Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Anh Kiên Huế: Để VN phát triển, không cần dân chủ, tự do, nhân quyền.

Bình loạn: Đọc ý kiến sau trên blog Hiệu Minh thì chỉ hai điểm 1, 2 mà Kiên Huế đề nghị là những gì mà thể chế VNCH đã thực hiện trong giai đoạn phôi thai của một chế độ dân chủ, không may nó đã bị phá vỡ bởi cuộc chiến tranh do những người cộng sản nhân danh "thống nhất đất nước" , nếu không thì ngày nay miền Nam đã hơn cả Singapore và Hàn Quốc, và không phải chờ 3 thế hệ nữa. Đáng buồn thay bây giờ lại quay lại 50 năm trước rồi chờ thêm 3 thế hệ nữa. 


Đây là comment của anh Kiên Huế phản hồi trong bài Điều không lý giải về Tư bản. Tôi đăng lên thành entry. Theo anh Kiên Huế thì để VN phát triển cần có 2 điều kiện sau
  1. Không có dân chủ nhân quyền tự do báo chí gì sất, trái lại cần 3 thế hệ nữa, có học đàng hoàng, trình độ học vấn phải đủ cao, cày như trâu, có thể chết trên xe điện vì kiệt sức như nhân viên người Nhật thập kỷ 70, hay có thể bị quản như trâu bò và vắt kiệt sức như trong các xí nghiệp Hàn Quốc, hoặc không thể làm tình và đẻ con nổi như người Singapore hiện nay.
  2. Phải xuất hiện 1 Lê Duẩn thứ 2, nhưng tài giỏi về kinh tế như Lý Quang Diệu điều hành đất nước.
Nếu không có cả 2 điều trên cùng một lúc hay xuất hiện muộn , thì càng muộn, Việt Nam càng tiếp tục lặn hụp.
Định làm ngơ, nhưng thấy bà con rơi vô bẫy chữ nghĩa của HM dễ dàng quá, bèn, xin lỗi sếp tư bản 10 phút nhé (đang trả lương cho mỗi phút làm việc của mình), để phóng vài câu ngứa mồm dưới đây:
1. Tác giả không phân biệt CNTB, CNCS giữa 2 khái niệm: một là nội hàm là của một học thuyết kinh tế-xã hội, hai là các thực thể chế độ nhân danh các khái niệm trên. Các thực thể xã hội này chưa bao giờ xây dựng được 1 xã hội hoàn toàn theo đúng nội dung của các học thuyết trên, ngay cả các nước Bắc Âu ngày nay cũng là 1 sự kết hợp giữa nguyên tắc thị trường quyết định (TBCN) và nhà nước phúc lợi xã hội (ảnh hưởng sâu nặng bởi các lý thuyết XHCN).
2. Tất cả những nước mà tên gọi gắn liền với cụm từ XHCN blabla… đều trước tiên nắm lấy học thuyết CNCS như một vũ khí đấu tranh để, trước tiên, giải phóng dân tộc khỏi tình trạng thuộc địa (Việt Nam) hay nửa thuộc địa (Nga-Trung đầu thế kỷ XX).Nghĩa là, các cuộc cách mạng mà sau đó dẫn đến sự hình thành chế độ có khẩu hiệu XHCN đều trước tiên là các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Nghĩa là tìm lại nước (bị mất) trước, rồi mới tính chuyện dựng lại nhà (đã tan vì nước bị mất trước đó). Hầu hết nếu không muốn nói là tất những đất nước này trước đó đều trong trạng thái nô lệ, mà kẻ chiếm đoạt không ai ngoài thế giới phương Tây.
3. Dĩ nhiên nói vậy tức là thừa nhận sự vượt trội của các xã hội phương Tây, thiết kế dựa trên nguyên tắc TBCN (tất cả mọi nguyên tắc điều phối sự vận hành xã hội đều dựa vào đấng cứu thế duy nhất: đồng tiền), đã mang lại ưu thế tuyệt đối để trở thành lực lượng thống trị thế giới (cho đến tận bây giờ). Nếu có chuyện “giãy chết” của các chế độ TBCN thì đúng, nó giãy để thoát thai lên 1 trình độ cao hơn, tốt hơn, và quan trọng nhất, các nước này luôn ở trong tư thế thuận lợi hơn các nước vốn là thuộc địa của nóđể chủ động cải cách, luôn ở thượng nguồn của dòng tiền, công nghệ, sức hấp dẫn văn hóa. Bởi vì đó chính vòng xoắn ốc đi lên. Cá nhân tôi không bao giờ phủ nhận điều này. Tuy nhiên điểm thuận lợi này giúp cho các nước (tạm gọi là quốc gia thượng nguồn) trong quá trình lột xác của nó ít đối mặt với những nguy hiểm từ bên ngoài như các nước có trình độ phát triển thấp hơn. Do đó, nếu các nước yếu nếu bắt chước nguyên tắc này để cải tạo xã hội, sẽ tất yếu dẫn đến nguy cơ mất quyền làm chủ quốc gia bởi các can thiệp cứng hoặc mềm, công khai hoặc gián tiếp luôn chực chờ ngay mép cửa hoặc có khi đã ở sẵn trong nhà.
4. Vì vậy trong quá trình xây dựng lại thế đứng quốc gia mong có thể tiến đến 1 vị thế an toàn trong đối sánh với các cường quốc phương Tây, chưa từng có một nước xuất thân kém phát triển nào (từ Á, Phi, kể cả Trung, Nga…) thành công mà không phải đi qua con đường máu (đúng nghĩa đen) sau đây: điều hành đất nước bằng kỷ luật sắt và hy sinh ít nhất 3 thế hệ để tích lũy đủ tiền, công nghệ trước khi nói đến dân chủ hóa bla bla bla….
Ngoại trừ Nhật là nước duy nhất chủ động cải cách ngay từ khi chưa bị phương Tây “quan sát kỹ”, các nước còn lại đều lần lượt bước qua :bàn chông”:
-Hàn Quốc ba thập kỷ độc tài, bán máu lấy tiền (đánh thuê cho Mỹ tại Việt Nam), đến tận Seoul 88 mới bắt đầu đủ nội lực để thoát ra dần chế độ phi dân chủ.
- Singapore suốt từ ngày lập quốc đến nay chưa biết đến tự do ngôn luận là gì, cho dù đã giàu gần nhất thế giới (tính trên đầu người). Xin nói luôn đây là quốc gia duy nhất trên thế giới áp dụng chế độ giam giữ không qua xét xử chỉ bằng 1 lệnh tạm giam có thể dài 10 năm và có thể là 1 án 10 tiếp nếu khi có 1 cơ hội hiếm hoi nào đó được phát biểu mà lại bày đặt chửi bới chế độ. Dĩ nhiên các đối tượng này phần lớn đều là có vấn đề về chính trị. Điều này chính đồng nghiệp người Singapore (làm quản lý BDS cho tập đoàn Capitaland) “tám” với tôi.
..Đó là những ví dụ nổi bật, trong đó ngay cả các đồng minh ruột của phương Tây mà vẫn phải đi qua “cung đường máu”: chuyên chế-độc đoán chính trị, thì làm sao nhóm các nước đối đầu trực diện như Việt Nam có thể được ban phước lành đi đến dân chủ 1 cách trơn tru trong hoàn cảnh hiện nay.
5. Tất yếu, các nước đó, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nga … đều phải áp dụng chính sách thời chiến với nhiều hạn chế để tồn tại được trong cuộc chiến tranh không nhất thiết phải có tiếng súng. Dĩ nhiên đó không hề là thiên đường XHCN như các cái loa tuyên truyền bên trong các nước này tô vẽ. Vấn đề là làm sao để vượt vũ môn.
6. Trung Quốc đánh Việt Nam để dâng công với Mỹ và phương Tây, nhưng lại bắn 2000 sinh viên ở Thiên An Môn để dập loạn trong nước, rồi mèo nào cũng xài, miễn bắt được USD. Ok, giờ tạm thoát vòng 1.
7. Liên Xô, bờm hơn hết thảy, nghe lời dụ dỗ, bán tống bán tháo toàn bộ tài sản tinh thần lẫn vật chất tích góp cả 73 năm trước đó, để làm trò hề cho phương Tây. Ở đây CNTB hay CNCS không có lỗi, chỉ những kẻ làm chính trị ngây thơ hay cáo già mà thôi. Ngay trong bài viết trước của Mr gì đó nhà văn Nga (mà HM đăng lại cách đây 2 bài) cũng thừa nhận điều đó: Liên Xô mặc dù tồi tệ lắm cũng không thể kinh hoàng như những gì người Nga phải nhận suốt 20 năm sau khi phá dỡ nó đi. Bỏ đi chế độ độc đảng, để nhận lại sự cướp phá hoang dã còn khủng khiếp hơn vạn lần kiểu miền Tây nước Mỹ, nước Nga coi như đã là cống phẩm cho phương Tây.
Dầu sao chuyện cũng đã rồi.
8. Còn Việt Nam, bị một lúc 2 tròng (Mỹ-Trung) siết cổ gần chết, la làng lên làm bạn-làm bạn… tạm thời được tha, nhưng phải nhận 1 đống rác công nghệ Tàu cùng mấy vạn cùng đinh vào ăn ngủ đụ ỉa cả chục năm qua, coi như giá phải trả. Để được gì: được tha cho mà làm ăn.

