Lão Móc
Dẫn nhập: Nghị quyết 36 của CSVN
được công bố vào năm 2004 với người thực hiện đầu tiên tại hải ngoại là
Nguyễn Đình Bin, Thứ Trưởng Ngoại Giao VC với "Quỹ Yểm Trợ Người Việt
Nước Ngoài" hàng tỷ Mỹ kim. Nhiệm kỳ kế tiếp là Lê Công Phụng và hiện
nay do Nguyễn Thanh Sơn chỉ đạo.
So với hai người tiền nhiệm, Nguyễn
Thanh Sơn là kẻ đã gây tác hại nhiều nhất cho cộng đồng người Việt Quốc
Gia Tỵ Nạn cộng sản tại hải ngoại vì tên này đã chiêu dụ được “những cựu sĩ quan QLVNCH bạc đầu, đen óc”
như Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Đạc Thành, những trí thức hoạt đầu như
Hoàng Duy Hùng, Ngô Thanh Hải và những tên tay sai giấu mặt.
Bài viết này xin trình bày những việc làm của mấy ông trí thức "bạc đầu, đen óc” như Lê Xuân Khoa, Bùi Nhật Tiến, Phó Bá Long.
*
Cách đây 10 năm, ngày Chủ Nhật 17-10-2004, tại phòng sinh hoạt của nhật
báo Người Việt, ông Lê Xuân Khoa đã ra mắt tác phẩm "Việt Nam 1945-1995 -
Tập I" mà ông là tác giả.
"Tác giả "Việt Nam 1945-1995, Tập I", sau đó đã tóm tắt lại cách nhìn
của ông đối với vấn đề Việt Nam. Theo ông, ước muốn của mọi người trên
thế giới này đều như nhau, đó là mong ước được thấy sự lớn mạnh, giàu có
của đất nước mình. Muốn nhìn về tương lai sáng sủa đó, chúng ta phải
làm một công việc hết sức bình thường là nhìn lại quá khứ, phải trả lại
cho lịch sử sự thật của nó, cho dù trước đây hai bên có bóp méo sự thật,
thay đổi lịch sử cho phù hợp với đường lối tuyên truyền thì khi kết
thúc cuộc chiến tất cả phải trả lại sự thật cho lịch sử.
Giáo sư Khoa đưa ra hình ảnh hòa giải sau cuộc chiến tranh Nam-Bắc của
Hoa Kỳ mà hành động di dời tất cả những ngôi mộ của các chiến sĩ Nam-Bắc
trong trận nội chiến về chôn chung trong nghĩa trang Arlington với lời
thơ:
"Dưới nấm mộ này là hồn Nam, dưới nấm mộ kia là hồn Bắc.
Tất cả được chôn chung bằng thân thể nhuộm đầy máu đỏ…”
và ông cũng so sánh hình ảnh này với hai câu thơ của Tô Thùy Yên được tác giả chọn in ở trang đầu:
"Quen, lạ, bạn thù chung giấc ngủ
Chung lời thương tiếc khắc trên bia."
Giáo sư Khoa cũng đề cập tới hai trường hợp hàn gắn sau chiến tranh của
Mỹ-Nhật và Mỹ-Đức ngay sau khi cuộc chiến chấm dứt và cả hai quốc gia
Đức-Nhật đều mau chóng phục hồi vết thương, ít ra là trên phương diện
kinh tế.
Quay sang Việt Nam, giáo sư Khoa đặt ngay một câu hỏi cho cử tọa và chính ông: "Vậy đến bao giờ thì Việt Nam mới thật sự hàn gắn? Hàn gắn với Hoa Kỳ? Hàn gắn với khối người tỵ nạn đã bỏ nước ra đi?" ( Tuần báoViệt Mercury số 300, ngày 22-10-2004).
