Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Việt Nam ta quá thừa chất xám

Nguyễn Mộng Hoài
Trên các phương tiện thông tin đại chúng cả quốc doanh lẫn dân doanh gần đây ồn ào về con số 24.000 tiến sĩ, lại ồn ào về 72.000 cử nhân (và tương đương) đang bị thất nghiệp, nghĩa là đang bị thừa. Chắc Việt Nam ta quá giầu "chất xám" nên mới có nhiều, để thừa nhiều cử nhân, tiến sĩ như vậy. Không biết có nước nào trên quả đất này giống Việt Nam ta không ?
Từ xưa, các "Cụ" tổ tiên ta vẫn nói "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" và cũng đã có nhiều triều đại gắng sức đào tạo, sử dụng và ưu ái nguyên khí quốc gia. Trong thời đại mà người ta hay ca bài "tôn trọng và sử dụng tốt" mọi chất xám, tức là mọi trí thức trong xã hội, vì "hiền tài là nguyên khí quốc gia". Nói vậy mà không phải vậy, hay hiểu một cách khác là người ta thích "làm cá tháng Tư", thích nói dối và nghe nói dối. Người nào chót nói thật lập tức người ta ghép cho cái tội "bất đồng chính kiến !" Muốn không bị mang tiếng và bị bắt vì "bất đồng chính kiến" thì tốt nhất làm "cá tháng Tư". Ngay cả người đang viết bài này trong "Ngày Cá tháng Tư" cũng vẫn chưa thật tin vào những con số "Tiến sĩ" và "Cử nhân" thất nghiệp. Chỉ mong đây là những con số không phải sự thật !

