Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Chết dưới tay Trung Quốc (hay thư cho TS Lê Minh Thịnh)

Nguyễn Duy Vinh

Thịnh thân mến,
Tôi phải xin phép Thịnh [1] ngay cho tôi được mượn tựa đề quyển sách do Thịnh chủ trương phiên dịch vừa được in ra gần đây để tôi được nói về một cái chết khác dưới tay Trung Quốc. Xin nói ngay với các độc giả là tôi sắp nói về cái chết dần mòn gây ra bởi sự đốt than khí vô trách nhiệm rất trầm trọng của Trung Quốc, một sự đốt than đã đưa nước này vào danh sách của 7 nước có tội gây ô nhiễm không khí lớn nhất đối với quả đất thân yêu của nhân loại.
Trước khi đi vào thống kê của 7 nước vừa nói đến, chúng ta, dân Việt Nam trong nước, sẽ lãnh đủ vì hai lý do: 1. chúng ta nằm sát nách Trung Quốc và không khí (ô nhiễm) khi có gió thuận muốn bay sang nước ta, “chúng nó” sẽ không cần hộ chiếu hay thông hành gì cả, 2. việc đốt than để phát điện tại TQ có liên hệ trực tiếp đến sự vận hành của nền kinh tế, công nghệ, thương mại cũng như các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Trước tiên xin các bạn đọc lại bài viết của tôi trên boxitvn [2] để biết tại sao quả đất đang bị hâm nóng. Sau khi hiểu được nguyên tắc vật lý của sự hâm nóng này, tôi mời quý vị đọc bài báo vừa được đăng trên mạng sáng nay của đại học Concordia. Một nghiên cứu có phẩm chất cao của Giáo Sư TS Damon Matthews của đại học Concordia đăng hôm 15 tháng 04 năm 2014 [3] đưa ra những kết luận mới cho thấy hai nước Trung Quốc và Hoa Kỳ đứng đầu 7 nước sản xuất 60% của tổng số thán chất CO2 gây ra sự hâm nóng quả đất.
Giáo Sư Matthews đã “lên án” thẳng thắn hai nước Mỹ và Trung Quốc [4] đứng đầu danh sách 7 nước này (gồm có Mỹ, Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ, Đức, và Anh Quốc). Riêng đại cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới là nước Mỹ lãnh trách nhiệm trong việc làm tăng nhiệt độ trung bình của quả đất tới 0.15 độ Celsius (xin đọc bài số [2] để hiểu rõ về nhiệt độ trung bình này). Trông thì ít đấy (0.15 độ C) nhưng con số này đại diện cho 20% của tổng số các chất gây ra sự hâm nóng toàn cầu.
Sau đó đến Trung Quốc. Với tổng số than khí CO2 đưa vào bầu khí quyển vì sự đốt than để phát điện khắp nơi trên nước này (cũng là cường quốc kinh tế đứng thứ nhì trên thế giới sau Mỹ), sự đốt than ở Trung Quốc chiếm 70% của tổng số nhiên liệu được chế tạo từ những nguồn khác nhau (như thủy điện, nhà máy dùng hạt nhân v.v…) tại Trung Quốc. Kết quả của nghiên cứu mới của đại học Concordia cho thấy trách nhiệm của Trung Quốc trong việc hâm nóng toàn cầu lên đến 8% và con số này xấp xỉ ngang với tỉ lệ đóng góp của nước Nga. Nhìn vào danh sách 7 nước, chúng ta có thể ngạc nhiên tại sao những nước như Brazil và Indonesia (hạng 9), có nền kinh tế còn yếu, mà lại có sự phá phách quả đất trầm trọng như thế. Giáo Sư Matthews và nhóm của ông quy “tội phá phách” này vào sự khai khẩn đất rừng và sự lấy cây cũng như đốt cây trầm trọng trong các khu rừng rậm rạp nổi tiếng như rừng Amazonie và rừng Indonesia (rừng ở Indonesia được coi như nằm trong cái gọi là lá phổi thứ ba của quả đất sau Brazil và các rừng ở Phi Châu). Riêng Canada xứ của bạn Thịnh hiện nay đứng hạng 10 trong danh sách “phá phách quả đất” trầm trọng này.