Qua phần tóm tắt về tác phẩm "Việt Nam 1945-1995" của ông Lê Xuân Khoa,
ai cũng thấy rõ là ông Lê Xuân Khoa muốn kêu gọi người Việt Quốc Gia tỵ
nạn cộng sản tại hải ngoại hãy xóa bỏ hận thù để hòa hợp hòa giải với
nhà cầm quyền Việt Cộng để xây dựng đất nước giàu mạnh.
Thực ra không phải tới bây giờ ông Lê Xuân Khoa mới lên tiếng công khai
kêu gọi xóa bỏ hận thù, hoà hợp hòa giải. Vào ngày 15 tháng 3 năm 2004,
bán nguyệt san Ngày Nay số 522 ấn hành ở Houston, Texas có in một bài
viết của ông Lê Xuân Khoa với cái tựa dài lòng thòng như sau: "Vấn đề
trước mặt: Sau gần 30 năm cuộc chiến huynh đệ tương tàn chấm dứt Để
Tiến Tới Quan Hệ Bình Thường Giữa Người Việt Hải Ngoại Và Việt Nam."
Theo nhà văn Hoàng Hải Thủy thì "hình như không có sự lương thiện trong cái tên bài"…
"Để tiến tới quan hệ bình thường giữa người Việt hải ngoại với Việt
Nam". Không thể có "sự quan hệ giữa một số người với một quốc gia…"
Người quan hệ với người, quốc gia quan hệ với quốc gia, như Tư bản Hoa
Kỳ quan hệ với Cộng sản Việt Nam, người Việt hải ngoại chỉ có thể quan
hệ bình thường hay không bình thường với bọn đảng viên Cộng sản Việt
Nam. Và nhà văn Hoàng Hải Thủy đề nghị tên của bài xướng thuyết của ông
Lê Xuân Khoa phải là: "Để Tiến Tới Quan Hệ Bình Thường Giữa Người Việt Hải Ngọại Và Người Việt Cộng Sản Việt Nam."
Trong bài viết, ông Lê Xuân Khoa viết rõ ý kiến của ông là "người Việt
hải ngoại phải quên căm thù bọn Việt Cộng để cùng bọn Việt Cộng xây dựng
quê hương". Trong bài viết đăng trong 3 số báo, báo Ngày Nay đã trích
đăng riêng đoạn ông Lê Xuân Khoa viết bằng hàng chữ in đậm như sau:
"…Gần ba mươi năm sau cuộc nội chiến, thái độ tự hào của kẻ chiến
thắng cũng như niềm thù hận của kẻ chiến bại đều không còn lý do nuôi
dưỡng."
Nhà văn Hoàng Hải Thủy đã có một bài viết lên tiếng về bài viết của giáo
sư Lê Xuân Khoa được đăng tải trên bán nguyệt báo Ngày Nay.
Khi đưa ra hình ảnh hòa giải sau cuộc chiến tranh Nam, Bắc của Hoa Kỳ
với việc di dời tất cả những ngôi mộ của các chiến sĩ về chôn chung
trong nghĩa trang Arlington, không biết ông giáo sư Lê Xuân Khoa có đọc
quyển "Việt Nam sau 10 năm” của ký giả Tim Page, để biết là ở sau
trang 100 là hình mộ bia của chiến sĩ nằm ở Nghĩa trang Quân đội Thủ
Đức bị đâm thủng cả hai con mắt với lời chú thích "mộ chí của quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tại nghĩa trang quân đội bị lăng mạ”. Kế tiếp là bức ảnh to của một người mù cả hai mắt đang ngửa tay xin tiền với lời chú giải "người lính của chế độ cũ, mù lòa, không được cấp dưỡng, đang ăn xin bên ngoài nhà thờ Ban Mê Thuột sau buổi lễ Chủ Nhật".
Nơi trang 113 là hình ảnh một người đàn ông lưng trần mặc quần đùi đen
rách đít, lòi mông, chân bị băng bó, đang nằm ngủ trước bậc thềm gạch
của một căn phố, không mền chiếu, với lời chú thích phía dưới "vừa được thả từ trại cải tạo, vô gia cư trên đường Đồng Khởi (trước là đường Tự Do) tại thành phố Hồ Chí Minh."
