Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Hai mươi năm sau

"Suốt thời gian dài, tôi làm việc ở Việt Nam và cả ở nông thôn nên tôi biết rất rõ là dân chúng không có mấy người thích cộng sản . Họ theo cộng sản chỉ vì sống ở nông thôn bị cộng sản lùa đi mà thôi .
Tôi so sánh chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam và chế độ Apartheid tại Nam phi . Hai chế độ có nhiều điểm giống nhau . Thí dụ đa số dân chúng không có tự do; đa số dân chúng bị một thiểu số cai trị và khai thác những huê lợi kinh tế, và “ người ưu tú ” cướp quyền hành võ trang để trị dân là một đám người giống nhau – tại Nam Phi người da trắng gốc Hòa lan đô hộ các bộ lạc thổ dân . Tai Việt nam, một nhóm chỉ hơn mươi người, không cần có học thức, đô hộ cả xứ 90 triệu dân bằng một chế độ độc tài bạo ngược . Vùng kinh tế mới của Việt nam có nhiều cái giống các “su” của thổ dân tại Nam Phi."


images
Trước đây hai mươi năm, tôi có đề nghị một chương trình có mục đích giúp Việt Nam có thể tiến tới một đời sống thật sự tự do, dân chủ, và hạnh phúc. Chương trình đó sẽ do chính đảng cộng sản Việt Nam, trong vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội, thực hiện tuần tự qua 6 bước. Dư luận lúc bấy giờ quen gọi đó là “ Chương trình 6 bước của Ông Young ”, một người Mỹ bạn chí thân của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và của nhiều người Việt Nam nữa. Đề nghị đó của tôi, nếu Nhà nước và đảng cộng sản lúc đó đã thực hiện, thì chắc chắn Việt Nam ngày nay đã hưởng được một đời sống tốt đẹp, tránh được tình trạng khủng hoảng hiện tại, nhứt là dân chúng bất mản chế độ và Nhà nước hà nội phải chịu lệ thuộc Bắc kinh để giử chế độ chống lại áp lực mạnh của toàn dân muốn thay đổi, bỏ cộng sản độc tài . Thật tội nghiệp cho đảng cộng sản !
Chương trình 6 bước nhằm dân chủ hóa Việt Nam mà không có gì hại cho các đảng viên đảng cộng sản bởi đó là cách giải quyết ôn hòa vấn đề việt nam để từ độc tài từng bước huyển qua Dân chủ pháp trị .

Nhắc lại chuyện xưa
Năm 1992 và đầu năm 1993, Phong Trào Thống Nhứt Dân Tộc và Xây Dựng Dân Chủ ra đời tại trong nước. Qua mấy tháng đó,  Chánh phủ do đảng cộng sản cầm đầu không hề ngăn cấm Phong trào này và công an cũng không bắt bớ một ai vì bị xem như có hành động chống chế độ.  Tôi rất mừng vì coi đó là thái độ rộng rải của nhà cầm quyền có tính cách tiến bộ và xây dựng .
Nếu đảng cộng sản tiếp tục coi một phong trào như vậy không phải kẻ thù của đảng và có khả năng đóng góp cho quê hương, Việt Nam sẽ từ đó từng bước trở thành dân chủ . Nên tôi gợi ý cho nhiều bạn Việt Nam bắt đầu tháng sáu 1993 qua tháng chạp 1993 mình nên tìm cách tổ chức nhiều hội thảo, hội họp bàn luận về vấn đề “ Việt nam phát triển ”. Đúng Việt nam phải phát triển và phát triển sớm, phát triển mạnh, cả về mọi mặt nữa . Nhiều người hay nhiều nhóm tự đứng ra tổ chức hoặc tham gia thảo luận . Họ gồm có những người Việt có khuynh hướng chánh trị ôn hòa . Họ đưa ra những ý kiến hiện đại hóa Việt nam . Đồng thời, tín đồ của các tôn giáo lớn ở Việt Nam, nhứt là ở Miền nam như Phật Giáo, Công Giáo, Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài sẽ được tự do tổ chức những sanh hoạt tôn giáo và những hoạt động từ thiện nhằm giúp chánh phủ cải thiện đời sống xã hội . Thứ ba, những Câu lạc bộ có thể được tổ chức tự do . Đây chỉ là những Câu lạc bộ nên họ sẽ hoạt động về văn hóa, xã hội nên không phải như đảng phái chánh trị mà có thể cướp chánh quyền .
