Ông Nguyễn Lân Thắng
Một trang blog ẩn danh hôm 29/5 đã lên tiếng kêu gọi người dân Việt Nam ở Hà Nội và TP/HCM xuống đường biểu tình chống Trung Quốc vào ngày Chủ Nhật này.
Mục đích của cuộc tuần hành được nêu ra là để ‘phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông’.
Lời kêu gọi của blog tự xưng là ‘Trung tâm cập nhật tin tức biểu tình các loại trên toàn quốc’ đã nhận được hơn 200 bình luận khác nhau, cả ủng hộ lẫn phản đối, trên trang blog này.
Từ Hà Nội, ông Nguyễn Lân Thắng, một người ủng hộ các hoạt động theo lời ông nói là ‘thể hiện ý chí của người dân phản đối Trung Quốc xâm lược’, cho VOA Việt Ngữ biết rằng nếu không gặp trở ngại, ông sẽ xuống đường:
“Tôi cũng bị nhiều lần ngăn cản của công an Việt Nam đối với các hoạt động quan sát, chụp ảnh những hoạt động này. Cho nên là, cũng có thể tôi bị ngăn chặn, cũng có thể không. Nhưng mà nếu không bị ngăn chặn, chắc chắn tôi sẽ ra”.
Ông Thắng cho biết ông thấy trên Facebook ‘mọi người có vẻ rất là ủng hộ, nhưng ông cũng nói thêm rằng ‘thực tế nó diễn ra như thế nào, có lẽ còn phải chờ’.
Giới hữu trách Việt Nam từng giải tán nhiều cuộc biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc ở biển Đông của người dân.
Hồi cuối năm 2012, một số người đã bị bắt khi đi xuống đường theo lời kêu gọi xuất phát từ mạng Internet.
Về các vụ trấn áp của giới hữu trách, ông Thắng cho rằng ‘đó là việc rất dại dột của chính quyền’:
“Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược nó hoàn toàn bắt nguồn từ lòng yêu tổ quốc, những tình cảm rất là thiêng liêng của người dân. Thế mà bây giờ chính quyền ngăn cản những chuyện đó thì nó thể hiện một sự yếu hèn trước sự xâm lược của Trung Quốc và tôi nghĩ rằng là nó sẽ làm cho người dân ngày càng quay lưng và bất hợp tác với chính quyền”.
Trang blog đăng tải lời kêu gọi đi biểu tình chống Trung Quốc vào Chủ Nhật này thu hút được hơn một triệu lượt truy cập.
Một trang blog ẩn danh hôm 29/5 đã lên tiếng kêu gọi người dân Việt Nam ở Hà Nội và TP/HCM xuống đường biểu tình chống Trung Quốc vào ngày Chủ Nhật này.
Mục đích của cuộc tuần hành được nêu ra là để ‘phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông’.
Lời kêu gọi của blog tự xưng là ‘Trung tâm cập nhật tin tức biểu tình các loại trên toàn quốc’ đã nhận được hơn 200 bình luận khác nhau, cả ủng hộ lẫn phản đối, trên trang blog này.
Từ Hà Nội, ông Nguyễn Lân Thắng, một người ủng hộ các hoạt động theo lời ông nói là ‘thể hiện ý chí của người dân phản đối Trung Quốc xâm lược’, cho VOA Việt Ngữ biết rằng nếu không gặp trở ngại, ông sẽ xuống đường:
“Tôi cũng bị nhiều lần ngăn cản của công an Việt Nam đối với các hoạt động quan sát, chụp ảnh những hoạt động này. Cho nên là, cũng có thể tôi bị ngăn chặn, cũng có thể không. Nhưng mà nếu không bị ngăn chặn, chắc chắn tôi sẽ ra”.
Ông Thắng cho biết ông thấy trên Facebook ‘mọi người có vẻ rất là ủng hộ, nhưng ông cũng nói thêm rằng ‘thực tế nó diễn ra như thế nào, có lẽ còn phải chờ’.