Và, cho đến hôm nay, "Nghĩa trang Quân đội QLVNCH" chỉ còn trong trí nhớ
của những người dân miền Nam và những người Việt Quốc Gia tỵ nạn Cộng
Sản. Người lính Việt Nam Cộng Hòa chết chôn dưới mồ, nhà cầm quyền Việt
Cộng còn lôi lên để giết thêm lần nữa để thỏa mối hận lòng chưa phỉ, nói
chi đến việc xóa bỏ hận thù với những người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng
sản là những người mà đã có thời những người cầm quyền của Hà Nội gọi là
bọn đĩ điếm, trộm cướp, bọn phản bội tổ quốc.Việc chỉnh trang "Nghĩa
trang Quân đội QLVNCH" đã được một số người Việt hải ngoại đề cập đến
khi tiếp xúc với Thứ trưởng VC Nguyễn Đình Bin khi ông này qua Mỹ công
bố "Quỹ Yểm Trợ Người Việt Nước Ngoài" và ban lệnh cho bọn tay sai ra
sức đánh phá cộng đồng. Đề nghị với đầy thiện chí hòa hợp, hòa giải để
xóa bỏ hận thù này đã bị lờ đi một cách phũ phàng. Những người lãnh đạo
đảng CSVN chỉ kêu gọi xóa bỏ hận thù, hoà hợp hòa giải trên đầu môi,
chót lưỡi để cứu nguy chế độ, chứ chưa bao giờ họ tỏ ra thực tâm hòa
giải hòa hợp với người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản. Hà cớ gì một người
di tản ngay từ tháng 4 năm 1975, một người được định cư tại Hoa Kỳ với
tư cách tỵ nạn chính trị như ông giáo sư Lê Xuân Khoa lại lớn tiếng kêu
gọi người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản hãy xóa bỏ hận thù để cùng với
bọn VC xây dựng đất nước, còn hơn cả chúng nó kêu gọi?
Một người như "luật sư" Trần Văn Tạo trong phái đoàn của Thứ trưởng
Ngoại giao VC Nguyễn Đình Bin phát biểu "người Việt hải ngoại thù dai ai
nghe cũng thấy chướng tai, hà cớ gì một người" chức trọng, quyền cao"
trong hai chế độ Đệ nhất, Đệ nhị Cộng Hòa Miền Nam, ra hải ngoại nhiều
năm tiếp tục hưởng "fund" của người tỵ nạn qua "Trung Tâm Tác Vụ Đông
Dương" (SEARAC) như ông giáo sư Lê Xuân Khoa lại đi kêu gọi người Việt
Quốc Gia tỵ nạn cộng sản xóa bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải với VC để cùng
nhau xây dựng đất nước còn hơn cả bọn VC chúng nó kêu gọi?!"
Về chuyện ông giáo sư Lê Xuân Khoa dẫn chứng việc các nước Đức, Nhật sau
chiến tranh với Mỹ "đã nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và đã
mau chóng hồi phục ít ra là trên phương diện kinh tế" có lẽ ông giáo sư
Lê Xuân Khoa nên "dâng" sáng kiến này lên nhà cầm quyền VC ở trong
nước, may ra họ sẽ nghe theo lời của ông giáo sư để đất nước được khấm
khá hơn!
Cách đây 23 năm, năm 1991, cũng có một ông giáo sư và là một nhà văn là
ông Bùi Nhật Tiến. Ông nhà văn đã từng đoạt giải thưởng Văn Chương Toàn
Quốc thời Việt Nam Cộng Hòa, đã cùng một số nhà văn ở hải ngoại in lại
các bài viết của một số nhà văn "phản kháng" ở trong nước. sau khi phát
hành ở hải ngoại, ông nhà văn Nhật Tiến đã mang sách "Trăm Hoa Vẫn Nở
Trên Quê Hương" về Việt Nam, trong sách có đoạn viết:
"Chúng tôi vẫn thao thức với vận mệnh đất nước. Dù ở trên phần đất
nào, trong hay ngoài quê hương, dù định kiến chính trị khác nhau như thế
nào, qua lời các anh chị, chúng tôi vẫn thấy chúng ta vẫn còn nhiều
điểm tương đồng.”
