Châu Quang
Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về mặt uống bia.
Các con số cho thấy trong năm 2011, Việt Nam nhất, Thái Lan nhì và
Philippines ba về ngốn bia; nếu chỉ tính 10 nước ASEAN. Người Việt Nam
đã uống gần 2,4 tỉ lít bia trong năm đó.
Các con số do Euromonitor International đưa ra còn cho thấy Myanmar
uống bia ít nhất trong đám, chỉ có 30,4 triệu. Dung lượng bia tiêu thụ
tại các nước Myanmar, Singapore, Lào, Miên, Malaysia và Indonesia gộp
lại chỉ bằng phân nửa số 1,6 tỉ lít của các bợm nhậu Philippines.
Vào năm 2010, Euromonitor International dự báo thị trường bia Việt
Nam sẽ tăng nhanh. Năm 2009, Việt Nam nhắm hoặc ôm 1,6 tỉ lít bia, tăng
56% so với 2004.
Trước đây trong năm, công ty bia Kirin của Nhật ghi nhận Việt Nam nằm
trong danh sách 25 nước uống bia nhiều nhất thế giới, đứng hạng 3 tại
châu Á.
Trang tiếng Anh của Vietnamnet có tin “Officials getting drunk on public funds” mà khi đưa cho Google dịch thì nó bắn ra “Các quan chức bị say trên công quỹ”.
Tin này nói rằng hầu hết các quan chức Việt Nam biết uống hình như
thưởng thức niềm vui này có hơi quá đá, để lại một tác động tiêu cực đến
công việc của họ tại các cơ quan nhà nước.
Mối quan hệ giữa bia và hiệu quả công việc là hiển nhiên đối với
Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ pháp luật thuộc Bộ Y tế, khi ông thường
đi công tác đến các tỉnh xa. Ông thấy bia và rượu vang được phục vụ từ
lúc ăn sáng trở đi. Tình hình có những lúc “hưng phấn” đến độ các quan
chức của Ủy ban nhân dân xã Ga Ry chỉ có thể bắt đầu họp vào 3 giờ
chiều, nhiều người vào họp vẫn còn dấu hiệu rõ ràng về say xỉn. Ga Ry là
một trong những xã nghèo nhất trong huyện Tây Giang của tỉnh Quảng Nam.
Ở đây, số hộ nghèo dao động ở mức khoảng 73 phần trăm. Một Hai Ba, Yô!
Mì gói
Việt Nam đứng thứ tư thế giới về khoản mì ăn liền, mỗi năm người Việt mua độ 5,4 tỉ gói. Tin của Bernama trích dẫn các con số của Hiệp hội các nhà Sản xuất Mì ăn liền Thế giới (WINA) nói rằng 3 nước đứng trên Việt Nam là Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ.
Nếu tính theo đầu người thì Việt Nam đứng hạng ba, sau Hàn Quốc và
Indonesia. Tính ra mỗi năm một người Việt nuốt 56,2 gói. Người Trung
Quốc đứng hạng tư, 36 gói.
Từ 2008 đến 2012, số cầu về mì gói tăng 24% ở Việt Nam; 3% ở Trung Quốc, Indonesia; 5% ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Mức tiêu thụ ở Việt Nam hầu như năm nào cũng tăng trên 10 vì người dân dù ở thành thị hay nông thôn cũng có nhu cầu. (Có lẽ ở thành thị số lao động nhập cư và số sinh viên nghèo rất nhiều.)
Mức tiêu thụ ở Việt Nam hầu như năm nào cũng tăng trên 10 vì người dân dù ở thành thị hay nông thôn cũng có nhu cầu. (Có lẽ ở thành thị số lao động nhập cư và số sinh viên nghèo rất nhiều.)
Việt Nam có khoảng 50 nhà sản xuất mì ăn liền. Họ, gồm cả người Việt lẫn người nước ngoài, có thể cho ra lò 50 tỉ gói mỗi năm.
Nhiều công ty đang chiếm lĩnh thị trường mì gói, như Vina Acecook
Asia Foods (chiếm 20%), và Masan (chiếm 10%). Họ cũng xuất đi Mỹ, Úc,
Pháp và Canada.
Lao
Mỗi năm khoảng 18.000 người Việt chết vì bệnh lao, khiến Việt Nam
đứng thứ 12 trong số 22 nước được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) của Liên
Hiệp Quốc xác định có số người chết vì lao nhiều nhất thế giới. Tin trên
tờ Tuổi Trẻ online
nói rằng ngoài số người chết kể trên, mỗi năm Việt Nam có thêm
130.000 bệnh nhân lao mới, bên cạnh 170.000 bệnh nhân cũ. Trong số các
bệnh nhân lao, có độ 3.500 người dính loại vi trùng lao có thể kháng
nhiều loại thuốc khác nhau.
Các con số này do Bộ Y tế Việt Nam đưa ra trong hội nghị lao quốc tế tổ chức ở Hà Nội tuần trước. Báo cáo còn ghi nhận 75% số bệnh nhân thuộc giai cấp nghèo, và như vậy số người chết vì lao cao gấp đôi số người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm.
Các con số này do Bộ Y tế Việt Nam đưa ra trong hội nghị lao quốc tế tổ chức ở Hà Nội tuần trước. Báo cáo còn ghi nhận 75% số bệnh nhân thuộc giai cấp nghèo, và như vậy số người chết vì lao cao gấp đôi số người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm.
Cũng tại hội nghị ở Hà Nội, có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến lên lớp,
Việt Nam hứa sẽ phấn đấu để cắt giảm 50% số người chết và số bệnh nhân
mới vào năm 2015. Cụ thể là đến cuối năm 2015, Việt Nam sẽ chỉ còn 187
bệnh nhân trong số 100.000 dân và đẩy tỷ lệ tử vong vì lao xuống còn 18
cho mỗi 100.000 dân.
Tạm kết luận?
Qua ba mục bia, mì và lao, liệu ta có thể kết luận được chăng, người
Việt chết vì lao nhiều là vì chỉ ăn nhiều mì gói và uống nhiều bia?
Các “dư luận viên” có thể phản biện rằng kết luận này thiếu cơ sở
khoa học, khó thuyết phục. Bằng chứng là Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có
nhiều người ăn mì mà đâu có nhiều người chết vì lao đâu.
Xin thưa với các dư luận viên rằng các số thống kê về mì theo tiếng
Anh là “noodle” thì có thể họ tính luôn cả loại bún sợi to làm bằng bột
gạo mà người Hàn và người Nhật thường hay ăn và thường gọi là “udon”. Đề
nghị các bạn đang xuất khẩu lao động hợp pháp hay bất hợp pháp tại hai
nước này kiểm chứng hộ. Hai sắc dân này ăn udon có độn tùm lum với thịt
cá, chứ không phải ăn toàn mì gói, xem đó là món ăn chính, giống như dân
lao động tay chân, lao động nhập cư hay sinh viên nghèo Việt Nam vẫn ăn
để lấy no.
Tuy nhiên, có thể kết luận một cách chắc nịch rằng; trong các bảng
xếp hạng về tham nhũng, minh bạch, rủi ro doanh nghiệp, tín dụng của
quốc tế; Việt Nam luôn luôn đạt những con số lớn. Còn về những mặt như
bia, mì gói, và lao; Việt Nam luôn luôn đạt những con số nhỏ, thuộc cỡ
top ten. Vậy thì chúng ta nên ăn mừng: Một Hai Ba, Yô!
© Đàn Chim Việt