William Phạm
Dân Luận: Cạnh tranh là động lực của phát triển. Những công nghệ rẻ tiền hơn, hiệu quả hơn sẽ chiến thắng về lâu về dài, bất chấp nhà cung cấp dịch vụ có muốn hay không. Phải nhìn thấy xu thế để đón đầu, chứ không phải dùng cơ chế hành chính để ngăn chặn.
Trần Huỳnh Duy Thức là người đã nhìn thấy xu thế, nhưng rất tiếc anh đã bị nhà nước đối xử như một kẻ tội phạm, kết tội "trộm cắp cướp viễn thông". Qua ví dụ này chúng ta có thể phần nào trả lời được câu hỏi: Nếu Bill Gates hay Steve Jobs sinh ở Việt Nam thì họ có phát triển được tài năng của mình hay không?
Cùng một vấn đề, nhưng với hai cách giải quyết khác nhau là lí do nền
kinh tế VN mãi tuột hậu so với thế giới, trí tuệ chất xám Việt Nam cứ
mãi chảy máu sang nước ngoài vì chán ngán thành quả mình tạo ra không
được nhà nước công nhận trọng dụng.
Nếu như Nhật và Hàn Quốc (những quốc gia có nền kinh tế phát triển
bật nhất Châu Á) chọn giải pháp đối với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những
phần mềm OTT (gọi điện và nhắn tin miễn phí trên nền tảng VoIP – điện
thoại trên Internet) mà đại diện là Kakao Talk (Hàn Quốc) & Line
(Nhật Bản) là “sự cạnh tranh lành mạnh cần phải có để phát triển công nghệ viễn thông”. Đầu tiên, họ thẳng thắn thừa nhận rằng việc can thiệp để giảm sức phát triển của những phần mềm OTT này là trái luật pháp
và họ đã thừa nhận những phần mềm này cũng như thả lỏng để nó tự do
phát triển. Hơn thế nữa họ đã phản hồi sự cạnh tranh này bằng một cách
rất tích cực là “thành lập các quỹ phòng chống rủi ro giành cho việc
phát triển các ứng dụng dịch vụ nội dung số trên di động “Chúng tôi phải
tìm cách để nghĩ xem làm cách nào để nội dung đó tôt hơn hay hơn” – ông
Kim Moon Hak - Trưởng đại diện Korea Telecom tại Việt Nam cho biết
trong bài phỏng vấn. Thậm chí với các nhà mạng Nhật Bản họ còn phải tự
phát triển các phần mềm OTT để cạnh tranh, ngay cả khi phần mềm do họ
phát triển không thành công như họ vẫn chọn cách giải quyết đề cao lợi
ích người tiêu dùng đó là tập trung vào nền tảng truyền thông tin của
các phền mềm OTT - phát triển mạng 4G để cùng cộng sinh với các phần mềm
OTT này. Ông Ichikawa Syunsuke - Trưởng phòng kinh doanh nước ngoài
công ty cổ phần GMO Internet (Nhật Bản) nhận định rằng “việc ngăn cản các phần mềm OTT không khác gì làm cho các doanh nghiệp Internet trong nước tuột hậu so với thế giới”.
Thật như vậy, ở Việt Nam từ rất lâu đã có công nghệ OCI (một phần mềm
nghe gọi trên nền tảng VoIP) phát triển từ rất sớm bởi công ty EIS của
anh Trần Huỳnh Duy Thức. Khi đó những Kakao, Line,Viber vẫn chưa ra đời
thế nhưng với chính sách “khắc nghiệt” của chính phủ Việt Nam đối với
phần mềm này vì sợ ảnh hưởng đến thế độc quyền của hai ông lớn truyền
thông VN khi đó là VNPT và Viettel nên họ đã cấm hẳn dịch vụ này phát
triển ở VN. Để rồi bây giờ mấy ai còn biết về OCI thay vào đó là Line và
Kakao Talk (Xem thêm: OCI nỗi đau trí tuệ Việt).
