Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Trần Huỳnh Duy Thức

Hoàng Dũng CDVN

10365389_745886155459622_3356710931137530628_o.jpg
Sáng kiến của Con Đường Việt Nam: Những chiếc áo phông và mũ quảng bá cho Quyền Con Người. Ảnh Đinh Nhật Uy.
Cái tên Trần Huỳnh Duy Thức có lẽ chính thức được nhiều người biết đến là vào ngày 24/05/2009. Ngày anh bị bắt vì nghi công ty OCI trộm cước viễn thông (http://antg.cand.com.vn/vi-vn/ktvhkh/2009/6/69568.cand). Tất nhiên, đây chỉ là cái cớ để ngày 20/01/2010 anh cùng 3 người bạn ra tòa theo điều 79 BLHS - hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (http://www.baomoi.com/Tran-Huynh-Duy-Thuc-Le-Cong-Dinh-cung-dong-pham-hau-toa/104/3766826.epi)
Nhưng trước đó, THDT được biết đến qua nickname Trần Đông Chấn bởi một loạt các bài viết trên blog 360 Yahoo, tháng 3/2008. Đặc biệt là bài "Việt Nam Đồng đang ở đâu và sẽ đi về đâu?" (http://trandongchan.wordpress.com/2008/03/29/vi%E1%BB%87t-nam-d%E1%BB%93ng-dang-%E1%BB%9F-dau-va-s%E1%BA%BD-di-v%E1%BB%81-dau/). Bài viết đó thực sự đã gây rúng động cộng đồng mạng lúc đó, tôi nghĩ vậy.