Là dân đen, tôi rất kính trọng và ngưỡng mộ các vị "Cử nhân, Kỹ sư, Bác sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư..." Xã hội đang tiến lên, rất cần các trí thức có học vị cao. Nhưng có rồi dùng làm gì và dùng như thế nào lại là một chuyện khác. Cái chuyện khác ấy, tôi thiển nghĩ như sau:
1 - Đó là một nền giáo dục đào tạo mất cân đối ghê gớm. Đầu tư phát triển mạnh ngành giáo dục đào tạo là hướng đúng, nhưng mấy chục năm qua, ta lại đi vào con đường "anh đào tạo cứ đào tạo, tốt nghiệp cứ là cử nhân, tiến sĩ, còn thực tế nhu cầu có cần dùng và dùng bao nhiêu lại là quyền của bên sử dụng. Chỉ gói gọn trong đội ngũ tốt nghiệp đại học là cử nhân hoặc tương đương cả nước thừa" đến 72.000 người" thì quả là rùng mình.
Cho nên, đi đến đâu cũng có thể gặp "cử nhân lái xe ôm", " cử nhân làm quét rác", "cử nhân làm bảo vệ gác cổng" và "cử nhân ở nhà trông con cho vợ cũng là cử nhân đi chợ buôn thúng bán mẹt. Đau lòng hơn nữa, là cử nhân đi làm "ca-ve, làm nhân viên nhà hàng.." Đây có là một nghịch cảnh không, và ai chịu trách nhiệm và ai giải quyết nghịch cảnh này ? Đấy là mới nói đến những người tốt nghiệp đại học và chắc chắn trong số ấy có người tốt nghiệp loại giỏi, chứ còn những người học xong trung học phổ thông không thi được vào Đại học cao đẳng, cũng không vào được trung cấp thì làm gì và đi đâu. Đau quá chứ !!!
2 - Biên chế có hạn, chỗ nào thơm tho thì "con ông cháu cha" chiếm hết rồi, mặc dù các vị "con ông cháu cha này có tư tưởng ỷ lại cái ghế của cha ông khi còn tuổi đi học thường không chịu khó học tập rèn luyện, thi đã có người thi hộ, biên chế và ghế thơm đã có người bố trí sẵn rồi, lo gì. Cái nạn (tôi mạn phép gọi là "cái nạn" con ông cháu cha đang hoành hành rất dữ dội ở bất kỳ một địa phương nào, một lĩnh vực nào, nhất là những chỗ "béo và bở".
Lăn lên lộn xuống, đầu tắt mặt tối, đổ mồ hôi sôi nước mắt bấm gan bấm ruột nuôi con ăn học hết trung học phổ thông rồi hết đại học, con tốt nghiệp có bằng Cử nhân và...về làm ruộng với mẹ. Ruộng thì đã "nhượng hết cho doanh nghiệp rồi, đành phải dành dụm mua cho con một cái xe máy tàng tàng cũng được để con ngồi ngã ba làm nghề "lái xe ôm".
Những cái ghế biên chế Nhà nước ấy các loại "con ông cháu cha chiếm gần hết rồi, kể cả chẳng cấn có bằng đại học chính quy. Vậy thì những cháu, những em học thật, thi thật có bằng tốt nghiệp đại học thật thì vẫn phải đừng ngoài "trông vào biên chế Nhà nước cao với vợi !" Bao nhiêu hiền tài là nguyên khí quốc gia có bằng cử nhân, kỹ sư, bác sĩ vẫn thất nghiệp. Vì biên chế có hạn mà "cử nhân quá nhiều" cũng phải thông cảm cho các nhà tổ chức. Mà các nhà tổ chức nhân sự của nước ta bây giờ quá rắn, ông bà nào cũng lạnh lùng vô cảm, cũng nắm vững nguyên tắc tuyển chọn "nhân tài".
.Con Vua thì lại làm Vua thôi. Còn con lão sãi chùa thì cứ việc đi quét lá đã. Luật bất thành văn như thế rồi, làm gì mà thay đổi được ?
3 - Ở Việt Nam ta có "nạ mua quan bán chức" không? Công khai mà nói thì làm gì có. Nhưng ngầm thì lại vẫn có. Chỉ nghe thôi, chứ có ai được chứng kiến ông này bà kia bỏ ra riền tỷ để mua cho được cái chức cái quyền mà ít năm sau sẽ "san bằng tỷ số", sẽ lấy lại "vốn" đầu tư. Đầu tư cho "mua quan bán chức bây giờ đã có giá định ngầm rồi, nghe đến cái chức cấp ấy thì cứ việc mà chuẩn bị "đạn". Có người môi giới hoặc ngã giá một cách công khai (công khai những úp úp mở mở, nói xa nói xôi, ai dại gì nói toẹt ra, nhưng người trong cuộc thì biết chắc chức nào tiền trăm triệu, chức nào tiền tỷ)
Vài ba năm nhậm chức là có thể hòa vốn bắt đầu có lãi. Vì thế mới có hội chứng cấp cao biệt thự khủng như hiện nay.
Thật không ngờ, chế độ tươi đẹp của chúng ta, do Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, mà nhanh chóng hình thành các tầng lớp quý tộc" đông như quân Nguyên. Cụ Mác và cụ Lê nin ngày xưa chỉ thấy nói đến chế độ tư sản, gia cấp tư bản, hoặc lên nữa là "tư sản mại bản" chưa thấy cụ nào đề cập đến "tư bản đỏ", "quý tộc đỏ" và cả "phong kiến đỏ" nữa. Ở Việt Nam hiện nay và một số nước còn rơi rớt chủ nghĩa cộng sản đều đã sinh ra tầng lớp "Tư bản đỏ", "Quý tộc đỏ", và "phong kiến đỏ. Tư bản đỏ là các ông chủ có chức vị cao, có tập đoàn kinh tế lớn, là chủ ngân hàng cỡ bự, là quan chức cấp cao, là trưởng hoặc chỉ huy các "nhóm lợi ích", là sếp của các tập đoàn kinh tế Nhà nước v.v...
. Thế đấy, tất cả đều sống trên lưng người lao động. Trong khi công nhân bình thương làm tăng ca tăng kíp mới được 5 triệu tiền lương một tháng, còn một số sếp hiện nay lương "cứng" đã trên dưới 100 triệu một tháng rồi. Chưa kể đến khoản "lậu". Vậy mới có tiền đầu tư cho khách sạn 8 tầng như ông Vua đất ở Bắc Kan, như ông Chủ tịch tỉnh "tuột xích" ở một tỉnh miền núi chót vót đầu tư 260 tỷ đồng cho ngôi biệt thự riêng của mình...
Vậy đến năm 2020, chúng ta giảm 100.000 công chức, viên chức "sáng vác ô, chiều lại vác ô". Liệu có giảm được không, và giảm những ai.?

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"