Không chỉ đi tiên phong trong ngành viễn thông, Trần Huỳnh Duy Thức vì
trăn trở cho tương lai, cho cơ hội phát triển công nghệ viễn thông mà
với anh là luồng lưu chuyển thông tin trong nền kinh tế tri thức (quan
trọng như đường xá cơ sở hạ tầng trong nền kinh tế hàng hóa) để tạo tiền
đề cho kinh tế VN tiếp xúc với cái mới trên thế giới. Anh và Lê Thăng
Long đã có cuộc gặp với hai anh Nguyễn Mạnh Hùng và Hoàng Anh Xuân (giám
đốc Viettel khi đó). Anh khẳng định “VNPT sẽ không chết. Chắc chắn
như vậy vì nó sẽ buộc phải cạnh tranh nhờ thế mà nó lớn mạnh. Nó sẽ
không còn độc quyền trong một cái ao nhà chưa đến vài trăm triệu đô
nhưng nó sẽ chiếm không dưới 50% những con sông đang đổ ra biển lớn tới
hàng chục tỷ đô”. Hình ảnh này bây giờ không còn là viễn cảnh mà là
thực tế hôm nay. Viettel không những đột phá thành công trên sân nhà mà
đã cạnh tranh vững chắc trên thị trường quốc tế (phát triển dịch vụ
Internet sang các quốc gia lân cận, Lào, Camphuchia).
Trích cuốn sách “Trần Huỳnh Duy Thức – Con Đường Nào Cho Việt Nam”.
WilliamPham
* * *
Phụ lục: “Đã tìm ra chìa khóa hóa giải áp lực nhắn tin gọi điện miễn phí”
(GDVN) - “Chúng tôi nhanh chóng tìm cách hóa giải áp lực mang tên OTT
bằng việc tạo lập một quỹ kiểu phòng tránh rủi ro – dành để phát triển
các ứng dụng; dịch vụ nội dung số trên thiết bị di động…” - ông Kim Moon
Hak – Trưởng đại diện Korea Telecom tại Việt Nam cho biết.
LTS: Thực tế cho thấy các dịch vụ nhắn tin, gọi
điện miễn phí (OTT) nổi bật như Line, Kakao Talk đều có xuất xứ từ Hàn
Quốc, Nhật Bản… Đây cũng là 2 thị trường có lượng người dùng cài đặt ứng
dụng OTT nhiều nhất hiện nay. Câu hỏi đặt ra là tại 2 quốc gia này, các
nhà mạng ứng xử như thế nào với các dịch vụ OTT? Họ bị ảnh hưởng như
thế nào trước áp lực mang tên ứng dụng miễn phí này? Chia sẻ của một số
chuyên gia viễn thông internet quốc tế làm việc tại Việt Nam trên VTC2
có thể sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn, đầy đủ hơn về câu
chuyện cạnh tranh mới trên thị trường viễn thông VN thời gian này.
Ứng phó với OTT, Hàn Quốc lập quỹ phòng tránh rủi ro
Tại Hàn Quốc, các ứng dụng OTT phát triển bùng nổ vào cuối năm 2011.
Nổi bật là Kakao Talk được ví như cục nam châm nhiều hấp lực khi mà đến
thời điểm hiện tại, lượng người đăng kí riêng cho ứng dụng này đạt đến
hơn 40 triệu. Doanh thu của nhà mạng ở dịch vụ SMS giảm liên tục vài năm
qua, đơn cử tại Sk Telecom mỗi năm giảm khoảng 30%. Tại 2 nhà mạng lớn
còn lại là KT và LG U+ cũng ở chung tình cảnh này.
Trước thực tế bị ảnh hưởng nặng nề cho nguồn doanh thu, bước đầu các
nhà mạng viễn thông đề nghị Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc-KCC can thiệp,
điều tiết, cấm các dịch vụ OTT, và đề nghị đơn vị cung cấp OTT phải trả 1
khoản phí nào đó do sử dụng hạ tầng mạng lưới của nhà mạng tuy nhiên,
KCC bác bỏ đề nghị này và cho rằng ứng dụng nhắn tin gọi điện qua VOIP
là thể hiện cho sự phát triển của công nghệ.
Tại Hàn Quốc, Kakao Talk được ví như cục nam châm nhiều hấp lực khi mà đến thời điểm hiện tại, lượng người đăng kí riêng cho ứng dụng này đạt đến hơn 40 triệu.
Ông Kim Moon Hak – Trưởng đại diện Korea Telecom tại Việt Nam chia sẻ
trên kênh VTC2: “Quan điểm của KCC là người dùng đã trả phí cho nhà
mạng khi họ sử dụng dịch vụ dữ liệu internet rồi…”.
Một thời gian sau khi các dịch vụ gọi miễn phí tiếp tục phát triển,
các nhà mạng cố gắng tự hạn chế, ngăn cản các dịch vụ OTT như KaKao Talk
Voice bằng việc làm giảm chất lượng gọi…, tuy nhiên về mặt luật pháp
thì không có điều khoản nào cho phép làm như thế.