Còn tất nhiên, THDT được nhiều người biết, trong và ngoài nước trong giới kinh doanh. Bởi trước khi có những Trần Đông Chấn, "trộm cước viễn thông", lật đổ chính quyền nhân dân, tù nhân lương tâm 16 năm... thì anh là một doanh nhân. Một doanh nhân bình thường như mọi doanh nhân khác, đầy tham vọng.
Tôi nói anh là một doanh nhân bình thường, bởi tôi không muốn đề cập tới số tài sản mà khi đó anh đang sở hữu. Cái bình thường ở đây là ở chỗ tham vọng kiếm tiền, làm giàu luôn cháy bỏng - như bất cứ một "gã lái buôn" nào. Nhưng vì sao gã THDT này lại đâm đầu vào "trộm cước viễn thông" để rồi ra tòa với điều 79?
Đọc những link trong bài viết, quý vị sẽ thấy: Anh ta đã vi phạm vào cái gọi là kinh doanh những gì mà pháp luật chưa cho phép - từ những năm 2000. Và cho đến mãi đầu năm 2014, Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng mới đăng đàn khẳng định: "Người dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm" (http://baodientu.chinhphu.vn/Cac-bai-phat-bieu-cua-Thu-tuong/Thong-diep-nam-moi-cua-Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung/189949.vgp). Đơn giản, khi đó Trần Huỳnh Duy Thức và OCI đã kinh doanh những dịch vụ mà cơ quan quản lý Việt Nam vẫn chưa biết quản-lý nó ra làm sao và dường như nó đang đe dọa cạnh tranh trực tiếp với một số doanh nghiệp Nhà nước, đe dọa trực tiếp đến những miếng mồi béo bở của họ.
Đọc đến đây, nếu suy luận một chút, tất nhiên bạn đọc sẽ đòi Nguyễn Tấn Dũng nói đi đôi với làm và thả ngay lập tức, vô điều kiện (chưa nói đến đền bù, xin lỗi) công dân Trần Huỳnh Duy Thức. Nhưng bài viết này không chủ yếu nhắc đến điều đó.
THDT chỉ là một gã doanh nhân đầy tham vọng. Không chỉ là kiếm thật nhiều tiền. Bởi trước khi bị bắt, anh ta đã rất giàu có. Để hiện thực hóa ước mơ vươn ra quốc tế, anh ta đã bị rơi vào mớ bùng nhùng bòng bong thủ tục hành chính, những cánh cửa, những định kiến và những đầu óc quản lý xơ cứng của các cơ quan công quyền. Và để nói cho dễ hiểu rằng: Nếu ngày đó (khoảng 2001-2008) nếu OCI được kinh doanh bình thường thì những Viber, Skype, Zalo... sẽ không có cửa để so sánh. Nó là những giải pháp truyền thông rẻ tiền hoặc miễn phí dành cho mọi người. Nhưng, xin lỗi, anh trộm cước viễn thông!
Tất nhiên, trước khi những bài như "Việt Nam Đồng đang ở đâu và sẽ đi về đâu?" được lên mạng, đã có rất nhiều kiến nghị gửi đi theo đường chính thức, đường vòng đến tất cả những người có trách nhiệm trong cơ quan công quyền, đáp lại là sự im lặng và... điều tra, theo dõi. Kết thúc câu chuyện này, có lẽ là một ý để đời: "Không dùng được thì bỏ". Bộ óc này vĩ đại, nhưng không dùng được. Và thế là chào nhé, mười sáu năm!
Tất nhiên, ở cấp rất cao, có những người đã lặng im, bỏ phiếu trắng cho quyết định "bỏ" đó. Ngày bắt một doanh nhân tay không, đã có vài trăm người bao phục và dường như có 2 toán với 2 ý định khác nhau. Một bắt, một ngăn cản. Cuối cùng toán bắt đã thắng.
Bây giờ anh ta đang ở đâu và nghĩ gì? Anh đang tu đến năm thứ 6/16, ở nhà tù Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu, ung dung tự tại, chờ ngày về, sắp tới.
...
Với những gì may mắn còn sót lại, ở Xuân Lộc (trước khi bị chuyển đi Xuyên Mộc) anh lại tiếp tục gửi những góp ý của mình lên những người có trách nhiệm. Im lặng là câu trả lời dành cho anh. Thời gian đã chứng minh anh đúng sai. Thời gian luôn là câu trả lời tốt nhất nhưng dường như lại đắt giá nhất.
Tôi được duyệt chính tả cho cuốn "Trần Huỳnh Duy Thức - Con đường nào cho Việt Nam", được tiếp xúc với gia đình anh, bạn bè anh, những người biết anh và đặc biệt là ba người bạn chung án Định Long Trung của anh, nên từ đó tôi học được rất nhiều từ anh. Chẳng hờn giận, chẳng vấn vương. Đó là trách nhiệm của mình, mình phải làm. Đi tù cũng là một thứ mà anh vui vẻ đón nhận, anh biết trước điều đó. Tôi cũng tin anh biết trước ngày anh về. Đấy cũng là một phần nhỏ trong nhiều lý do giải thích vì sao Con Đường Việt Nam chúng tôi không dành quá nhiều nguồn lực để tập trung kêu gọi trả tự do cho anh. Chúng tôi dành nguồn lực cho những người dân Việt Nam nào cần quyền con người. Đó mới là điều anh Thức muốn.
Từ một doanh nhân lo làm ăn rồi trở thành người nghiên cứu kinh tế, chính trị và đóng góp ý kiến của mình cho chính phủ để rồi vào tù. Đó cũng là đóng góp cho xã hội. Tiền không phải là một thước đo thành công duy nhất cho đời một con người. Tháng 8/2014, nhân chuyến đi thăm Đinh Nguyên Kha, tôi vui mừng biết rằng anh Thức biết Con Đường Việt Nam có một thằng tên Dũng là tôi. Và tôi cũng rất vui khi được nói với Kha rằng chuyển lời thăm anh Thức. Kha nghe đâu giờ thành đệ tử anh, thật may mắn. Học từ nhiều TNLT và cựu TNLT, họ chẳng bao giờ thấy căm giận những người đã tống họ vào tù, nên tôi cũng đang ung dung đón nhận, nếu có.
Đó chính là lý do tôi không viết về anh Long, anh Định, Tiến Trung trong bài viết này, cũng như trong một số status khác bởi tôi mong quý vị đi thăm gặp những cựu TNLT nhiều hơn để học được họ nhiều điều. Họ đều là những nhân cách lớn.
Trần Huỳnh Duy Thức sẽ bước ra khỏi nhà tù những ngày sắp tới và chẳng màng đến những ngày đã qua. Rồi đến lúc Việt Nam này phải tận dụng tất cả mọi nguồn lực xã hội, mọi tinh hoa dân tộc để vực dậy một đống hoang tàn. Ngày đó không còn xa...

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"