Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Việt Nam bỏ phiếu phản đối Nghị quyết kêu gọi thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người trong các cuộc biểu tình ôn hòa của LHQ

Dân Luận: Ngày 28/03/2014 vừa qua, Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua một Nghị quyết kêu gọi các nước thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người trong các cuộc biểu tình ôn hòa.
Nghị quyết này được cho là một phản ứng kịp thời để bảo vệ các quyền con người cơ bản trong bối cảnh vi phạm nhân quyền trầm trọng, cụ thể là quyền tự do hội họp, quyền được biểu tình ôn hòa đang diễn ra khắp nơi trên thế giới. Nghị quyết "về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong các cuộc biểu tình ôn hòa" (HRC 25/L.20 ) đã được đệ trình bởi Thụy Sĩ, Costa Rica và Thổ Nhĩ Kỳ được bỏ phiếu bởi 50 quốc gia với 31 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 7 phiếu trắng.
Nghị quyết này đã bày tỏ quan ngại việc hình sự và bạo lực ngày càng gia tăng trong các cuộc biểu tình trên toàn thế giới cùng với các cuộc tấn công vào những người bảo vệ nhân quyền, các kí giả truyền thông trong các cuộc biểu tình.
Nghị quyết kêu gọi :

• Đảm bảo rằng luật pháp các nước phải phù hợp với nghĩa vụ và các cam kết quốc tế liên quan đến việc sử dụng vũ lực. Tránh sử dụng vũ lực trong các cuộc biểu tình ôn hòa, và phải bảo đảm rằng vũ lực chỉ được dùng khi tối cần thiết, không ai phải chịu sự quá đáng hay sử dụng vũ lực, và bất kỳ tổn thất thiệt mạng hay thương tích phải được điều tra làm rõ.
• Đặc biệt, chú ý đến sự an toàn của các ký giả, nhà báo, nhân viên truyền thông khi đưa tin biểu tình ôn hòa, xem xét vai trò đặc biệt của họ, nơi tác nghiệp và tính nguy cơ cao.
• Thừa nhận vai trò quan trọng của người sử dụng internet và người bảo vệ nhân quyền trong việc truyền thông các vi phạm hay lạm dụng nhân quyền đã xảy ra trong các cuộc biểu tình ôn hòa.
Các nước bỏ phiếu phản đối Nghị quyết này bao gồm: Trung Quốc, Cuba, Nga, Venezuela... và trong đó có Việt Nam.
Biểu tình ôn hòa là một hành vi dân sự sẽ xảy ra tất yếu trong một xã hội văn minh dân chủ. Nó là một hình thức quan trọng trong việc thực hiện các quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận. Phù hợp với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là thành viên trong năm 1982.
Việc phản đối Nghị quyết này đồng nghĩa với việc các quốc gia ấy bác bỏ hoàn toàn điều 20 trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Quyền: "Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa."
Trong bối cảnh tình hình biểu tình chống chính phủ cưỡng chế đất đai, khai thác khoáng sản làm ô nhiễm môi trường sống đang nổ ra khắp nơi tại Việt Nam như hiện nay, các cuộc biểu tình gần như chuyển sang đối đầu bạo lực giữa chính phủ và người dân. Nhà cầm quyền gần như không muốn đối thoại ôn hòa trong hòa bình với người dân. Liệu có phải, nhà cầm quyền Việt Nam đang muốn các cuộc biểu tình ôn hòa này sẽ trở thành các cuộc biểu tình mang tính bạo động cổ súy bạo lực hay chăng?
Trang web United Nations Human Rights: http://www.ohchr.org/EN/Pages/WelcomePage.aspx

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"