Không thể cấm đoán, hạn chế dịch vụ này, trong khi mỗi ngày lưu lượng
gọi, nhắn tin qua nền VoIP liên tục tăng, cuối cùng các nhà mạng tại
Hàn Quốc đành buộc phải chấp nhận OTT như một xu hướng và thả lỏng để
các công ty cung cấp OTT tự do phát triển.
Ông Kim Moon Hak – Trưởng đại diện Korea Telecom tại Việt Nam cho
biết: “Tại Korea Telecom, chúng tôi nhanh chóng tìm cách hóa giải áp lực
mang tên OTT bằng việc tạo lập một quỹ kiểu phòng tránh rủi ro – dành
để phát triển các ứng dụng; dịch vụ nội dung số trên thiết bị di động.
Chúng tôi phải tìm mọi cách nghĩ xem làm thế nào để nội dung đó tốt, hay
hơn. Và không hề đơn giản chút nào, trong cuộc tìm kiếm giải pháp hữu
hiệu, OTT cũng là cú hích để chúng tôi chuyển động và năng động hơn”.
Nhà mạng Nhật Bản tự cung cấp dịch vụ OTT để tăng doanh thu
Nếu Kakao Talk có thị phần vượt trội tại Hàn Quốc thì tại Nhật Bản,
Line lại là ứng dụng có nhiều người đăng kí nhất. Ghi nhận trong tháng 1
vừa qua, tại Nhật Bản số người sử dụng Line lên tới 41 triệu tài khoản.
Cũng giống như tại Hàn Quốc, ban đầu các nhà mạng cố gắng hạn chế dịch
vụ này như hạn chế đường truyền mạng internet, hạn chế luồng truy cập.
Trao đổi với phóng viên, ông Ichikawa Syunsuke - Trưởng phòng kinh
doanh nước ngoài công ty cổ phần GMO Internet (Nhật Bản) nhận xét: “Ngay
sau đó, các mạng nhận ra hạn chế dịch vụ OTT không khác gì với việc làm
cho ngành công nghiệp Internet trong nước trở nên tụt hậu so với thế
giới . Và đến thời điểm này, cả những nhà mạng viễn thông lớn của Nhật
như KDDI cũng đã xây dựng mối quan hệ hợp tác để cùng chia sẻ lợi nhuận
với các nhà cung cấp OTT. Còn nhà mạng viễn thông lớn NTT Docomo cũng
đang xúc tiến tự cung cấp dịch vụ OTT nhằm tăng doanh thu”.
Hợp tác - bắt tay với các đơn vị cung cấp OTT là lựa chọn của 1 số
nhà mạng của Nhật. Song với 1 số khác như NTT Docomo hay các mạng ở Hàn
Quốc thì tự chủ xây dựng dịch vụ OTT và khai thác theo một quy trình
khép kín lại là một trong những giải pháp chính để nhằm tạo thêm nguồn
doanh thu.
Ông Kim Moon Hak – Trưởng đại diện Korea Telecom tại Việt Nam cho
hay: “Cả 3 mạng SK, KT và LG U+ cùng liên minh thiết lập dịch vụ OTT của
riêng mình mang tên Joynn nhằm cạnh tranh với các dịch vụ như Line,
Kakao Talk. Đây có thể hiểu là cách duy nhất chúng tôi có thể làm để
cạnh tranh. Tuy nhiên, lượng người dùng đăng kí Joynn lại không cao như
kì vọng”.
Vì nhiều lý do, sản phẩm OTT của nhà mạng Hàn Quốc không đạt được
thành công như mong đợi. Nên hiện tại, để có thêm nguồn thu mới, bù lấp
khoản thâm hụt bởi ứng dụng OTT, họ tập trung nhiều hơn vào đầu tư các
dịch vụ nội dung gia tăng khác, tận dụng hạ tầng 4G đáp ứng nhu cầu dùng
dữ liệu cao của người sử dụng.
Đồng thời, với mạng 3G, các mạng như SKTelecom đã chính thức tung ra
gói cước chia sẻ dữ liệu mới “TNT Sharing” cho phép gọi không giới hạn
tới thuê bao nội mạng SkTelecom và nhắn tin không giới hạn tới thuê bao
ngoài mạng. Chỉ sau 1 tuần tung ra gói cước mới, nhà mạng đã có thêm
được 480.000 thuê bao đăng kí.
Trong khi các giải pháp như tạo dịch vụ OTT riêng biệt; phối hợp với
nhà cung cấp OTT ngoài… còn chưa mang lại giá trị rõ nét, thì gói cước
linh hoạt, mang lại lợi ích kinh tế cho người sử dụng được xem là giải
pháp hữu hiệu trong cuộc cạnh tranh viễn thông tại Hàn Quốc.