Võ Khắc Khiêm
Các nhà khoa học Hoa Kỳ đang rất đau đầu về một trường hợp gene biến
dị lạ thường, khiến cho em Iaac Brown 5 tuổi miễm nhiễm với mọi sự đau
đớn. Bé thường đặt tay lên bếp lò ,lấy mảnh kính tự rạch vào tay mình
rất sâu mà vẫn cười vui… Dù đã rất kỳ công tập trung nghiên cứu khá tốn
kém để cố tìm ra hội chứng mất khả năng cảm nhận nỗi đau (CIP) nhưng các
nhà khoa học Mỹ nói rằng phải 8 năm nữa mới xác định chính xác nguồn
gốc của CIP. Nghĩa là bé Iaac còn phải chờ đợi lâu mới biết đau là thế
nào. Thực ra thì “Hội chứng không biết đau” theo nghĩa rộng đang tràn
lan khắp nơi. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc Hội khóa 13, khi bàn về thâm hụt
ngân sách do chi tiêu bừa bãi, đầu tư dàn trải,tham nhũng “mênh mông”,
một đại biểu đã phải kêu lên: – Chúng ta đang ăn vào thịt mình rồi đấy!
Thời bao cấp nước ta sống nhờ vào viện trợ, tham ô ít, nhưng lãng
phí thì quá nhiều và hiện tượng “cha chung không ai khóc”gậm nhấm xã hôi
khá nhanh, cấy vào nhiều người thói dửng dưng trước sự ruỗng mọt của
những nhà máy, công trường, hợp tác xã. Thói quen ăn cắp giờ giấc, ăn
cắp của công không bị coi là xấu vì đời sống quá khó khăn nên bỏ qua cho
nhau. Thời cơ chế thị trường dù đời sống được cải thiện nhiều,nhưng
những thói quen ấy không dễ mất đi,thậm chí càng phát triển khi nhiều vụ
tham nhũng lớn ngang nhiên diễn ra trước mắt mọi người mà chẳng ai dám
động đến.
Khi đạo đức suy đồi,trộm cướp càng có điều kiện tung hoành.Thậm
chí những “đại gia” câu kết với kẻ có chức có quyên,tạo nên những nhóm
lợi ích cực mạnh – tất nhiên sẽ hình thành những băng nhóm tội phạm bảo
kê thao túng được những người thực thi luật pháp thì ai dám đấu tranh se
bị trả thù ngay lập tức. Bệnh vô cảm bắt nguồn từ hội chứng không biết
đau và thói dửng dưng được nhân lên nhiều lần vì nỗi sợ bị liên lụy,bị
trả thù,bị tẩy chay,bị đào thải. Tổng biên tập một tờ báo lớn vừa kể
trên truyền hình ,chuyện một nhân viên ngân hàng thành thật góp ý kiến
cho lãnh đạo ,vài ngày sau bị mất việc cho dù cô này được mọi người thừa
nhận nghiệp vụ giỏi,rất thông minh ,nhưng rồi mọi ngân hàng khác cũng
không dám nhận vì sợ “cô nàng bới móc” .Cuộc vận động Phê bình và tự
phê bình diễn ra thật rầm rộ,cũng có ý nghĩa răn đe,nhưng lại phát triển
kiểu phê bình rất nịnh bợ: “Thủ trưởng thức khuya quá, đi lại nhiều quá
,ăn uống kham khổ quá hại sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất
nước ...”.
Những kẻ nịnh bợ luôn vô cảm,không biết đau, không hề biết xấu hổ
,nhưng rất dễ nhận diện, dễ bị lên án. Đáng sợ nhất là bọn vô cảm có tri
thức, có chức quyền, giỏi mị dân, giỏi ngụy biện… đến mức xả lũ ngập cả
huyện gây chết người, cuốn hết nhà cửa, mùa màng của hàng ngàn gia
đình mà vẫn thản nhiên tuyên bố “xả đúng qui trình”. Nhiều vụ án oan lớn
đang bị phanh phui mà những kẻ ép cung, ép tội cứ nhởn nhơ, phủi tay:
“làm đúng luật”? thì có lạ lùng không. Từ vô cảm đến tội ác chỉ là một
cái gật đầu hay lắc đầu mà thôi. Vô cảm đồng nghĩa với vô trách nhiệm và
sợ trách nhiệm -một căn bệnh trầm kha không dễ chữa khi mà xã hội còn
thiếu minh bạch,thiếu công khai,còn đặc quyền,đặc lợi với những định
kiến cố chấp bảo thủ che đậy cho ngu dốt, để cho tốt xấu,thiện ác lẫn
lộn.Gần đây rộ lên nhiều chuyện quá đau lòng khiến dư luận đặc biệt quan
tâm. Việc thẩm mỹ viện Cát Tường hành nghề trái phép,làm chết chị Huyền
rồi vứt xác phi tang là thêm tội cố tình giết người lần thứ hai, sau
gần hai tháng vẫn chưa tìm được xác… Dân chúng băn khoăn: Có tử hình
được không? Chưa hết bàng hoàng về cô “ác”mẫu đạp chết cháu bé Đỗ Nhất
Long mới hơn một tuổi vì khóc khi ăn,lại phải khiếp đảm trước cảnh hành
hạ trẻ thơ quá giã man của những “ác”mẫu ở trường mầm non Phương Anh
(Thủ Đức -TP Hồ Chí Minh)… Lại mấy vị quan to tham nhũng lớn vừa bị
tuyên án tử hình vẫn thản nhiên,ngụy biện lạnh lùng… Những kẻ máu lạnh
này thì chắc chắn không biết đau rồi.
Nhân chuyện đứa bé ở Mỹ mắc “hội chứng không biết đau”,nghĩ đến bọn
tham nhũng bự, bọn vô trách nhiệm, sợ trách nhiệm gây ra những thất
thoát, lãng phí khổng lồ, làm nghèo đất nước – lẽ nào cũng chẳng biết
đau? Xin hãy ra tay chữa ngay căn bệnh “không biết đau” đang gậm nhấm
toàn xã hội.
VKK