Tờ Quân Đội Nhân Dân xuất bản ngày 18 tháng 5 năm 1991, đã trả lời rằng
những người thực hiện cuốn Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương viết như vậy "thật
là lố bịch, những kẻ đã từng làm bồi bút phục vụ chủ nghĩa thực dân mới
của Mỹ ở Việt Nam trước đây, khi nhân dân phá bỏ chế độ thực dân năm
75, thì chạy trốn ra ngoài sống lưu vong, tiếp tục phản bội lại lợi ích
dân tộc. Họ đã tự nguyện nhận tiền, nhận vàng, đô la của các thế lực
quốc tế, tự nguyện làm công cụ thực hiện mọi mưu đồ chính trị đen tối
cho chúng, nay lại tự nhận mình là bạn đồng hành đi tìm tự do, dân chủ
với những người cầm bút trong nước, những người đã vào sinh ra tử với sự
sống còn của dân tộc trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ."
Thật là đau đớn! Thật là bất ngờ! Những người đầy "nhiệt tình hòa hợp,
hòa giải" như nhà văn Nhật Tiến và những-người-cùng-đi-một-đường với ông
ta, thì người Cộng sản chỉ coi họ là bọn hôi mùi thực dân đế quốc, nay
dù có trở cờ cũng không xứng đáng đi đồng hành để tìm tự do dân chủ!
Chuyện lạ là dù bị chê bai "hôi mùi thực dân, đế quốc" khi xin được đồng
hành với những người cầm bút ở trong nước đi tìm tự do, dân chủ, nhưng
đến năm 2004, ông nhà văn Nhật Tiến lại phát biểu y chang như giọng điệu
của (cựu) Thủ Tướng VC Phan Văn Khải. Trong quyển "Nếu Đi Hết Biển” do
cán bộ VC Trần Văn Thủy thực hiện, ông giáo sư, nhà văn Nhật Tiến chê
bai người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản là "những cái đầu đong đá”. Ông
giáo sư, nhà văn có "cái đầu chảy re” Nhật Tiến (nói theo cách nói của
nhà văn Hoàng Hải Thủy) kêu gọi VN bây giờ chưa cần tới tự do, dân chủ
mà nên "ổn định và phát triển" thì tự nhiên dân chủ, tự do sẽ đến (sic!)
- y chang như (cựu) Thủ Tướng VC Phan văn Khải đã kêu gọi.
Xin kể lại chuyện này để tặng ông giáo sư Lê Xuân Khoa, người đã tự cho
mình là "ngoài tài năng, tác giả còn có cái tâm rất tha thiết với Việt
Nam, tất cả công trình của ông là đi tìm những bài học cho cá thế hệ bây
giờ và mai sau, để tránh những đau thương của quá khứ và xây dựng thành
công một nước Việt Nam phú cường và văn minh” (Một số dư luận báo chí
về cuốn sách "Việt Nam 1945-1995" bài viết của Lê Xuân Khoa, nhật báo
Việt Nam Tự Do, Thứ Sáu, Chủ Nhật 16&17-10-2004).
Năm 1993, tại Đại hội Việt kiều tại thành phố Sàigòn, cũng có một ông
giáo sư là ông giáo sư Phó Bá Long. Ông giáo sư này đã làm thơ con cóc:
"Mười tám năm rồi các bạn ơi
Lòng tôi chua xót dạ bồi hồi…"
Làm thơ con cóc xong rồi thì ông giáo sư "bạc đầu, đen óc" này đã làm
một việc hết sức đốn mạt là kính xin Võ Văn Kiệt lúc đó là Thủ Tướng VC
ban một cái lệnh đại xá cho tất cả những người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng
sản tại hải ngoại. May quá! Ông Thủ Tướng VC chưa có ban lệnh đại xá
thì, ông giáo sư Phó Bá Long đã ba chân, bốn cẳng chạy tuốt qua
Kampuchea và sau đó trở về Mỹ và nghe đâu đã im hơi, lặng tiếng từ bay
đến nay. Nghe đâu mới đây ông giáo sư "bạc đầu, đen óc" này đã qua đời
lại có một ông cựu luật sư viết bài ca tụng theo cái kiểu áo thụng vái
nhau!
