Do hoàn cảnh thực tế, một số các nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đã
phải tự tìm cách đi tị nạn chính trị ở quốc gia khác trong khi đó một số
khác bị buộc phải ra đi theo hình thức trục xuất ngay từ trong trại
giam. Điều này đã khiến cho họ bị mang tiếng là thoái lui, đầu hàng tuy
nhiều người không biết rằng họ cũng đã và đang gặp rất nhiều khó khăn
trong cuộc sống, kể cả công việc đấu tranh hiện tại ở nước ngoài sau khi
định cư.
Phải đối mặt nhiều vấn đề
Các nhà đấu tranh dân chủ luôn bị coi là mối đe dọa tới sự ổn định của chế độ. Do đó họ đã là đối tượng bị kiểm soát chặt chẽ và luôn bị chính quyền gây sức ép lên cuộc sống và các sinh hoạt bình thường của họ. Muốn thoát khỏi nhà tù ấy người ta chỉ còn biện pháp chạy trốn nó và họ tin rằng sẽ có một cuộc sống an toàn và tự do hơn cho bản thân và gia đình ở một nước tự do hơn ngoài Việt Nam.
Tuy nhiên khi được đến định cư ở quốc gia khác thì đa số đã gặp phải sự hụt hẫng trong cuộc sống ở miền đất mới, điều mà trước đó họ chưa hình dung được hết.
Phải đối mặt nhiều vấn đề
Các nhà đấu tranh dân chủ luôn bị coi là mối đe dọa tới sự ổn định của chế độ. Do đó họ đã là đối tượng bị kiểm soát chặt chẽ và luôn bị chính quyền gây sức ép lên cuộc sống và các sinh hoạt bình thường của họ. Muốn thoát khỏi nhà tù ấy người ta chỉ còn biện pháp chạy trốn nó và họ tin rằng sẽ có một cuộc sống an toàn và tự do hơn cho bản thân và gia đình ở một nước tự do hơn ngoài Việt Nam.
Tuy nhiên khi được đến định cư ở quốc gia khác thì đa số đã gặp phải sự hụt hẫng trong cuộc sống ở miền đất mới, điều mà trước đó họ chưa hình dung được hết.
Ra hải ngoại thì mọi thực thể vật chất của mình thì mình phải lo lấy,
không ai giúp mình nữa. Bởi vì mọi người phải dồn sức giúp đỡ những
người kém may mắn hơn mình ở trong nước.
-Trần Khải Thanh Thủy
|
Họ phải đối mặt với vấn đề công ăn việc làm và hòa nhập với cộng đồng để
có thể tồn tại. Và đó là nguyên nhân chính dẫn tới sự giảm sút tranh
đấu của họ.
Từ Hoa Kỳ, ông Nguyễn Ngọc Quang một nhà bất đồng chính kiến vừa định cư tại Mỹ sau nhiều năm sống tại Thái Lan cho biết:
“Tôi không còn một con đường sống nào hết ở Việt Nam, do đó buộc lòng tôi phải đào thoát khỏi Việt Nam. Tôi không nói đào thoát khỏi Việt Nam để đi đến nước nào, mà rời khỏi Việt Nam trước hết để bảo toàn cái mạng sống của mình.”
Ông Nguyễn Ngọc Quang đã từng cùng bạn bè nhen nhóm đấu tranh và vận động cho những đòi hỏi về nhân quyền và dân chủ và bị bắt đi tù nhiều năm. Sau khi ra tù, do không chịu nổi sự bức bách của chính quyền nên ông đã đưa gia đình đào thoát qua Thái Lan để tìm một cuộc sống an toàn hơn. Nói về các khó khăn trong thời gian tỵ nạn tại Thái Lan, ông Quang cho biết hoàn cảnh sống của những người Việt tỵ nạn ở Thái Lan hết sức khó khăn. Đó là cuộc sống chui lủi, bất hợp pháp thường xuyên bị đe dọa bắt bớ của cảnh sát Thái Lan:
“Nói đúng ra mọi người tỵ nạn đều rất khó khăn, khó khăn như nhau. Họ có thể đi làm được nhưng đi làm là đi làm chui nhờ vào sự bảo trợ của một số người Việt đã sống lâu năm ở Thái Lan họ giúp cho. Bên cạnh đó là khó khăn do sự thanh lọc rất gắt gao của Cao ủy Tỵ nạn”.
Từ Hoa Kỳ, ông Nguyễn Ngọc Quang một nhà bất đồng chính kiến vừa định cư tại Mỹ sau nhiều năm sống tại Thái Lan cho biết:
“Tôi không còn một con đường sống nào hết ở Việt Nam, do đó buộc lòng tôi phải đào thoát khỏi Việt Nam. Tôi không nói đào thoát khỏi Việt Nam để đi đến nước nào, mà rời khỏi Việt Nam trước hết để bảo toàn cái mạng sống của mình.”