Sau đó, qua năm 1994, làng xã sẽ tổ chứa bầu cử chánh quyền địa phương. Mặt Trận Tổ Quốc sẽ đưa người tham dự vào các cuộc bầu cử cùng với những thành viên của phong trào và Câu lạc bộ.  Cũng năm đó, các viên chức công an sẽ ra khỏi đảng cộng sản . Nội các của Chánh phủ sẻ có ¼ Bộ trưởng  không phải là đảng viên đảng cộng sản.  Các Công ty Quốc doanh sẽ được bán lại cho thị trường tự do để trở thành những Công ty tư nhơn .
Một bước nữa, sau ba năm 1995 đến 1997, sẽ có bầu cử Quốc Hội với sự tham gia của các ứng cử viên của Phong trào và các Câu lạc bộ do Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu cho cử tri các đơn vị bầu cử.
Tới đây, sĩ quan quân sự và các Tòa án sẽ ra khỏi đảng cộng sản.  Tự do báo chí và tự do tôn giáo sẽ được thực hiện và phổ biến trên toàn quốc . Nhưng chánh quyền  phải ngăn cấm và phạt những hành động có ý làm cho xã hội xáo trộn hoặc làm hại cho an ninh quốc gia. Những cựu chiến sĩ và cán bộ đã từng tham gia  trong Việt Minh sẽ về hưu và được lương hưu trí . Nếu họ là những người trước kia tranh đấu chống thự dân pháp chỉ thuần túy vì long ái quốc thì nay có thể ra khỏi đảng . Họ có gia nhập đảng cộng sản chỉ vi “ chẳng đặng đừng ” mà thôi .
Bước cuối cùng là năm 1996  sửa đổi Hiến pháp ban hành qui chế đa đảng. Phong Trào và các Câu lạc bộ có thể trở thành đảng phái chánh trị hợp pháp. Mặt Trận Tổ Quốc không còn giới thiệu người ra ứng cử ở các cấp nữa . Các trường hợp phạm tội  phải đưa ra Tòa án xét sử đúng theo thủ tục  luật định .
Qua một số cuộc tiếp xúc với hai người quen biết là thành viên Bộ Chánh Trị của đảng cộng sản, tôi được biết chương trình mà tôi đưa ra đầu năm 1993 được hai người này đánh giá tốt, có khuynh hướng xây dựng và tiến bộ cho Việt nam.
Phong Trào “Thống Nhứt dân tộc và Xây dựng Dân chủ ” tại Việt nam dự định tổ chức một cuộc hội thảo tại Sài gòn mà một số những nhơn vật quan trọng ngoại quốc sẽ tham dự hội nghị như Tướng Westmoreland và cựu Đại sứ Willam Colby sẽ trở lại Việt nam để phát biểu ý kiến.  Phía Bộ Chánh Trị muốn có Cựu Tổng Thống Nixon tham gia, nhưng  khi tôi nói chuyện với ông, ông nói cho tôi biết ông muốn chờ tới khi Việt nam đã thực hiện được vài bước dân chủ hóa sẽ đi .
Tôi nói:  “ Hồi đó Tổng Thống đi Tàu gặp Chủ tịch Mao thì lúc đó nước tàu cộng sản cũng chưa dân chủ hóa bước nào ” .
Ông tiếp: “Tàu là Tàu, trường hợp riêng biệt. Việt nam thì khác ” .
Trong thời gian 1992 à1993, tôi theo dỏi tình hình trong Việt nam sau sự sụp đổ của Liên Xô và sự thất bại lịch sử của ý thức hệ mác-lê, tôi thấy đảng cộng sản việt nam phải lựa chọn một đường hướng mới.  Không còn dựa vào thế lực của liên xô nữa .