Người viết không có ý so sánh việc kêu gọi người Việt hải ngoại xóa bỏ
hận thù, hoà hợp hòa giải với VC để xây dựng đất nước của ông giáo sư Lê
Xuân Khoa với những việc làm đốn mạt của hai ông giáo sư "bạc đầu, đen
óc" Bùi Nhật Tiến, Phó Bá Long. Một ông thì bị VC viết ra giấy trắng,
mực đen chê là "bọn hôi mùi thực dân, đế quốc" vậy mà vẫn ôm lấy đít của
bạo quyền mà hít lấy, hít để, tuyên bố nhu cầu của đại đa số nhân dân
trong nước bây giờ là ổn định và phát triển chứ không phải dân chủ hay
nhân quyền gì hết. Một ông thì làm chuyện thày lay là đi kính xin VC nó
ban cho một lệnh đại xá. Người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản có tội tình
gì mà ông giáo sư lại đi làm chuyện ruồi bu.!?
Người viết cũng xin không đề cập đến chuyện trong buổi ra mắt sách của
ông giáo sư Lê Xuân Khoa được tổ chức vào ngày 23-10-2004 tại hí viện Le
Petit Trianon tại San Jose, Ban tổ chức đã không chấp nhận chuyện chào
cờ, dù trước đó, theo lời ký giả Cao Sơn (đã chết năm rồi) thì: "Cách
nay vài hôm người của ban tổ chức nhờ tôi tìm địa điểm, tôi bằng lòng
giúp. Ban tổ chức đã giao ước là có phần chào cờ Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng
hòa và phút mặc niệm trong phần nghi thức khai mạc. Ban tổ chức đã nhờ
tôi cung cấp hai lá cờ nói trên và hai dĩa thu hai bản quốc ca Hoa Kỳ và
VNCH. Tôi đã chuẩn bị đầy đủ đây, vậy tại sao lại hủy bỏ việc chào cờ
vào phút chót?"
Theo tường thuật của báo Sàigòn USA thì, sau đó, ngoại trừ đại diện của
báo Việt Mercury, còn tất cả ký giả báo Việt ngữ khác cùng một số đồng
hương đã bỏ ra về. Cũng theo báo này tường thì, "ông Lê Viết Cảnh, tự
nhận mình là trưởng ban tổ chức đã nói qua máy phóng thanh để giải thích
việc không chào cờ như sau: "Thưa quý vị, quý chú bác, anh chị, ban
tổ chức chúng tôi rất cám ơn quý vị đã bỏ thì giờ để đến tham dự lễ ra
mắt tác phẩm Việt Nam 1945-1995 hôm nay. Tôi nghĩ tất cả mọi người hiện
diện tại đây hôm nay đều là những người trí thức, quý vị là khách, chúng
tôi là chủ, việc tổ chức lễ ra mắt sách của bác Khoa có thể xem như là
việc nội bộ của gia đình chúng tôi. Do đó quý vị không có quyền gì đòi
hỏi chúng tôi phải làm việc này, việc nọ, chào cờ hay không chào cờ". Khi có người nêu ý kiến: "Xin giải thích tại sao hủy bỏ lễ chào cờ như chương trình đã công bố?" thì ông trưởng ban Lê Viết Cảnh, người của tổ chức Pacific Links Foundation, đã trả lời rất xấc xược như sau: "Ở đây không phải là cái chợ mà muốn hỏi gì thì hỏi, muốn đòi gì thì đòi."
