Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

"Quốc Tổ" của Việt Nam hiện đại là ai?

Trương Nhân Tuấn
Quốc tổ không phải là người « đẻ » ra dân tộc mà là người « dựng » lên đất nước. Quốc tổ chớ đâu phải tiên tổ. Quốc ở đây là nước.
Người dân tộc gốc Hmong, gốc Nùng, Dao, Thái... ở thượng du Bắc Việt có phải là người Việt hay không?
Người dân tộc gốc Ba Na, Hrê, Mnong... ở Tây nguyên có phải là người Việt hay không?
Người Khmer, người Chăm... có phải là người Việt hay không? Vân vân và vân vân.
Những người thuộc các dân tộc nói trên đều là công dân Việt (có quốc tịch Việt Nam). Những dân tộc, như dân Chăm, Khmer, các dân tộc ở Tây nguyên... đã sinh sống, an cư lạc nghiệp ở địa phương đó, nếu không nói quá, có thể trước cả vua Hùng lập quốc (nước Văn Lang).
Trong khi đó, trước nước Văn Lang (của vua Hùng), tổ tiên người Việt cũng đã có « nước » rồi (văn hóa Phùng Nguyên, Đông sơn v.v...; nhà Hồng Bàng, nước Xích Quỹ...)!
Và nói « quốc tổ » VN là vua Hùng, thì « nước » của vua Hùng này chỉ ở châu thổ sông Hồng mà thôi! Mặt khác, « nước » của vua Hùng đã mất vào tay người Tàu cả ngàn năm. Sau một ngàn năm, đất nước đó còn lại cái gì?

Chúng ta (người Việt gốc) vui chơi, mừng ngày giỗ tổ, trong khi một bộ phận lớn công dân Việt đứng ngoài cuộc. Người trong cuộc càng vui chơi, người ngoài cuộc càng xa cách.
Vì vậy cần tương đối hóa ý nghĩa của ngày « giỗ tổ », để giữ chất keo liên kết giữa những người dân sống trong một nước.
Có ngày giỗ « quốc tổ » là đúng. Mà người Việt Nam có nhiều « quốc tổ » chứ không phải chỉ có vua Hùng.
Ngô Quyền cũng là một vị « quốc tổ », vì đã dành lại độc lập cho dân Việt sau 1 ngàn năm đô hộ.
Gia Long, Minh Mạng... cũng là những vị « quốc tổ ». Nếu không có những vị vua này thì đất nước Việt Nam chỉ ngừng ở Đèo Ngang.
Nếu tôn vinh, thờ phụng vua Hùng mà không tôn vinh những người có công mở nước và dựng nước, như Ngô Quyền, Gia Long, Minh Mạng... ta thấy có công bằng hay không?

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"