Vấn đề rất khẩn cấp. Các nước đứng đầu bảng có trách nhiệm rất lớn đối với an sinh của nhân loại. Dĩ nhiên là nếu chúng ta bớt tiêu thụ đi và tiêu thụ có ý thức hơn sẽ giúp cho quả đất rất nhiều (xin xem phần cha ăn mặn con khát nước trong bài [2]). Bớt tiêu thụ những sản phẩm của Trung Quốc cũng là một cách. Bớt mua xe cam nhông và xe gắn máy 2 bánh của Trung Quốc cũng sẽ làm giảm việc sản xuất than khí CO2 tại Trung Quốc.
Trung Quốc mà chết thì chúng ta sẽ ngất ngư vì nhiếu lý do. Trước tiên Trung Quốc sẽ vùng lên đi tìm những nguồn nhiên liệu mới tại các nước láng giềng (chẳng hạn như chiếm các đảo ngoài khơi ở biển Đông, hoặc đem quân sang nắm giữ Miến Điện để lấy nhiên liệu của xứ này…). Thứ hai nếu TQ chết thì bao nhiêu dự án của TQ ở Việt Nam sẽ tan tành và kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng có thể đưa đến kiệt quệ. Và túng quá TQ có thể làm liều và xua quân sang chiếm Việt Nam như Nga đang làm ở Ukraine.
Nhưng hậu quả xa xôi nhất sẽ là sự dâng nước ngày càng cao của mực nước biển. Tưởng tượng chỉ 50 năm nữa thôi, nước biển có thể dâng cao lên đến từ 0.3 đến 1.0 thước, thậm chí có nhiều nhà nghiên cứu tuyên bố nước biển sẽ lên cao đến 1.5 thước. Vùng đồng bằng sông Cửu Long (như tôi đã nói đến trong bài [2]) sẽ bị xóa lấp với nước biển mênh mông bắt đầu vào năm 2060 một cách rất tiệm tiến (và cũng có thể sẽ rất đột xuất)…
Chúng ta cần nhiều nghiên cứu khoa học hơn về đề tài này. Việc tiếp tục đốt than và tiêu thụ sản xuất CO2 trên thế giới có khả năng làm tan hết những tẳng băng lớn ở Bắc và Nam Cực là chuyện chúng ta sẽ không tránh khỏi.
Những căn nhà đẹp của các đại gia Việt Nam xây ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ mất giá trong tương lai gần. Nhà của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ở miền Nam cũng sẽ không thoát khỏi thảm kịch thiên nhiên này.
Trung Quốc nếu khôn ngoan sẽ không coi thường những nước láng giềng. Chỉ có một sự cộng tác lương thiện và công bằng với các nước của ASEAN may ra mới đưa đến những giải pháp ôn hòa và có hiệu quả. Hiện nay các nước láng giềng của TQ đang bị kẹt cứng trong vấn đề ổn định kinh tế. Ai cũng chỉ mong làm giàu. Làm giàu vô tội vạ và vô trách nhiệm. Nạn tham nhũng lan tràn khắp các nước trong khối ASEAN. Từ Phi Luật Tân cho đến Indonesia, qua Việt Nam và Campuchia, không nước nào tránh khỏi nạn tham nhũng trầm trọng đang hoành hành.
Đảng Cộng Sản Việt Nam có trách nhiệm phải lên tiếng với đàn anh Trung Cộng về những khám phá khoa học mới của đại học Concordia. Các nhà lãnh đạo của Đảng và các trí thức kỹ thuật gia trong nước phải ngồi lại với nhau và tìm một cách giải quyết vấn đề phát triển kinh tế Việt Nam sao cho phù hợp với sự tôn trọng môi sinh của quả đất cũng như sự lo lắng cho vấn đề an sinh và sức khỏe của toàn dân.
Tương lai quá ư mù mịt vì các vị lãnh đạo VN hiện nay không có thì giờ và tâm huyết cho vấn đề này vì họ có nhiều vấn đề khác trầm trọng hơn phải giải quyết. Đó là chưa nói đến sự bất tài của các nhà lãnh đạo VN, mà họ lại ngoan cố không chịu thay đổi theo trào lưu tiến hóa của nhân loại. Thêm vào đó họ lại đang thần phục và quỵ lụy nước Tàu một cách vô cùng khó hiểu.
Thịnh ơi, thật nghĩ cho cùng, với tình cảnh hiện nay trong nước, trước sau chúng ta cũng sẽ chết về tay Trung Quốc. Hay nói như thi sĩ Nguyễn Bính: chỉ có Trời kíu (cứu) (we are doomed).
Nguyễn Duy Vinh (viết từ Phi Châu xa xôi đầu mùa xuân 2014)

Tài liệu tham khảo:

[1] Chết về tay Trung Quốc, quyển sách vừa do TS Lê Minh Thịnh chủ trương phiên dịch và ấn tống

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"