Ông giáo sư Lê Xuân Khoa không thể trả lời là: "… vấn đề hủy bỏ
nghi thức chào cờ hôm nay hoàn toàn tùy thuộc ban tổ chức, thật tình tôi
không được rõ", bởi vì chính ông giáo sư Lê Xuân Khoa ký tên thay mặt
ban tổ chức trên thiệp mời đăng trên các báo.
Việc hủy bỏ chào cờ vàng ba sọc đỏ, hát quốc ca khiến người ta nhớ đến chuyện bà Ngô Thị Hiền
của tổ chức Ủy Ban Tự do Tôn giáo yêu cầu đồng bào dẹp cờ vàng ba sọc
đỏ mà chỉ cầm cờ Mỹ khi biểu tình phản đối việc Thượng nghị sĩ John
Kerry dìm chết dự luật nhân quyền.
Chuyện này cũng khiến người ta nhớ đến việc nhóm Thông Luận cắt nghĩa
việc tạm dẹp lá cờ vàng ba sọc đỏ để hòa hợp hòa giải với ai đó khi nhóm
này tổ chức ra mắt sách tại San José.
Có người biết chuyện cho chúng tôi biết là nhóm Pacific Links Foundation
có liên hệ với nhóm VNHelp của bà kỹ sư Đỗ Anh Thư (người cùng với Vũ
Đức Vượng được VC vinh danh là "Việt kiều yêu nước" năm 2006); do đó,
không có gì ngạc nhiên khi buổi ra mắt sách của ông giáo sư Lê Xuân Khoa
nghi thức chào cờ, hát quốc ca VNCH và phút mặc niệm bị hủy bỏ, mặc dù
trước đó người của ban tổ chức có hứa với ký giả Cao Sơn khi nhờ ông này
đi tìm dùm địa điểm.
Bác sĩ Trần văn Tích, trong bài viết có tựa đề "Di họa Cộng Sản"
đã đưa ra những tài liệu, dẫn chứng về việc hai nước Tây Đức và Đông
Đức đã tái thống nhất từ ngày 3-10-1990 đến nay mà vẫn chưa có sự hòa
hợp hòa giải được giữa người dân hai miền Đông Đức và Tây Đức. Sau khi
đã đưa ra những dẫn chứng, trong cuối bài viết, bác sĩ Trần Văn Tích đã
viết như sau:
"Cựu Thủ Tướng Tây Đức Helmut Schmidt đã tìm cách hãm bớt niềm lạc
quan vào những năm thuộc thập niên 90 khi nhiều người Đức hoan hỉ, phấn
khởi nghĩ đến một tương lai màu hồng đang chờ đợi quốc gia hợp nhất của
dân tộc Nhật nhĩ man. Ông thận trọng tuyên bố rằng tiến trình hòa hợp
thống nhất phải trải qua nhiều thế hệ và ít nhất cũng đòi hỏi một thời
gian dài bằng thời gian chia cắt hai nước Đức.
Đã đổ ra hơn một ngàn tỷ Âu kim, đã chờ đợi gần bằng thời gian luân
lạc của cô Kiều, và mặc dầu đang nắm toàn quyền hành chánh chính trị,
chế độ dân chủ vẫn chưa hòa hợp hòa giải được người dân hai miền nước
Đức chỉ vì đại họa cộng sản còn lưu lại quá nhiều dư chứng tai hại.
Như vậy làm thế nào hòa hợp hòa giải được giữa tự do và độc tài, giữa
quốc gia và cộng sản, giữa thiện và ác một khi quyền lực cai trị còn
trong tay cộng đảng như ở Việt Nam?
Những kẻ đang mơ tưởng hay hô hào hòa hợp hòa giải dân tộc chung qui chỉ là những kẻ vừa đần độn vừa hèn nhát."
Xin mượn kết luận bài viết "Di họa cộng sản" của bác sĩ Trần Văn Tích để kết luận bài viết này.
Lão Móc