Giới hữu trách Việt Nam từng giải tán nhiều cuộc biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc ở biển Đông của người dân.
Hồi cuối năm 2012, một số người đã bị bắt khi đi xuống đường theo lời kêu gọi xuất phát từ mạng Internet.
Về các vụ trấn áp của giới hữu trách, ông Thắng cho rằng ‘đó là việc rất dại dột của chính quyền’:
“Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược nó hoàn toàn bắt nguồn từ lòng yêu tổ quốc, những tình cảm rất là thiêng liêng của người dân. Thế mà bây giờ chính quyền ngăn cản những chuyện đó thì nó thể hiện một sự yếu hèn trước sự xâm lược của Trung Quốc và tôi nghĩ rằng là nó sẽ làm cho người dân ngày càng quay lưng và bất hợp tác với chính quyền”.
Trang blog đăng tải lời kêu gọi đi biểu tình chống Trung Quốc vào Chủ Nhật này thu hút được hơn một triệu lượt truy cập.
Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược nó hoàn toàn bắt nguồn từ
lòng yêu tổ quốc, những tình cảm rất là thiêng liêng của người dân. Thế
mà bây giờ chính quyền ngăn cản những chuyện đó thì nó thể hiện một sự
yếu hèn trước sự xâm lược của Trung Quốc.
Trong những lần biểu tình trước, những người tổ chức thường tập hợp sự ủng hộ thông qua các trang mạng xã hội.
Ông Thắng nhận định rằng nhờ có mạng Internet và mạng xã hội mà nhiều người Việt Nam ‘có một không gian để bày tỏ quan điểm’.
‘Ngoài những việc kêu gọi xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược thì họ còn chuyền tay nhau những bài viết, những bài nghiên cứu rất hay về vấn đề Trung Quốc bành trướng ở biển Đông rồi họ dạy nhau những phương pháp để có thể biểu tình chẳng hạn, hay nhóm họp với nhau để bàn luận, trao đổi với nhau những vấn đề cần quan tâm’.
Mới đây, Hà Nội đã lên tiếng phản đối Trung Quốc đâm tàu cá của ngư dân Việt Nam ở biển Đông, và đòi bồi thường thiệt hại.
Sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản bác. Họ nói rằng ‘cáo buộc của Việt Nam hoàn toàn không đúng với những gì diễn ra trên thực tế’.
Bắc Kinh cũng ‘yêu cầu Việt Nam có các biện pháp giáo dục ngư dân của mình’.
Mới đây, Trung Quốc cũng đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở các khu vực tranh chấp ở biển Đông.
http://www.voatiengviet.com/content/xuat-hien-loi-keu-goi-bieu-tinh-chong-trung-quoc-o-viet-nam/1672110.html
Ông Thắng nhận định rằng nhờ có mạng Internet và mạng xã hội mà nhiều người Việt Nam ‘có một không gian để bày tỏ quan điểm’.
‘Ngoài những việc kêu gọi xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược thì họ còn chuyền tay nhau những bài viết, những bài nghiên cứu rất hay về vấn đề Trung Quốc bành trướng ở biển Đông rồi họ dạy nhau những phương pháp để có thể biểu tình chẳng hạn, hay nhóm họp với nhau để bàn luận, trao đổi với nhau những vấn đề cần quan tâm’.
Mới đây, Hà Nội đã lên tiếng phản đối Trung Quốc đâm tàu cá của ngư dân Việt Nam ở biển Đông, và đòi bồi thường thiệt hại.
Sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản bác. Họ nói rằng ‘cáo buộc của Việt Nam hoàn toàn không đúng với những gì diễn ra trên thực tế’.
Bắc Kinh cũng ‘yêu cầu Việt Nam có các biện pháp giáo dục ngư dân của mình’.
Mới đây, Trung Quốc cũng đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở các khu vực tranh chấp ở biển Đông.
http://www.voatiengviet.com/content/xuat-hien-loi-keu-goi-bieu-tinh-chong-trung-quoc-o-viet-nam/1672110.html