Nguyễn Văn Thạnh
Hôm dự phiên tòa xét xử blogger Trương Duy Nhất xong, chúng tôi thuê một taxi 7 chỗ cho 5 người đi về Lăng Cô. Có một số kẻ lạ mặt, đeo khẩu trang, chạy xe máy bám theo xe quyết liệt.
Tôi sợ có rắc rối nên có nói cho tài xế taxi biết hiện tình. Tôi nghĩ
có thể anh ta sẽ dừng xe, đuổi chúng tôi xuống, từ chối để tránh rắc
rối. Thật bất ngờ, anh tài xế nói: "Các anh yên tâm, các anh lên xe em
là khách của em. Muốn đụng vô xe, bắt các anh là phải có lệnh, các anh
vi phạm pháp luật thì phải chấp nhận. Không không (vô cớ) nhào vô đánh
khách em là không được, em sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ các anh. Em
phải có trách nhiệm với khách chứ. Em còn giữ tiếng để làm ăn...."
Tôi nghe mà lòng rất vui. Đến nơi chúng tôi trả cho anh 450k, nhưng rất hài lòng.
Đất nước này, nếu ai cũng có tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo vệ
công lý, bảo vệ uy tín làm ăn thì xã hội này đâu đến nỗi nát bét như thế
này.
Tôi chợt nghĩ đến những vị chủ nhà xua đuổi tôi như đuổi tà, những vị
chủ quán đuổi khách như đuổi hủi, thậm chí những thương hiệu lớn như
FPT, Viettel,... cũng cuối đầu trước cường quyền.
Dù là lý do gì đi nữa thì chính họ đã góp phần tạo ra một xã hội tồi tệ: luật pháp lỏng lẻo, công lý cong vênh.
Lẽ tự nhiên, chúng ta, ai cũng muốn sống trong một xã hội tốt.
Muốn vậy, mọi người dân đều phải có trách nhiệm sống cho ngay thẳng,
bảo vệ công lý, bảo vệ uy tín của mình. Không thể khom lưng trước cường
quyền rồi nại lý do này nọ.
Suy cho cùng, một xã hội xấu hay tốt là do chính con người quyết định và cũng chính họ thụ hưởng.