

Lú nhỏ và lú lớn


27.02.2013
Ông Nguyễn Phú Trọng quả là một nhân vật quan trọng. Một câu nói của ông được các công dân trên mạng đem ra bàn tán xôn xao, đâu đâu cũng ào ào phản đối. Có mấy ai trong xóm Ba Ðình được đồng bào chiếu cố như vậy?
Ông Nguyễn Phú Trọng nói thế này: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức...” Và ông mô tả tình trạng “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức” gồm bốn triệu chứng: (1) muốn bỏ điều 4 Hiến Pháp; (2) phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản, muốn đa nguyên đa đảng; (3) muốn thực hiện tam quyền phân lập; (4) muốn quân đội chỉ phục vụ đất nước, không lệ thuộc đảng Cộng sản.
Trưng ra bằng chứng rồi, ông Nguyễn Phú Trọng nói: “Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy.” Và ông kết luận: “Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa?” Chứ còn gì nữa? Nghe ai cũng phải bật cười. Chứ còn gì nữa? Thảo nào dân Hà Nội vẫn gọi ông là Trọng Lú.

Đảng [tiếp tục] cảnh cáo việc góp ý Hiến pháp



Chủ tịch Quốc hội Việt Nam cảnh cáo không được “chống phá Đảng, Nhà nước”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa cảnh cáo không được “chống phá Đảng, Nhà nước” trong quá trình góp ý Dự thảo Hiến pháp.
Ông Hùng là lãnh đạo chóp bu thứ hai, sau Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi ngăn chặn “lợi dụng” để “phá hoại” trong vấn đề Hiến pháp.
Phát biểu với các lãnh đạo thành phố Hà Nội sáng 27/2, Chủ tịch Quốc hội nói “tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước, cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn.
“Bản lấy ý kiến là bản của ủy ban dự thảo Hiến pháp công bố, trên cơ sở tiếp thu thảo luận của Quốc hội.

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Táo Nghị, phần chưa công bố trong DVD Táo quân 2013

Ngọc Hoàng vặn mình ề à.
- À này Nam Tào, Bắc Đẩu, sao chưa thấy Táo Nghị nên nhở?
Nam Tào huých Bắc Đẩu, Đẩu chạy ra ngó ngoài cửa thiên đình, chạy vào nói.
- Dạ khải bẩm Ngọc Hoàng, Táo Nghị đang lên ạ. Vừa đi vừa lấy tay che đầu, không hiểu bị chuyện gì?
Táo Nghị đi vào, đầu bóng nhoáng, chắp tay tâu.
- Khải bẩm Ngọc Hoàng, xin cho thần là Táo Nghị báo cáo.
Ngọc Hoàng lườm Táo Nghị, rồi cất giọng hỏi.
- Táo Nghị, sao giờ mới lên?
Táo Nghị xoa đầu đáp.
- Khải bẩm Ngọc Hoàng, thần mấy năm mới lên chầu thiên đình một lần (lại xoa đầu cười chúm chím cái miệng mỏng quẹt làm duyên) muốn tóc tai cũng phải chỉnh trang, chả là các cụ bảo cái răng cái tóc là góc con người mà (Táo Nghị đưa tay vuốt sợi tóc duy nhất dựng đứng nên như mào gà về đằng trước).
Ngọc Hoàng hỏi.

Sự độc đáo mang tên Nguyễn Đắc Kiên!

Nguyễn Ngọc Già
Bốn cái trụ: Trọng - Sang - Dũng - Hùng, đang chống đỡ cho "ngôi đền thiêng" mang tên đảng Cộng sản Việt Nam. Cả nước đều biết rõ, cả thế giới đều tỏ tường.
Cái trụ thứ nhất - Nguyễn Tấn Dũng, đã bị chặt đẹp bằng đơn kiện của TS. Cù Huy Hà Vũ. Sự trả thù đối với anh là 7 năm tù giam và 3 năm tù nhà.
Cái trụ thứ hai - Nguyễn Phú Trọng, vừa bị đốn gọn do nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bằng bài viết "Vài lời với TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng". Sự trù dập đối với anh là quyết định sa thải.
Người dân náo nức, hồ hỡi khi cái trụ thứ nhất bị chặt đẹp.
Người dân thoáng sững sờ rồi vỡ òa những lời đồng thuận khi cái trụ thứ hai bị đốn gọn.
Hai trụ còn lại đang chờ những Con Người Bình Dị khác ra tay để chặn đứng tai nạn nguy hiểm, khi "ngôi đền thiêng" - ĐCSVN sắp sửa đổ nhào vào đầu dân lành?
Giờ đây, có lẽ hai cái trụ còn lại ngó nhau thầm hỏi: Chúng ta nên tự chặt đứt, trước khi người dân ra tay chặt đứt?

