Jonathan London
Trong câu chuyện đầy tranh cãi về đường Trường Chinh ở Hà Nội, chưa
thấy ai đề cập những mỉa mai tôi thấy. Hay là quá hiển nhiên rồi? Đường
Trường Chinh được mang tên của một nhà cách mạng Việt Nam (Ông Đặng Xuân
Khu). “Lên đường cách mạng” ông lấy cái tên Trường Chinh để tưởng nhớ
đến cuộc Vạn lý Trường chinh của Trung Quốc; một chiến dịch nổi tiếng
với mục tiêu là dành thắng lợi và công bằng cho nhân dân Trung Quốc.
Ai đều biết về lịch sử chính trị đếu biết đến Vạn Lý Trường Chinh vì
nó đã trở thành một khuôn mẫu cho những phong trào XHCN ở khắp nơi, cũng
như một thắng lợi lớn của phong trào XHCN mà những sinh viên như chính
tôi đã tìm hiểu đến khi học về Đông Á.
Thật đáng mỉa mai, con đường có cái tên thật nhiều ý nghĩa cách mạng
này cuối cùng lại phải đi cong theo yêu cầu của một công đồng biệt thự
với nhiều khuôn mặt đã ngày xưa phục vụ trong quân đội nhân đân Việt
Nam; nơi mà ngày xưa cũng đã đấu tranh cho một Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, công bằng v.v... Chuyển sang cơ chế thị trường những [lãnh đạo]
vĩ đại bên phòng không đã tự tổ chức một cải “cách ruộng đất” riêng biệt
(hay biệt thự) để dành một thắng lợi cuối cùng. Như thế, cuối cùng có
những người công bằng hơn những người khác… Vậy, có lẽ cần một cuộc "vạn
lý" mới và thẳng tới một Việt Nam minh bạch hơn.
Ông Trường Chinh được nhiều người biết đến như một nhân vật cấp cao
đầy mâu thuẫn. Song, trong những năm gần đâu chúng ta cũng mới biết vào
cuối sự nghiệp chính trị của mình, chính là ông chứ không phải là ông
Nguyễn Văn Linh đã nhận thấy được sự cần thiết phải chuyển sang Kinh tế
thị trường, dù điều đó là hơi muộn màng. Trường Chinh không còn sống để
chứng kiến cái mà chúng ta có thể tạm gọi là “cải cách ruộng đất lần thứ
2” mà đã tiếp diễn trong những năm sau ông mất. Điều này cũng làm tôi
băn khoăn không hiểu ông sẽ nghĩ gì khi được biết con đường mang tên
mình bị uốn cong chỉ để tránh một khu biệt thự của các quan chức thời
nay.
Liệu ông có đứng lên kêu gọi một cuộc Vạn Lý Trường Chính mới để đấu
tranh cho minh bạch và một trật tự xã hội công bằng hay không? Thực ra,
một xã hội sẽ không thể có từ trên xuống; phải có sự tham gia của mọi
thành phần xã hội, một ý không xa những ý tưởng XHCN mà Trường Chinh đã
ủng hộ. Để đạt được minh bạch và công bằng xã hội, mọi thành phần phải
có quyền tham gia và đóng góp ý kiến một cách bình đẳng. Đó là cái đồng
chí Trường Chinh và những người sống kiểu biệt thự xưa và nay dường như
chưa được thấy.
JL