Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Đâu là văn minh?

Jonathan London
Không ai có thể phủ nhận động lực chính trị ở Việt Nam đã thay đổi nhiều. Song, chỉ 10 tháng trước đây, khi tôi bắt đầu viết blog này, cảm xúc của tôi về những triển vọng của Việt Nam khác hẳn ngày hôm nay.
Nếu trước đây tôi đã thấy những xử hướng đầy khả năng thì hôm nay tôi thấy nền chính trị của Việt Nam đã bước vào một giải đoạn khó; một lúc mà trong đó con đường tới một xã hội văn minh hơn, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền là khó thấy hơn.
Khi bắt đầu viết blog, tôi không ngờ rằng mình sẽ dành nhiều năng lượng để nói về các vấn đề có liên quan đến quyền con người. Và thế mà càng nhiều thời gian tôi dành cho blog này, cố gắng hiểu những gì đang xảy ra ở Việt Nam, thì tôi càng phải đối diện với thực tế khắc nghiệt và đáng buồn rằng (1) quyền con người ở Việt Nam bị vi phạm một cách hệ thống, và (2) điều này ảnh hưởng rất xấu tới triển vọng phát triển của đất nước.
Trong hai tuần vừa qua hai blogger người Việt Nam – Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào – đã phải nhận bản án tù dài đằng đẵng vì “lạm dụng tự do dân chủ” trong khi Bùi Thị Minh Hằng – một nhà hoạt động đòi cải cách chính trị nổi tiếng và đặc biệt lớn tiếng đã bị tạm giam, và chẳng ai biết thông tin về tình trạng sức khỏe của bà. Từ chỗ đứng của tôi, những sự kiện này đang làm cho Việt Nam xấu đi trước con mắt quốc tế.

Trong bài phát biểu đầu năm được nhiều người thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bàn nhiều về điều kiện cần thiết cho một nền cộng hòa dân chủ hơn. Sự khác biệt giữa những lời lẽ bay bướm về đổi mới và thực tiễn là rất đáng thất vọng, nếu không nói tới thực tế là những người cổ vũ cho thay đổi thực sự ở Việt Nam, trong đó có tôi, không được phép thất vọng.
Dù không phải là người Việt Nam. Nhưng tôi quan tâm tới Việt Nam như bất kỳ người Việt Nam nào, và trong vai trò một nhà khoa học xã hội và một học giả, công việc của tôi là tìm hiểu và giải thích Việt Nam. Các hoạt động trên blog của tôi chủ yếu thỏa mãn nhu cầu chia sẻ suy nghĩ của tôi, thỉnh thoảng chia sẻ nhgiên cứu, và vâng, tán dóc về những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Một lần nữa tôi xin chia sẻ hai quan điểm cụ thể của tôi. Việt Nam không nên tiếp tục là một quốc gia cảnh sát. Đất nước sẽ thu được nhiều lợi ích từ việc phát triển một xã hội dân sự độc lập và mạnh mẽ.
Chúng ta nên hay không nên lạc quan về triển vọng phát triển chính trị ở Việt Nam? Câu hổi không có ích lắm. Vấn đề là làm thế nào để tạo điều kiện cho một trật tự xã hội minh bạch, dân chủ, pháp quyền, văn minh. Một trật tự xã hội mà trong đó chính việc bỏ tù những người bất đồng chính kiến ôn hòa mới là lợi dụng các quyền tự do dân chủ.
Nói thế được chứ? Tôi quyết tâm giữ tính xây dụng. Vậy, trong khi tôi ra sức để nhiên cứu về những vấn đề xã hội chính trị quan trọng, những vấn đề phúc lợi xã hôi như giáo dục, y tế, và bao trợ xã hội, xin phép chính quyền nghe những chính kiến của tôi, từ nhân quyền đến biển động. Đâu có ý xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước. Chỉ khuyên kích nhà nước thức đầy nhân quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân và, qua đó, góp phần một cách khác vào sự phát triển toàn diện của đất nước.
JL

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"