Ông Nguyễn Ngọc Quang đã từng cùng bạn bè nhen nhóm đấu tranh và vận động cho những đòi hỏi về nhân quyền và dân chủ và bị bắt đi tù nhiều năm. Sau khi ra tù, do không chịu nổi sự bức bách của chính quyền nên ông đã đưa gia đình đào thoát qua Thái Lan để tìm một cuộc sống an toàn hơn. Nói về các khó khăn trong thời gian tỵ nạn tại Thái Lan, ông Quang cho biết hoàn cảnh sống của những người Việt tỵ nạn ở Thái Lan hết sức khó khăn. Đó là cuộc sống chui lủi, bất hợp pháp thường xuyên bị đe dọa bắt bớ của cảnh sát Thái Lan:
“Nói đúng ra mọi người tỵ nạn đều rất khó khăn, khó khăn như nhau. Họ có thể đi làm được nhưng đi làm là đi làm chui nhờ vào sự bảo trợ của một số người Việt đã sống lâu năm ở Thái Lan họ giúp cho. Bên cạnh đó là khó khăn do sự thanh lọc rất gắt gao của Cao ủy Tỵ nạn”.
|
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, một cựu tù nhân chính trị người đã bị trục
xuất từ nhà tù ở Thanh hóa ra thẳng phi trường Nội Bài sang Hoa Kỳ cho
biết: mọi thứ đều có hai mặt của nó, việc ra đi của bà cũng vậy và nếu
được ở lại Việt Nam để tranh đấu thì bà sẽ lựa chọn để ở lại Việt Nam.
Nhưng do ở lại nếu vẫn chịu cảnh tù đầy thì buộc bà phải lựa chọn ra đi,
vì trong tù thì không có khả năng tiếp tục đấu tranh. Khi đặt chân lên
Hoa Kỳ cũng là khởi điểm cho một cuộc sống mới đầy thách thức và lo
lắng. Vì mọi việc đều phải tự thân vận động, trong khi gặp phải rào cản
của các vấn đề ngôn ngữ, công ăn việc làm và sự hòa nhập vào cộng đồng…
Đây là thách thức lớn và sẽ rất khó khăn để có thể vượt qua.
Từ Hoa Kỳ, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy kể lại cuộc sống hiện nay của bà:
“Trên thực tế mọi cái không như mình nghĩ, khi bước chân ra hải ngoại thì mọi thực thể vật chất của mình thì mình phải lo lấy, không ai giúp mình nữa. Bởi vì mọi người phải dồn sức giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình ở trong nước. Nhất là trong điều kiện mình không có ngoại ngữ, công ăn việc làm không có… đó là những thiệt thòi, một tháng đã mất 700-900 USD cho việc thuê nhà cho 4 người rồi. Chính vì thế mình đã phải buông bút để vịn vai đời để sống, muốn đấu tranh tiếp thì bây giờ mình phải vịn vai đời cho vững đã.”
Yểm trợ bạn bè trong nước
Nói về các suy nghĩ và hành động của cá nhân mình sau khi sang định cư tại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Ngọc Quang cho biết ngay sau khi ông đặt chân đến Hoa Kỳ đã có một số tổ chức chính trị gọi mời, song ông đã từ chối. Và thay vì đấu tranh hay hoạt động chính trị cho phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Quang đã lựa chọn con đường dùng sức của mình để kiếm tiền nhằm yểm trợ cho bạn bè đang còn ở trong chốn lao tù:
Từ Hoa Kỳ, Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy kể lại cuộc sống hiện nay của bà:
“Trên thực tế mọi cái không như mình nghĩ, khi bước chân ra hải ngoại thì mọi thực thể vật chất của mình thì mình phải lo lấy, không ai giúp mình nữa. Bởi vì mọi người phải dồn sức giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình ở trong nước. Nhất là trong điều kiện mình không có ngoại ngữ, công ăn việc làm không có… đó là những thiệt thòi, một tháng đã mất 700-900 USD cho việc thuê nhà cho 4 người rồi. Chính vì thế mình đã phải buông bút để vịn vai đời để sống, muốn đấu tranh tiếp thì bây giờ mình phải vịn vai đời cho vững đã.”
Yểm trợ bạn bè trong nước
Nói về các suy nghĩ và hành động của cá nhân mình sau khi sang định cư tại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Ngọc Quang cho biết ngay sau khi ông đặt chân đến Hoa Kỳ đã có một số tổ chức chính trị gọi mời, song ông đã từ chối. Và thay vì đấu tranh hay hoạt động chính trị cho phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Quang đã lựa chọn con đường dùng sức của mình để kiếm tiền nhằm yểm trợ cho bạn bè đang còn ở trong chốn lao tù:
Qua Mỹ rồi thì tôi không còn cơ hội đấu tranh trực tiếp với cs nữa
thì tôi quay lại con đường yểm trợ, dùng sức lực bằng bắp thịt của mình
cào ra đồng tiền để hỗ trợ.
