Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Hoa kỳ và châu Âu phải cầu xin sự giúp đỡ của Putin để vãn hồi tình hình Ucraina?


Tinh hình Ucraina đang u ám và có nguy cơ nội chiến và nạn cát cứ, phân chia lãnh thổ làm nhiều phần. Những quan điểm của châu Âu va Mỹ càng bộc lộ khác nhau về mục đích cổ vũ dân chủ ở quốc gia này. Người ta cho rằng mục đích của Mỹ  va Anh là muốn xúi giục và can thiệp vào quốc gia này là muốn thành lập một nhà nước thân Hoa kỳ và Anh quốc để cô lập Nga va bao vây  con gấu trắng mà họ đã thua liên tục trên chiến trường chính trị vừa qua. Còn châu Âu đứng đầu là Đức thì chỉ muốn đơn thuần là có một chính phủ dân chủ mà người dân nuớc này được tiếp nối với châu Âu mà thôi. Cho nên, nay tình hình đã vượt tầm tay khiến Mỹ va Anh không thể điều chỉnh được nữa bởi ba vấn đề lớn sau đây:
Ucraina đang trên bờ nội chiến mà đặc biệt các vùng có đông người Nga sinh sống đã kiên quyết chớp lấy cơ hội để ly khai thành lập nhà nước độc lập với nước mẹ là Nga.
Nguy cơ ly khai là không tránh khỏi và đang hiển lộ ngày một rõ ràng.
Biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội ở Simferopol, Crimea hôm 27.2.
Biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội ở Simferopol, Crimea hôm 27.2.
Báo chí châu Âu và Mỹ đang rất phập phồng đăng tải liên tục các típ về các cuộc biểu tình của người Nga ở khắp các vùng đông người Nga sinh sống khi mà tình hình ở thủ đô Kiev vừa lắng xuống, thì bạo lực giữa những người ủng hộ Nga với phe theo chính quyền mới lại bùng phát dữ dội tại bán đảo tự trị Crimea, phía nam Ukraina. Đặc biệt là ngày 27. 2, một số tay súng đã chiếm tòa nhà chính phủ và nhà quốc hội ở Simferopol, thủ phủ Crimea và sau đó là đã quản lý sân bay quốc tế. Một nhóm người có vũ trang đã chiếm được sân bay Crưm (Crimea), sau khi tòa nhà Quốc hội của khu vực tự trị này bị một nhóm người thân Nga phong tỏa và cắm cờ lên nóc tòa nhà vào ngày hôm qua va không có một lực lượng an ninh nào dám chống lại mặc du tổng thống lâm thời đã yêu cầu họ phải ngăn chặn. Rõ ràng họ biết là yéu thế, nếu can thiệp có thể sẽ dẫn đến phải đổ máu va khó có thể chống lại lực lượng ly khai này.
Trong một diễn biến khác, sau khi hết có tin đồn là ông Tổng thống vừa bị truất quyền tại Ukraina là Victor Yanukovich đã ra hòn đảoly khai, rồi ở Nga qua du thuyền v.v… nhưng cuối cùng ông đã xuất hiện trong vòng an ninh dày đặc tại Nga. Người Nga tuyên bố khi chưa có một cuộc bầu cử mới, kho ông ta chưa bị người dân truất quyền bằng lá phiếu thì ông vẫn là vị tổng thống hợp hiến.
Theo nguồn tin thân cận của ông Yanukovich, cựu tổng thống sẽ tổ chức họp báo vào ngày hôm nay (giờ địa phương) ở miền nam nước Nga ( tức vào khoảng 7h tối, giờ Việt Nam). Và biết tình hình khó đảo ngược nếu căng ông tổng thống có thể tuyên bố cho các vùng đòi ly khai được chọn lựa sự ra đi của mình thì đây là thảm họa cho các vũng còn lại của quốc gia này. Vì thế, theo một nguồn tin giấu tên của chính quyền lâm thời Ukraina vào ngày hôm qua cho biết, chính quyền này đã chấp nhận yêu cầu đảm bảo an ninh cho ông Yanukovich và không ra lệnh bắt ông nữa vì sự đỏ máu. Hiện nay, địa điểm ông Yanukovich cư trú không được xác nhận. Hiện ông tổng thống này vẫn có lực lượng quân đội hùng hậu ở các vùng uủng hộ ông. Trước đó cũng chính quyền lâm thời Ukraina đã đặt tên ông vào danh sách truy nã quốc tế và buộc tội ông thảm sát dân thường.
Giằng co chiếm trụ sở.