Hán cộng và Hán ngụy
Suốt thời gian dài, tôi làm việc ở Việt Nam và cả ở nông thôn nên tôi biết rất rõ là dân chúng không có mấy người thích cộng sản . Họ theo cộng sản chỉ vì sống ở nông thôn bị cộng sản lùa đi mà thôi .
Tôi so sánh chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam và chế độ Apartheid tại Nam phi . Hai chế độ có nhiều điểm giống nhau . Thí dụ đa số dân chúng không có tự do; đa số dân chúng bị một thiểu số cai trị và khai thác những huê lợi kinh tế, và “ người ưu tú ” cướp quyền hành võ trang để trị dân là một đám người giống nhau – tại Nam Phi người da trắng gốc Hòa lan đô hộ các bộ lạc thổ dân . Tai Việt nam, một nhóm chỉ hơn mươi người, không cần có học thức, đô hộ cả xứ 90 triệu dân bằng một chế độ độc tài bạo ngược . Vùng kinh tế mới của Việt nam có nhiều cái giống các “su” của thổ dân tại Nam Phi.
Nhưng tại Nam phi, Ông Nelson Mandela thương lượng với Ông De Klerck, Thủ tướng và đảng trưởng của Sắc tộc Afrikaaners, do hai bên cùng đi vào con đường chánh trị khoan hồng. Sắc tộc Afrikaaners hứa sẽ chia quyền với Thổ dân, cho họ các quyền tự do tham gia cuộc bầu cử, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do kinh doanh, vân vân …  Ông Mandela – đã từng nằm tù bao nhiêu năm – hứa rằng thổ dân sẽ không trả thù mấy trăm năm bị đô hộ, bị đàn áp, trăm bề cực khổ, đau đớn. Ông Mandela hứa rằng Sắc tộc Afrikaaners sẽ có quyền tự do song song với thổ dân trong một Nam Phi hoàn toàn mới .
Tôi nghĩ rằng đảng cộng sản Việt Nam và những người bị đảng cộng sản xem là kẻ thù hay kẻ xấu của họ, tất cả đều có thể cứu nước nếu họ cùng bắt chước Ông Nelson Mandela và Ông Deklerck.  Hai bên đều khoan hồng với nhau, làm phúc để lộc cho dân tộc Việt nam . Biết quên cái gì đã qua. Tôi nhớ lời của tổ tiên của người Việt nam tin rằng phải có Đức mới hưởng được Phước .
Nếu đảng cộng sản chịu đi mấy bước như tôi đề nghị cách đây 20 năm hay theo một chương trình nào tương tự như vậy thì nay Việt Nam đã may mắn có được dân chủ và có Hoa Kỳ là đồng minh chí tình.
Nhưng rất tiếc, tháng 11 năm 1993, lúc Ông Lê Đức Anh đi Bắc kinh, ông có cam kết với đảng cộng sản bắc kinh rằng đảng cộng sản hà nội sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào đảng cộng sản Bắc kinh để tồn tại nắm giữ quyền lực và từ chối dân chủ hóa chế độ.  Sau dạo đó cho đến bây giờ, đảng cộng sản Việt Nam và nhất là công an nhận được nhiều sự giúp đở phía Hán cộng. Riêng đảng cộng sản Hà Nội tự nguyện đặt mình dưới sự chi phối của Hán cộng.  Phe Lê Đức Anh, đặc biệt Tổng Cục 2 tự nguyện trở thành một nhóm Hán ngụy .

Đảng cộng sản sửa đổi Hiến pháp
Năm nay Quốc Hội Việt nam sửa đổi Hiến pháp . Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã chánh thức công bố có đưa ra nhiều đề nghị .  Theo tôi, đa số đề nghị đó là tốt, có ích lợi cho dân. Nhiều đoạn được đề nghị rất hợp với tinh thần của chương trình 1993 mà tôi đưa ra.
Thí dụ phần mở đầu và một số điều viết :
“Hiến pháp nay tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc ; … và bảo vệ Tổ Quốc ;  nhà nước … của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…”
Nhân dân Việt nam … thi hành Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ”
Điều 6: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội, Hội đồng nhân dân …
Điều 8: Cán bộ, công chức, viên chức, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ  nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân;….
Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luân và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của địa phương và cả nước.
Đọc qua bản dự thảo, tôi thấy có nhiều điều có giá trị nhằm phục vụ đất nước dân tộc Việt nam như tôi sơ lược trích dẩn trên đây . Tôi nhận thấy những ý này không cách xa với những đề nghị cụ thể trong chương trình sáu bước của tôi trước kia cũng nhằm mục đích cho nhân dân được hưởng thật sự và trọn vẹn các quyền lợi xã hội chánh trị dân chủ . Có Câu lạc bộ, có người ngoài đảng cộng sản ra ứng cử, tham gia Chánh phủ, là bảo đảm sự áp dụng nguyên tắc của một chế độ « của dân, do dân, vì dân ».
Thứ ba, cũng như chương trình sáu bước, có sự mâu thuẩn giửa đảng cộng sản và các nguyên tắc và hình thức dân chủ . Chế độ độc đảng không hợp với dân chủ. Có độc đảng thì không có dân chủ. Có dân chủ thì không ai có quyền riêng tự đứng lên làm « minh chủ » cho dân. Nếu người nào đó được dân bầu làm « minh chủ », thì người đó mới làm « minh chủ », thì mới có phép làm minh chủ .
Chương trình sáu bước đưa ra một giải pháp giải quyết sự mâu thuẩn này bằng cách cho đảng cộng sản trở thành một đảng trong nhiều đảng phái, tổ chức của nhân dân .
Nghiên cứu  bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, chúng ta thấy sự mâu thuẩn, sự trái ngịch, giửa vị trí của đảng cộng sản hiện tại và các điều của bản dự thảo .
Phải lựa chọn : hoặc có Hiến pháp thật sự dân chủ hoặc cần có đảng trị .  Một trong hai chế độ : hiến trị hay đảng trị, dân chủ hay độc tài . Không thể cả hai cùng tồn tại được .
Tốt nhứt là đảng cộng sản chủ động từng bước rút lui khỏi chế độ độc đảng, độc tài theo một chương trình sáu bước ôn hòa tránh được xáo trộn xã hội .
Vai trò lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội của đảng cộng sản không phù hợp với các điều này:
Điều 3: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, … mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện .
Điềuu 15: … quyền con người, quyền công dân dược Nhà nước và xã hội thừa nhân, tôn trọng, và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật .
Điều 16: Không được lợi dụng quyền con người, quyền dân chủ để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác .
Điều 23: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Mọi người có quyền về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác .
Điều 26: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật .
Điều 29: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của địa phương và cả nước .
Điều 47: Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ Quốc. Phản bội Tổ Quốc là tội nặng nhất.
Điều 48: Bảo vệ Tổ Quốc là nhiệm vụ thiêng liêng và quyền cao quí của công dân.
Điều 8: … Cán bộ, công chức, viên chức, phải tôn trọng nhân dân, …và chịu sự giám sát của nhân dân; chống tham nhủng, quan liêu, … cửa quyền , …
Nếu Việt Nam sẽ áp dụng đúng mức các điều này của Hiến pháp, không thể có một tổ chức nào ở ngoài Nhà nước và pháp luật có quyền lực riêng áp đặt lên nhân dân, không cho họ hưởng các quyền mà Hiến pháp ban cho họ .
Như vậy, Điều 4 của bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp không phù hợp với các điều khác.  Nếu đảng cộng sản việt nam là “ lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội ”, nhân dân không có quyền  tự chủ . Số phận của mọi công dân – lớn nhỏ, nam nữ – và số phận của dân tộc phải bị lệ thuộc vào đảng cộng sản . Bộ Chánh Trị của đảng mới có quyền quyết định đối với Tổ Quốc thiên liêng (Điều 11), không phải nhân dân .
Nếu Hiến pháp việt nam giử Điều 4, Việt nam sẽ không có một chế độ tự do dân chủ thật sự, thì dân tộc việt nam không thể nào có được hạnh phúc .
Ts Steve YOUNG
MN, ngày 22 tháng 4 năm 2013
© Đàn Chim Việt

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"