Một
Chị Y. là hôtesse de l’air[1] của Air Vietnam hồi trước. Con nhà giáo, nề nếp rất mực. Lại học trường Tây từ bé. Nên chị ấy đẹp, thanh lịch và sang trọng. Cứ một lần chị ấy đi bay về, mặc chiếc áo dài xanh nước biển có logo rồng vàng trên cổ, đồng phục của Air Vietnam thời đó, đường phố cứ như sáng lên với vẻ nhẹ nhõm và cực kỳ duyên dáng của chị ấy.Rõ ràng, tấm vé này hoàn toàn tương xứng với “quầy vé thanh niên”, với kiểu tư duy làm lấy được của những kẻ thiếu khả năng và dư lười nhác. Nó là một sản phẩm tất yếu, như trăm ngàn sự bất cập khác của VietNam Airlines.Thời ấy, làm gì máy bay đã được như bây giờ với vô số tiện nghi. Không có LCD xem phim, không có headphone nghe nhạc, thậm chí không có cả bữa ăn nhẹ … Thay vào đó, là một mâm bông gòn vo viên nút cho đỡ ồn và kẹo ngậm cho bớt đau tai (?)Tuy vậy, máy bay vẫn là một phương tiện di chuyển sang trọng, tiện nghi…, như nó vẫn thế ở mọi thời. Hàng không thì đồng nghĩa với khoa học cao cấp, văn hóa nhẹ nhàng, cư xử lịch lãm.
Thuở ấy, được vận chiếc áo dài xanh ngọc có biểu tượng rồng vàng trên cổ áo của Air Vietnam là bảo chứng tuyệt vời về công dung ngôn hạnh. Mỗi tiếp viên hàng không, đã là một quí bà đúng nghĩa: duyên dáng, thông minh, nhẹ nhàng, phúc hậu…Nói quá một chút, những hôtesse de l’air như chị Y. là quí vật của đất nước. Quí vật này, không tự nhiên mà có, mà hình thành từ một nếp gia phong, giáo dục rất nghiêm cẩn, chu đáo và đến nơi đến chốn. Gia đình chị Y., mà tôi là nhân chứng là một ví dụ.
HaiTrong một lần chờ lấy vé ở sân bay đã vài năm trước, không tránh được cảm giác nóng mặt khi một đám tóc vàng chỉ trỏ vào tấm bảng đỏ ghi hai chữ to tướng “Youth Counter” rồi nhún vai cười nhẹ. Là Tây, chắc họ không hiểu được dòng chữ tiếng Việt “Quầy vé Thanh niên” bên dưới. Là Tây, chắc họ không tài nào hiểu được “Quầy vé Thanh niên”, cũng như “cửa hàng chất đốt phụ lão”, “quầy tươi sống phụ nữ”… tuy sai về tu từ học, nhưng là dấu ấn của một thời.Không ngạc nhiên khi với tư duy kiểu “quầy vé Thanh niên” như thế, hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam lại có thể có những sai sót sơ đẳng về tiếng Anh trên thẻ lên tàu như thế này:
“Please present at the boarding gate at lest 30 minites before departure time,” (Nguồn: Báo TT)
BaTrước những dư luận ồn ào quanh vụ bạo hành của an ninh sân bay với hành khách gần đây, thật khó có thể phân định ai đúng ai sai. Nói thật, hành khách Việt Nam cũng chẳng vừa gì về mức độ bất nhã và vô kỷ luật. Cảnh bật điện thoại oang oang, tranh giành nhau lấy hành lý…khi máy bay vừa hạ cánh, chen ngang không xếp hàng ở quầy vé… là chuyện thường ngày. Đồng thời, những việc khó coi trên là bằng chứng để người ta đánh đồng người Việt với sự thô lỗ, như tôi đã từng nghe (trộm) câu chuyện phiếm của hai hành khách Đức trên một chuyến bay.Hành khách vô kỷ luật thì hàng không phải “rắn”. Hay hàng không khiếm nhã thì hành khách phải thô lỗ? Chuyện nan giải như cái trứng và con gà ai có trước, nhưng lại là đề tài đôi co không biết chừng nào mới dứt.Tuy vậy, trong scandale mới nhất này, Hàng không Việt Nam đã thua trắng về truyền thông. Dù đúng hay sai, việc một hành khách bị bạo hành ngay trên máy bay là một hình ảnh xấu, quá xấu về nhiều mặt: kinh doanh, thương hiệu, văn hóa công ty… Dù cuộc kiện tụng vẫn còn dây dưa, người ta phải giật mình với vô số nhận xét tiêu cực về Vietnam Airlines trên báo chí. Hình như scandale này là một cái cớ, một giọt nước tràn ly để hành khách trút hết mọi bực dọc, phẫn uất (có lý và vô lý) lên đầu Vietnam Airlines?Làm kinh doanh mà bị căm ghét đến vậy, sao không giật mình mà đấm ngực ăn năn? Hay vẫn khăng khăng khước từ bất cứ sự phản biện nào, dù chí tình cách mấy từ phía hành khách. Hay những tư duy cục mịch theo kiểu “quầy vé thanh niên”, thì loại trừ mọi giá trị thanh lịch, tao nhã để “mang văn hóa Việt Nam ra thế giới”?Tôi chắc rằng, những nhân viên của Air Vietnam như chị Y. hồi đó, sẽ không bao giờ mắc những lỗi ngô nghê như vậy. Vì họ đã được giáo dục trong rất nhiều năm để miễn nhiễm với sự quê mùa thô kệch. Họ không thể viết sai tiếng Anh, nói chi đến việc hành hung hành khách.Không thay đổi tận gốc về cách đào tạo con người, những quả đắng của VietNam Airlines sẽ không phải là cuối cùng. Bài học muôn thuở này chưa bao giờ mất đi giá trị phổ quát của nó cả.
