Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Câu chuyện Tây Nguyên (1): Những chiêu lừa đảo và bộ mặt địa chủ kiểu mới trong chế độ XHCN

Sau khi thực hiện xong cú "chuyển nhượng" giữa Công ty cà phê 719 và Công ty TNHH MTV Cà phê Đăk Nông. Nông trường Đăk Ngo nhanh chóng nắm trọn lòng tin của 300 hộ xã viên bằng bản Hợp đồng kinh tế "Liên kết sản xuất" trong thời hạn 30 năm.
Tháng 9/2011. Để chuẩn bị cho âm mưu chiếm đoạt toàn bộ tài sản mồ hôi nước mắt của 300 hộ dân tại đây. Công ty TNHH MTV Cà phê Đăk Nông tung ra trò lừa mị, buộc các hộ dân ký "ĐƠN XIN NHẬN KHOÁN ĐẤT ĐÃ CÓ CÂY CÀ PHÊ KINH DOANH". Trong khi thực tế cây cà phê là do dân trồng trước đó đã và đang thu hoạch!
Thời hạn "xin nhận khoán" được ghi là 05 năm. Trong đó ghi rõ mức khoán năng suất cụ thể qua các năm. Một số hộ dân do kém nhận thức, trình độ đã dính chiêu lừa đảo này ký vào đơn. Những hộ không ký thì lãnh đạo Nông trường Đăk Ngo của Công ty TNHH MTV Cà phê Đăk Nông đã GIẢ MẠO CHỮ KÝ để "hoàn tất hồ sơ". Song song với "Đơn xin nhận khoán" là bản "HỢP ĐỒNG GIAO - NHẬN KHOÁN SẢN XUẤT CÀ PHÊ" cũng với thời hạn 05 năm(!).

Toàn bộ các chứng cớ thể hiện rất rõ:
- Hợp đồng kinh tế giữa Công ty cà phê 719 với các hộ dân tháng 9/1989 nhưng nội dung là "liên kết sản xuất" không đúng nguyên tắc hợp đồng và các điều khoản vi phạm Luật đất đai; Luật quản lý hành chính. Các điều khoản thể hiện rõ sự lừa dối qua việc vận dụng "đất đai thuộc quyền quản lý của nhà nước" để trắng trợn lấy đất của dân làm của mình (tiền khai hoang đất dân phải trả).
Dùng chiêu bài "mượn mỗi hộ dân 800kg cà phê hạt" để làm vốn mua cây giống, phân bón... "đầu tư góp vốn" với dân là hành vi LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN.
- Việc chuyển nhượng, bàn giao toàn bộ đất, tài sản trên đất thuộc Nông trường Đăk Ngo giữa Công ty 719 và Công ty TNHH MTV Cà phê Đăk Nông mà không cho dân biết là hành vi trái pháp luật. Vi phạm các chuẩn mực trong Pháp lệnh về Hợp đồng kinh tế.
- Hành vi giả mạo chữ ký, tự ý thay đổi nội dung hợp đồng, điều chỉnh thời hạn từ 30 năm xuống 5 năm qua hồ sơ giao nhận khoán của Nông trường Đăk Ngo với các hộ dân tháng 10/2011 tiếp tục thể hiện sự lừa đảo có hệ thống. Bộc lộ bản chất bóc lột kiểu địa chủ phong kiến. Bất chấp và vi phạm các quyền lợi tối thiểu của người dân. Biến người dân từ đối tác hợp tác sản xuất thành nô lệ tay trắng. Tước đoạt mọi thành quả lao động của toàn bộ 300 hộ dân, không đất đai, nhà cửa, nơi cư trú...
Đến đây, khi tài liệu HỒ SƠ GIAO NHẬN KHOÁN mà Công ty TNHH MTV Cà phê Đăk Nông bị lộ do giả mạo chữ ký và những điều khoản chiêu trò đầy bất lợi, bất bình đẳng trong Hợp đồng được người dân tham vấn những người có hiểu biết, nắm rõ luật pháp phân tích. Cuộc khiếu nại đòi quyền lợi chính đáng của hơn 1,000 con người trong tình thế "sống vô gia cư, chết vô địa táng" bắt đầu gửi tới các cơ quan chính quyền địa phương Tỉnh Đăk Nông.
Lẽ ra, theo đúng trình tự Luật khiếu nại - Tố cáo, Chính quyền và cơ quan Cảnh sát điều tra phải vào cuộc. Nhưng vụ việc được đùn đẩy sang Thanh tra của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam - Cơ quan chủ quản của Công ty TNHH MTV Cà phê Đăk Nông.
Những cái hẹn vô thưởng vô phạt, những thời hạn hứa hẹn trôi dần theo thời gian kéo dài suốt từ 2011 tới nay!
Bằng cách cố tình đùn đẩy trách nhiệm, UBND Tỉnh Đăk Nông đóng cửa im lặng trước bức xúc và thiệt hại của người dân. Đỉnh điểm là tuyên bố của vị Trưởng ban tiếp dân chiều ngày 04/03/2014 ở ngoài cổng ra vào trụ sở UBND Tỉnh: "KHÔNG THÈM LÀM VIỆC VỚI DÂN" (!)
Nỗi uất hận và bức xúc khiến hơn 100 người dân quyết định nằm ngủ ngoài đường trước trụ sở UBND Tỉnh đêm 04/03/2014. Ngày 05/03/2014, trước áp lực dư luận và thái độ đấu tranh kiên quyết của người dân, lúc này Cơ quan Cảnh sát điều tra mới tổ chức họp dân tại Trụ sở tiếp dân của Tỉnh.
Tuy nhiên, cách trả lời, hứa hẹn miệng mà không có văn bản rõ ràng cùng lời đe dọa "hốt hết" của ông Hùng - Phó giám đốc Công an Tỉnh Đăk Nông đêm 04/03 và lời đe dọa "sẽ điều tra ai cầm đầu xúi giục dân khiếu kiện" của vị Trưởng phòng Cảnh sát điều tra đã khiến người dân thất vọng, phải quay lại trụ sở UBND Tỉnh, dẫn đến vụ xô xát giữa lực lượng cảnh sát bảo vệ và những người dân tại đây.
Chiều ngày 05/03/2014, Bà Nguyễn Thị Ngọc Lê - Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Đăk Nông mới ra mặt gặp gỡ và đối thoại với dân. Tại buổi làm việc này. Bà Lệ đưa ra một Công văn hỏa tốc, thúc giục Thanh tra; Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, các cơ quan chức năng vào cuộc khẩn trương giải quyết.
Kết quả cuối cùng vẫn phải chờ đợi. Mong rằng những oan khuất của 300 hộ dân sớm được giải quyết thỏa đáng!
* * *