Tạm kết thế này:
Không sa đà chuyện Đông Tây, cá nhân tôi tin rằng, Việt Nam ta chỉ có thể trở nên vẻ vang nếu có điều kiện cần và đủ sau đây:
1. Không có dân chủ nhân quyền tự do báo chí gì sất, trái lại cần 3 thế hệ nữa, có học đàng hoàng, trình độ học vấn phải đủ cao, cày như trâu, có thể chết trên xe điện vì kiệt sức như nhân viên người Nhật thập kỷ 70, hay có thể bị quản như trâu bò và vắt kiệt sức như trong các xí nghiệp Hàn Quốc, hoặc không thể làm tình và đẻ con nổi như người Singapore hiện nay.
2. Phải xuất hiện 1 Lê Duẩn thứ 2, nhưng tài giỏi về kinh tế như Lý Quang Diệu điều hành đất nước.
Nếu không có cả 2 điều trên cùng một lúc hay xuất hiện muộn , thì càng muộn, Việt Nam càng tiếp tục lặn hụp.
Cuối cùng, mọi mô hình thể chế chính trị của mỗi nước chỉ có ý nghĩa khi nước đó chưa mất.
Yếu thì đừng ra gió. Nhỏ không thể làm liều.
Uckraina cần nhớ điều này.
Nếu chưa hiểu, hỏi Việt Nam.
Kiên Huế. Email: kienarch1976@gmail.com

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"