Nhà nước hãy để “cho” chúng tôi cái quyền bình thường nhất trên đời là NÓI THẬT

Mai Xuân Dũng

Ảnh minh họa của Dân Luận, không liên quan đến tác giả bài viết cũng như nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Hôm qua, báo Gia Đình & Xã hội kỷ luật buộc thôi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên. Lý do Nguyễn Đức Kiên bị buộc thôi việc là do anh có bài viết trên trang blog phản đối những ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về những người góp ý sửa hiến pháp năm 1992, yêu cầu xóa bỏ điều 4 hiến pháp, thiết lập thể chế tam quyền phân lập...
Với tư cách là bạn (Friend FB) chúng tôi đến thăm Kiên.
Cửa xếp của căn nhà trong ngõ nhỏ ven đê sông Hồng của Kiên khóa ngoài bằng một chiếc khóa đồng chứng tỏ chủ nhà đi vắng. Những người hàng xóm từ trong nhà nghe tiếng xe máy (lạ) nhanh chóng ra cửa ngó sang lấp ló.
Quen với cảnh khi đến thăm nhà những người bạn đã từng “được chính quyền quan tâm”, chúng tôi cảm nhận được sự không bình thường ở đây. Đây đó là các đôi mắt ẩn sau vành mũ đi loanh quanh trước ngõ, quán nước. Ở kia, hai anh “xe ôm” ngồi “hóng gió” nhưng không cần bắt khách.

Não trạng tự kiểm duyệt, nịnh trên nạt dưới của các tòa soạn báo Việt Nam đang ở mức báo động

Đoan Trang
‎(Tất cả các nội dung dưới đây được viết dựa trên giả định rằng nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc là do hành vi gửi bài “Vài lời với TBT ĐCSVN N guyễn Phú Trọng” cho blog Anh Ba Sàm).
Mình có nói rằng, “càng ở trong một quốc gia có xu hướng (và thực tế là) vô luật, người dân càng phải hiểu biết về hiến pháp và luật pháp như là những công cụ bảo vệ công dân, đặc biệt là ý thức được về các quyền của bản thân. Nếu không, họ sẽ bị chính các lực lượng công quyền (như công an) lợi dụng, nhẹ thì bắt nạt, nặng thì hà hiếp, đàn áp”.
Hôm nay, nhân sự kiện nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị đuổi việc, mình xin nhắc lại câu đó, một lần nữa.
Bởi vì, theo luật pháp (của nước CHXHCN Việt Nam), nhà báo Nguyễn Đắc Kiên hoàn toàn có thể gửi đơn khiếu nại, tố cáo, khởi kiện báo Gia đình và Xã hội. (Mình đang nói ở góc độ luật pháp, không xét đến các khía cạnh khác như tình cảm, tình nghĩa, tình đồng nghiệp v.v.)

Ông Nguyễn Phú Trọng rất hàm hồ

TS Nguyễn Thanh Giang

Chương trình truyền hình tối 25 tháng 02 vừa qua đã phát đi những ý kiến sau đây của ông Nguyễn Phú Trọng:
"Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.
Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa.
Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!
Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào?
Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này".