Theo Reuters cho biết, cửa tòa nhà quốc hội bị chặn từ bên trong, không ai có thể ra vào. Hãng Interfax dẫn lời một nhân chứng tại hiện trường nói rằng, có khoảng 60 người ở bên trong, họ đem theo rất nhiều vũ khí. Trên trang Facebook, thủ lĩnh người Tatar ở Crimea, ông Refat Chubarov viết: “Tôi được cho biết, các tòa nhà quốc hội và hội đồng bộ trưởng đã bị nhiều người có vũ trang chiếm giữ. Nhóm này chưa đưa ra bất cứ yêu sách nào”. Cũng theo ông Chubarov, nhóm vũ trang mặc quân phục không có bất cứ phù hiệu nào để nhận biết. Khoảng 100 cảnh sát tập trung bên ngoài tòa nhà này. CBS News đưa tin, một lá cờ Nga đã tung bay bên ngoài tòa thị chính, sau khi những người biểu tình hạ cờ Ukraine xuống và  không lâu sau, theo Itar-Tass, các đội tự vệ địa phương mà thành phần nòng cốt là những người dân nói tiếng Nga, đã đẩy lùi các phần tử có vũ trang và chiếm lại quyền kiểm soát tòa nhà chính phủ và quốc hội. Sau khi ổn định tình hình, các đội tự vệ di chuyển đến thành phố cảng Sevastopol.
Điều lo lắng lớn nhất của Mỹ và châu Âu cũng như chính phủ tự được dựng lên qua biểu tình chính là tình hình hiện nay ở Crimea nơi mà chủ yếu có người Nga sinh sống và đã được Liên Xô chuyển giao quyền kiểm soát cho phía Ukraina năm 1954 nơi mà có hạm đội Hắc Hải của Nga đang đóng tại khu vực này. Đây là thành trì cuối cùng của những người phản đối lãnh đạo mới của chính phủ mà biểu tình Ukraina được Mỹ và châu Âu dựng lên. Các nhà lãnh đạo mới đã lên tiếng cảnh báo về những dấu hiệu ly khai ở đây đang hình thành và khó vãn hồi vì nếu họ trưng cầu dân ý thì 70 % dân đồng ý ly khai . Trớ trêu thay cũng như cuộc biểu tình vừa qua ở Ki-Ép hiện nay khi Mỹ và phương Tây chấp nhanạ sự dân chủ và ý nguỵen của nhân dân thì họ phải đồng ý cho khu vực này được ly khai thành một nhà nước riêng. Đây là một đòn khá đau va đau đầu nhất của Hoa kỳ và châu Âu hiện nay. Như thế, còn có nhiều vùng khác cũng sẽ làm như vậy. Mạc du mới hôm qua Dự thảo nghị quyết về Ukraina nghị viện Châu Âu xem xét nội dung dự thảo nghị quyết, trong đó yêu cầu quốc hội và chính phủ tương lai ở Ukraina cần tôn trọng quyền của các dân tộc thiểu số ở nước này, trong đó có vấn đề ngôn ngữ, đặc biệt là quyền sử dụng tiếng Nga. Dự thảo cũng kêu gọi các bên tại Ukraina cũng như nước thứ ba tôn trọng và duy trì sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga ngày 26.2 cho biết, Nga sẽ có phản ứng gay gắt và không khoan nhượng đối với các vụ xâm phạm quyền của cộng đồng người Nga từ phía các quốc gia nước ngoài.
Giờ điều nguy hiểm đang làm Mỹ và châu Âu nhất là gì?
Sau nhiều tuần biểu tình và trông ngóng sự giúp đỡ can thiệp của Mỹ và châu Âu về tài chính và mọi mặt thì nay họ mỏi mòn rồi đi đến thất vọng khi châu Âu khẳng định khong thể giúp tiền cho chính phủ này, còn Đức thì lặng yên biết rằng không dại gì đưa tiền cho chính quyền của ông đấm bốc va bà tóc vàng khi xưa tham nhũng đã bị bỏ tù vừa được cứu ra. Nhưng điều lo nhất hiện nay chính là sau đay dòng người Ucraina trong đó có nhiều người đạo hoi gốc Thổ Nhĩ kỳ sẽ tràn sang Anh, châu Âu dòi xin tỵ nạn chính trị. Người ta uớc tính phải là hàng mấy triệu. đây mới là sự ớn lạnh đén xương sống của những người khởi xướng da tái sinh cách mạng Mầu da cam này. Nhiều người Ủcaina đã mua tầu để đi Mỹ. Hoa kỳ đang lo cuộc chạy trốn hợp pháp này va khó từ chối quy chế tỵ nạn của họ.
Như thế, gậy ông lại đấp lưng ông va Hoa kỳ và châu Âu chắc chắn phải cầu viện đến ông Putin trong tư thế của kẻ thua trận cay đắng. Nhưng có thể đã quá muộn chăng? Liệu ông Putin có giúp họ không thì còn phải chờ, Nhưng các vùng tự trị đang lớn dần lên và phạm vi có thể sẽ chiếm đến 1/3 quốc gia này và bao phủ là lá cờ ba mầu. Đúng là ông Putin lại thắng đòn mới ở đây như Olimpic vừa qua. Vậy Hoa kỳ va châu Âu có phải năn nỉ nhờ tổng thông Nga giúp đỡ không? Hãy chờ xem!
©  Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"