Dân Làm Báo: Nóng: Côn an đánh người dân oan Tây Nguyên

11h 45': Tin tức từ Tây Nguyên báo về bà con khiếu kiện trước trụ sở UBND tỉnh DakNông bị đánh. Hai người phụ nữ ngát xỉu.
13h 20': Lực lượng cảnh sát cơ động và xe cứu thương xuất hiện đưa 2 người đi cấp cứu.

Cận cảnh 2 người phụ nữ dân oan sau khi bị côn an đánh.
Lúc 8h ngày 5/3/2014: Tại Trụ sở tiếp dân do cảnh sát điều tra đứng ra đối thoại. Mục đích “giải phóng” trụ sở UBND Tỉnh.
Từ 8h tới 11h20': Bà con bức xúc vì chỉ nói miệng, không đưa ra văn bản nào ngoài lời hứa “sẽ vào cuộc làm ngay” (!)
Sau đó thêm một số bà con trong rẫy ra thêm, cái trụ sở tiếp dân khoảng 45m2 trên lầu 1 không đủ chỗ cho khoảng 200 người. Bức xúc bà con kéo nhau lên trụ sở UBND Tỉnh đòi nhà cầm quyền trả lời. Nhưng ngay khi thấy bà con tới thì Công an nhanh chóng đóng cổng.
Trước đó vào lúc 11h 45' ngày 2/3/2014: Cuộc “vây hãm” bắt đầu dưới cái nắng gay gắt của Tây Nguyện. Các quan lên xe ra về thì Côn An mở cổng. Bà con hò hết đòi cán bộ làm việc, ùa vào trong nhưng bị CA chặn đẩy lui ra. Một công an đánh ngã 2 người đàn bà ngất xỉu ngay trước lằn hàng rào cổng di động của UB Tỉnh.
Sự việc bắt nguồn từ ngày 4/3/2014, hơn 300 người dân kéo tới trụ sở UBND Tỉnh Đăk Nông khiếu nại việc bị Tổng công ty cà phê lừa tiền, cướp đất của dân tại Huyện Tuy Đức. Bị công an chặn cửa không cho vào.Tối nay, bà con “đóng trại” trước cửa cửa UBND Tỉnh để sáng 5/3/2014 chờ trả lời. Bất chấp lời đe dọa của một sếp CA Tỉnh sẽ “hốt hết” nếu tụ tập ở đây.
Có những câu chuyện thật mà nghe cứ như đùa:
- Nông trường cà phê của Công ty 719 (BQP) giải thể, Tổng công ty cà phê tiếp nhận lại, thành lập Nông trường Đăk Ngo. Ký hợp đồng hơp tác với các hộ dân 30 năm. Tự ý đơn phương thay đổi hợp đồng xuống từng năm, lấy đất lại bán cho người khác.
- Công ty cà phê khi ký hợp đồng, mượn của mỗi hộ dân 700-800kg cà phê hạt mấy năm nay nhưng... quên trả (!).
- Nông dân phải nộp đảng phí dù không phải là đảng viên!
- Phó công an Huyện xuống làm việc dí súng ngắn vào đầu dân dọa bắn!
- Người dân tập trung tới UBND Tỉnh, ngay trước mặt trụ sở UBMTTQ Tỉnh nhưng không có bất cứ ai ra làm việc ngoài lực lượng CA bảo vệ chẹn cứng cửa không cho vào. Tới hơn 4h chiều thì một cán bộ Văn phòng thường trực UBND Tỉnh ra nói “không thèm làm việc với dân” (!).
Đây chỉ là một số ít chứng từ, Hợp đồng của dân với Nông trường Đăk Ngo. Trong đó có 2 khoản thu kỳ lạ:
- Nhân dân vùng biên giới phải đóng phí an ninh (Cao gấp 3 lần ở nơi khác).
- Không là đảng viên cũng phải đóng đảng phí (!)
Lần đầu tiên trong đời tôi biết rằng đảng cộng sản Việt Nam thu đảng phí thông qua Hợp đồng giao khoán đất buộc những người không phải là đảng viên đóng phí!
Hình ảnh dân oan huyện Tuy Đức vây trụ sở UBND tỉnh Daknong chiều tối 4/3/2014:
Bạn đọc Danlambao danlambaovn.blogspot.com

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"