Quay về chút lịch sử

Alan Phan

Bài viết “Lincoln và Bên Thắng Cuộc” của tôi tạo khá nhiều tranh luận trên các diễn đàn. Một câu hỏi thú vị là, “nếu Mỹ hào phóng rộng lượng như tinh thần Lincoln, thì sao không đem tiền tái thiết Việt Nam và giúp các nạn nhân chất độc da cam sau 1975?” Tôi nói đùa là các bạn quên rồi, Mỹ thuộc phe thua cuộc, lẽ ra Việt Nam phải đem tiền qua Mỹ giúp người thất thế chứ.
Nghiêm túc hơn, nhìn lại lịch sử, tôi nhận thấy các nhà cầm quyền Mỹ đã khá rộng rãi với Việt Nam trong thời hậu chiến. Trước khi viết tiếp về góc nhìn này, tôi muốn xác định rõ nơi đây: ”Tôi không phải là một sử gia, không hề nghiên cứu sâu rộng về vấn đế này và không có những tư liệu gì ngoài các bài phân tích và tin tức tôi đọc trên các mạng truyền thông.” Do đó, quan điểm của tôi có thể chứa nhiều sai lầm và đó cũng là lý do tôi đem đề tài này ra đây để mọi người góp ý, tạo nhiều góc nhìn đa dạng phong phú hơn. Khi comment, tôi xin các bạn giữ ý kiến mình trên các sự kiện lịch sử , đừng bẻ lái đến một trường phái chính trị nào, hay hô hào khẩu hiệu vì sau 68 năm, tôi đã phải lắp bắp nhiều lần…biết rồi, khổ lắm, nói mãi.

Trại giam Xuyên Mộc đối phó với với gia đình Điếu Cày, công an tiếp tục vi phạm nhân quyền

Phóng viên VRNs

Bà Rịa Vũng Tàu – Đầu năm âm lịch Quý Tỵ, gia đình ông Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày bị quản giáo và giám thị trại giam Xuyên Mộc gây khó khăn, không cho bà Dương Thị Tân gặp ông Hải.
Bà Tân kể: “Ngày 24 tháng 2 năm 2013. Đó là lần thứ hai, tôi cùng cháu Dũng đi đến trại giam Xuyên Mộc để thăm gặp ông Hải và là lần đầu tiên sau tết.
Trung tá Vũ Quang Thông (cán bộ tiếp dân trại K3) đã ngăn cản không cho tôi vào gặp ông Nguyễn Văn Hải mà chỉ cho một mình cháu Dũng vào thăm gặp. Khi hỏi tại sao, thì ông Thông chỉ trả lời là làm theo lệnh của giám thị trại”.
Bà Tân cho biết, các viên công an ở đây rất sợ thông tin lên mạng. Kỳ thăm trước tết về, mọi thong tin đều được bố cáo cho mọi người biết, đã gây ra cho họ gặp không ít khó khăn với cấp trên và dư luận, nhất là thân nhân của những người bị giam tại trại Xuyên Mộc đã thấy hả lòng hả dạ, vì trước đây chỉ có dân sợ công an, bây giờ với thong tin internet thì công an phải sợ dân.

Bản cáo trạng của công tố nhân dân gởi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Xích Tử

caotrang.jpg
Tranh Mana Neyestani
Nó đi ngược và phủ nhận nền văn minh nhân loại
Để khỏi phải tốn kém những chi phí cho công nghệ thông tin và viễn thông, tôi xin nói thẳng rằng phát biểu của Tổng bí thư tại Vĩnh Phúc được VTV1 tường thuật trong bản tin thời sự tối 25/2/2013 với nội dung lời gỡ băng “… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa … Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!… Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào?… Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì nó là cái gì?!… Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này” là một biểu hiện tiêu cực nghiêm trọng trong nhãn quan văn hoá chính trị, đạo đức chính trị của một người đứng đầu đảng cộng sản. Nó huỷ hoại, làm sụp đổ hoàn toàn một số chuyển biến chất lượng tích cực, một số chuẩn mực và giá trị tốt được đảng cố gắng tạo nên trong công cuộc “đổi mới” từ năm 1986 đến nay và tạo ra nguy cơ đẩy đảng vào những bế tắc ngày càng trầm trọng trong lý luận và thực tiễn lãnh đạo đất nước trong tình hình đầy nhạy cảm hiện nay. Cũng rất ngắn gọn, vì những lẽ đó, lời phát biểu là một hành vi phạm tội với các luận giải sau:

Tôi muốn

Sao chép 5 điểm của nhà báo Nguyn Đức Kiên, ai đồng ý xin chuyển giúp cho những người dân VN khác, xem như bản kiến nghị nho nhỏ.

Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:
1- Tôi muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.
2- Tôi muốn ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.
3- Tôi muốn không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.

Có khi chúng ta phải nhờ anh X giúp!

Công Lý
Tiểu phẩm vui tại văn phòng Trung Ương Đảng
Vào hồi 7h30 ngày 26 tháng 2 năm 2013
Thư ký: A lô, em chào xếp Trọng ạ!
TBT Trọng: Cái gì thế?
Tk: Dạ báo cáo xê… ê… ếp ga…ay… quá ạ!
TBT: Cái gì nói xem nào, sao lại ấp úng như gà mắc tóc thế?!!
TK: Dạ dạ… khó nói lắm ạ dạ gay lắm ạ!
TBT: Khó là khó thế nào?
TK: Dạ việc này nó liên quan tới văn phòng của ta và liên quan tới cá nhân xếp ạ!
TBT: Cụ thể như thế nào nói cho ta rõ?
TK: Dạ việc này nó liên quan đến nhiều người lắm ạ!

Chính chủ, chính danh của Hiến Pháp là gì?

Tô Văn Trường


Chuyện này, mọi người đều đã nghe, nhưng với tâm trạng và suy tư cá nhân, tôi thấy cần nhắc lại: Ngày 25/2, phát biểu tại Vĩnh Phúc, TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”...
Điều này khiến cho một số nhà trí thức cao niên, cao kiến và khá nổi tiếng trong nước tỏ thái độ bất bình. Có vị nói: “Ô, hóa ra mình nhiệt tình, vô tư, đưa cả sự nghiệp và uy tín ra “thế chấp”, lại moi óc huy động lượng nơ-ron thần kinh tỉnh táo để góp ý với Đảng, hóa ra nay bị “quy vào” suy thoái. Một số vị gọi điện và gửi thư Email đến tôi, nói là: “Chắc phải có thư hoặc tâm sự cá nhân nào đó gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rõ điều này”. Tôi mạnh dạn khuyên, chưa chắc ông ta đã tiếp thu, cái kiến nghị của 72 vị đứng ra đại diện là quá đủ rồi. Làm gì mà TBT không biết? Mà nếu biết, thì ông ta đã không phát biểu như vậy. Nghe thế, có vị nói với tôi: “Thôi, có gì đành ‘ngậm đắng nuốt cay’ vậy, cũng phải ‘đành nhắm mắt đưa đưa mồm / Thử xem con tạo nó… bò lồm ngồm đến đâu’. Đành lòng vậy, cầm lòng vậy”.

Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải?!

Nguyễn Ngọc Già

Trang Dân Luận cho hay [1]:
CẬP NHẬT: Chỉ một ngày sau khi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên tuyên bố ủng hộ Đa Nguyên, Đa Đảng, báo Gia Đình và Xã Hội thông báo đuổi việc anh:
Đề nghị bà con giúp đỡ anh Nguyễn Đắc Kiên, đừng để một phóng viên dũng cảm chịu thiệt thòi vì nói ra những gì mà chúng ta đều muốn nói!
Anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội
Báo Gia đình & Xã hội xin thông báo, do anh Nguyễn Đắc Kiên (nguyên phóng viên) vi phạm Quy chế hoạt động của Báo và Hợp đồng lao động nên Hội đồng Kỷ luật của Báo Gia đình & Xã hội đã họp và ra Quyết định kỷ luật, buộc thôi việc đối với anh Nguyễn Đắc Kiên.
Hiện nay anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật với các phát ngôn, hành vi của mình. Các đơn vị, cá nhân lưu ý khi liên hệ công việc, đề nghị liên hệ thẳng với Tòa soạn, không qua anh Nguyễn Đắc Kiên.
GĐ&XH Ngày 26/2/2013

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

vì người ta cần ánh mặt trời

Đây là một bài thơ của ông Nguyễn Đắc Kiên, trong tập thơ Những số không vòng trắng
——–
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.
không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"