Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Chuyện vui về thăm dò

Hiệu Minh
Ngay sau khi cuộc bỏ phiếu tín nhiệm có kết quả, mình phỏng vấn Osin đang rửa bát và dọn nhà ở Virginia.
Anh nói nguyên văn như viết trên facebook “Chúng ta có quyền đòi hỏi cao hơn, nhưng theo tôi, thiết kế ba cấp độ tín nhiệm là một lựa chọn thông minh trong môi trường chính trị Việt Nam. Nên nhớ là phải mất 12 năm, kể từ khi quyền này được đưa vào Luật Tổ chức Quốc hội, 11-2001, Quốc hội mới có cơ hội để tập dượt và tỷ lệ phiếu cũng cho thấy các đại biểu đã không hoàn toàn là nghị gật. Tôi nghĩ, chúng ta nên “đọc” ý chí của Quốc hội một cách “chính trị” hơn, tỷ lệ phiếu “tín nhiệm cao” cho thấy ai được tín nhiệm và ai đã bị Quốc hội bất tín nhiệm. Vấn đề là Bộ chính trị sẽ để huề cả làng hay thay thế vài ba bộ trưởng có số phiếu “tín nhiệm cao” dưới 50% để cho người dân Việt Nam vui thêm mấy bữa.”
Osin bảo, ta nên làm chai vang để mừng Quốc hội Việt Nam vừa đi một bước mới khá tự tin. 
Làm vài ly, lơ mơ, nghĩ đi nghĩ lại, Osin cũng đồng ý là ai đó đặt mấy câu hỏi né tránh được đủ các loại đòn. Nếu để “Tín nhiệm” và “Bất tín nhiệm” thì “khối anh sợ chứ chẳng chơi”. Có lẽ lần sau sẽ rõ ràng hơn để tránh hiểu lầm trong nhân dân.
Có chuyện vui như sau, bà con đọc thư giãn, thêm chút tiếng Anh cho những người muốn trổ tài dịch sang tiếng Việt.
Một tổ chức Quốc tế thuộc UN thăm dò dư luận về thiếu hụt lương thực.
Họ ra câu hỏi sau “Would you please give your most honest opinion about solutions to the food shortage in the rest of the world? Quí ông/bà có thể làm ơn cho ý kiến trung thực về những giải pháp cho vấn đề thiếu hụt lương thực trong phần thế giới còn lại?”
Tổ chức mang đi khắp thế giới để hỏi, nhưng cuối cùng thất bại, vì sao? Vì mỗi quốc gia có rắc rối riêng khi hiểu về câu hỏi.
  1. Châu Phi: In Africa they did not know what “food” meant – Dân nơi đây chẳng biết lương thực là gì.
  2. Tây Âu: In Western Europe they did not know what  “shortage” meant. Dân Tây Âu chẳng biết thế nào là thiếu hụt.
  3. Đông Âu: In Eastern Europe they did not know what “opinion” meant. Dân Đông Âu đã quen với việc không góp “ý kiến”.
  4. Trung Đông: In the Middle East they did not know what “solution” meant. Xứ này không định nghĩa nổi thế nào là giải pháp.
  5. Nam Mỹ: In South America they did not know what “please” meant. Vùng này không biết “làm ơn” nghĩa là sao.
  6. Châu Á: In Asia they did not know what “honest” meant. Dân Á không biết “trung thực” là gì.
  7. Hoa Kỳ: In USA they did not know what “rest of the  world” meant. Dân cao bồi chẳng hiểu thế nào là “phần thế giới còn lại”
Các bạn thử nghĩ, nếu câu hỏi đó vào VN thì dân ta sẽ trả lời ra sao. Sau đây là một gợi ý của lão chủ Hang. Bà con góp ý cho vui.
  • Việt Nam: We simply don’t understand your question since we are so special. But if you want to do a survey “phiếu tín nhiệm cao thấp” please contact us. We are confident it will become a new concept like “lòng tin chiến lược” for research in the globalizing world.
  • Chúng tớ đếch hiểu câu hỏi của các bạn vì chúng tớ rất khác biệt. Nhưng nếu cần làm một cuộc thăm dò “phiếu tín nhiệm” thì hãy liên hệ ngay. Chúng tớ tin rằng, khái niệm “tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp” sẽ thành một chủ đề nghiên cứu mới trong thế giới toàn cầu hóa.”
Rồi đây nhân loại sẽ phải học những từ này bằng tiếng Việt, giống như món phở xứ này đã đi khắp thế giới mà không cần phiên dịch. :) :razz: :roll:
HM. 11-6-2013

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"