Thuở ấy, được vận chiếc áo dài xanh ngọc có biểu tượng rồng vàng trên cổ áo của Air Vietnam là bảo chứng tuyệt vời về công dung ngôn hạnh. Mỗi tiếp viên hàng không, đã là một quí bà đúng nghĩa: duyên dáng, thông minh, nhẹ nhàng, phúc hậu…Nói quá một chút, những hôtesse de l’air như chị Y. là quí vật của đất nước. Quí vật này, không tự nhiên mà có, mà hình thành từ một nếp gia phong, giáo dục rất nghiêm cẩn, chu đáo và đến nơi đến chốn. Gia đình chị Y., mà tôi là nhân chứng là một ví dụ.
HaiTrong một lần chờ lấy vé ở sân bay đã vài năm trước, không tránh được cảm giác nóng mặt khi một đám tóc vàng chỉ trỏ vào tấm bảng đỏ ghi hai chữ to tướng “Youth Counter” rồi nhún vai cười nhẹ. Là Tây, chắc họ không hiểu được dòng chữ tiếng Việt “Quầy vé Thanh niên” bên dưới. Là Tây, chắc họ không tài nào hiểu được “Quầy vé Thanh niên”, cũng như “cửa hàng chất đốt phụ lão”, “quầy tươi sống phụ nữ”… tuy sai về tu từ học, nhưng là dấu ấn của một thời.Không ngạc nhiên khi với tư duy kiểu “quầy vé Thanh niên” như thế, hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam lại có thể có những sai sót sơ đẳng về tiếng Anh trên thẻ lên tàu như thế này:
“Please present at the boarding gate at lest 30 minites before departure time,” (Nguồn: Báo TT)
BaTrước những dư luận ồn ào quanh vụ bạo hành của an ninh sân bay với hành khách gần đây, thật khó có thể phân định ai đúng ai sai. Nói thật, hành khách Việt Nam cũng chẳng vừa gì về mức độ bất nhã và vô kỷ luật. Cảnh bật điện thoại oang oang, tranh giành nhau lấy hành lý…khi máy bay vừa hạ cánh, chen ngang không xếp hàng ở quầy vé… là chuyện thường ngày. Đồng thời, những việc khó coi trên là bằng chứng để người ta đánh đồng người Việt với sự thô lỗ, như tôi đã từng nghe (trộm) câu chuyện phiếm của hai hành khách Đức trên một chuyến bay.Hành khách vô kỷ luật thì hàng không phải “rắn”. Hay hàng không khiếm nhã thì hành khách phải thô lỗ? Chuyện nan giải như cái trứng và con gà ai có trước, nhưng lại là đề tài đôi co không biết chừng nào mới dứt.Tuy vậy, trong scandale mới nhất này, Hàng không Việt Nam đã thua trắng về truyền thông. Dù đúng hay sai, việc một hành khách bị bạo hành ngay trên máy bay là một hình ảnh xấu, quá xấu về nhiều mặt: kinh doanh, thương hiệu, văn hóa công ty… Dù cuộc kiện tụng vẫn còn dây dưa, người ta phải giật mình với vô số nhận xét tiêu cực về Vietnam Airlines trên báo chí. Hình như scandale này là một cái cớ, một giọt nước tràn ly để hành khách trút hết mọi bực dọc, phẫn uất (có lý và vô lý) lên đầu Vietnam Airlines?Làm kinh doanh mà bị căm ghét đến vậy, sao không giật mình mà đấm ngực ăn năn? Hay vẫn khăng khăng khước từ bất cứ sự phản biện nào, dù chí tình cách mấy từ phía hành khách. Hay những tư duy cục mịch theo kiểu “quầy vé thanh niên”, thì loại trừ mọi giá trị thanh lịch, tao nhã để “mang văn hóa Việt Nam ra thế giới”?Tôi chắc rằng, những nhân viên của Air Vietnam như chị Y. hồi đó, sẽ không bao giờ mắc những lỗi ngô nghê như vậy. Vì họ đã được giáo dục trong rất nhiều năm để miễn nhiễm với sự quê mùa thô kệch. Họ không thể viết sai tiếng Anh, nói chi đến việc hành hung hành khách.Không thay đổi tận gốc về cách đào tạo con người, những quả đắng của VietNam Airlines sẽ không phải là cuối cùng. Bài học muôn thuở này chưa bao giờ mất đi giá trị phổ quát của nó cả.
Mời đọc lại bài này
[1] Tiếp viên hàng không, theo cách gọi quen miệng của nhiều người Sài Gòn hồi trước