-Nguyễn Ngọc Quang
|
“Khi qua Mỹ rồi thì tôi không còn cơ hội đấu tranh trực tiếp với cộng
sản nữa thì tôi quay lại con đường yểm trợ, dùng sức lực bằng bắp thịt
của mình cào ra đồng tiền để hỗ trợ cho họ để vượt qua cái khốn khó đó.
Bởi vì hiện tại họ đang làm cái công việc trước đây tôi đang làm dang
dở. Còn chuyện hoạt động thì tôi vẫn chưa nghĩ đến chuyện đó.”
Về sự thay đổi trong suy nghĩ của mình đối với các tổ chức chính trị ở hải ngoại, nơi đã từng yểm trợ cho việc đấu tranh trước đây, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy thừa nhận có sự bất đồng trong quan điểm và do xuất phát từ quan điểm đấu tranh ở trong nước và hải ngoại có khác nhau. Một phần nữa cũng do nhiều vấn đề trên thực tế đã không diễn ra như bà suy nghĩ. Đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc đấu tranh trong môi trường mới có phần bị giảm sút:
“Trên con đường chính trị thì sự dối trá – bóng tối không thể đi xa được. Mình biết là bát nước công đức, cái quỹ Cây mùa xuân bị sóng sánh ra rất nhiều, đáng buồn là bát nước công đức ấy bị đổ vào cái túi để mà nuôi một bộ máy cồng kềnh. Mà họ có làm việc đâu, luôn luôn đưa ra hết các chính sách nọ đến chính sách kia nhưng cuối cùng cho qua hết và tiêu hết sức phung phí các đồng tiền nhận được ấy.”
Trường hợp mới nhất là TS luật Cù Huy Hà Vũ, người ta tin ông cũng không ngoại lệ nghĩa là phải lo cuộc sống trước mắt cho bản thân và gia đình, kế đến tiếng nói của ông không còn tác động hiệu quả như khi còn trong nước do đó nhiệt huyết đấu tranh chắc chắn sẽ giảm sút tới chỗ ngừng hẳn. Tuy nhiên làm sao có thể buộc những người tranh đấu tiếp tục như khi còn trong nước trong khi vũ khí chính của họ là không gian tranh đấu đã bị tước đoạt?
Con đường đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam là một con đường đầy chông gai, nó đòi hỏi sự can đảm và lý trí của những người tham gia tranh đấu. Việc ra đi tỵ nạn chính trị cũng vậy, nó cũng vô cùng khó khăn với nhiều trở ngại mà ít ai có thể hình dung được. Đó không phải là con đường trải đầy hoa hồng như nhiều người nghĩ.
Anh Vũ,
thông tín viên RFA
Theo RFA
Về sự thay đổi trong suy nghĩ của mình đối với các tổ chức chính trị ở hải ngoại, nơi đã từng yểm trợ cho việc đấu tranh trước đây, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy thừa nhận có sự bất đồng trong quan điểm và do xuất phát từ quan điểm đấu tranh ở trong nước và hải ngoại có khác nhau. Một phần nữa cũng do nhiều vấn đề trên thực tế đã không diễn ra như bà suy nghĩ. Đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc đấu tranh trong môi trường mới có phần bị giảm sút:
“Trên con đường chính trị thì sự dối trá – bóng tối không thể đi xa được. Mình biết là bát nước công đức, cái quỹ Cây mùa xuân bị sóng sánh ra rất nhiều, đáng buồn là bát nước công đức ấy bị đổ vào cái túi để mà nuôi một bộ máy cồng kềnh. Mà họ có làm việc đâu, luôn luôn đưa ra hết các chính sách nọ đến chính sách kia nhưng cuối cùng cho qua hết và tiêu hết sức phung phí các đồng tiền nhận được ấy.”
Trường hợp mới nhất là TS luật Cù Huy Hà Vũ, người ta tin ông cũng không ngoại lệ nghĩa là phải lo cuộc sống trước mắt cho bản thân và gia đình, kế đến tiếng nói của ông không còn tác động hiệu quả như khi còn trong nước do đó nhiệt huyết đấu tranh chắc chắn sẽ giảm sút tới chỗ ngừng hẳn. Tuy nhiên làm sao có thể buộc những người tranh đấu tiếp tục như khi còn trong nước trong khi vũ khí chính của họ là không gian tranh đấu đã bị tước đoạt?
Con đường đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam là một con đường đầy chông gai, nó đòi hỏi sự can đảm và lý trí của những người tham gia tranh đấu. Việc ra đi tỵ nạn chính trị cũng vậy, nó cũng vô cùng khó khăn với nhiều trở ngại mà ít ai có thể hình dung được. Đó không phải là con đường trải đầy hoa hồng như nhiều người nghĩ.
Anh Vũ,
thông tín viên RFA
Theo RFA