Trên xe bus chở người bị bắt cóc
Chiếc xe chở chúng tôi có khoảng 9 -10 người và hai công an, ba bốn
thanh niên bặm trợn không có quân trang, quân phục hoặc bất cứ phù hiệu
gì để chứng tỏ đang làm việc công. Chúng tôi kịch liệt phản đối việc bắt
bớ ngay từ khi lên xe. Mấy thanh niên này ngăn cản chúng tôi kể cả việc
mở cửa cho thoáng. Chỉ vì họ sợ người trên xe hô hào chống Trung Cộng
tiếp. Thực ra họ lo hơi xa, Đại sứ quán Trung Cộng không gần đó lắm, còn
những người Tàu nhan nhản đi lại ở Hà Nội thì không mấy ai biết tiếng
Việt. Hai viên mặc áo công an chạy đi chạy lại trấn an. Nhưng tất cả mọi
người đều phản đối, nhiều tiếng hô vang: “Phản đối bắt người yêu nước, phản đối bắt cóc”… mấy thanh niên hốt hoảng đóng cửa, dòng người dưới đường nghe tiếng kêu ngước nhìn càng nhiều thì mấy thanh niên càng hoảng.
Xe đến Cầu Đuống, một thanh niên quyết nhào ra khỏi xe, nhảy xuống sông. Chúng tôi hốt hoảng giữ anh ta lại. Anh ta nói: “Cứ bỏ cháu ra, cháu thà chết dưới sông còn hơn rơi vào tay bọn bán nước, nhục lắm các chú ơi”. Nhưng cũng may, khi anh ta nhảy xuống đất thì lúc đó xe đã chạy qua cầu. Mấy thanh niên bặm trợn kia bảo dừng xe nhảy xuống đi bắt lại, nhưng chưa kịp bắt họ thì mấy người khác đồng loạt nhảy xuống. Còn tôi và vài người phụ nữ, người có tuổi ở lại trên xe. Tôi nghĩ: Việc gì phải nhảy xuống, cứ đối mặt xem một lần những người bắt dân yêu nước mặt mũi và nhận thức của họ ra sao.
Thế rồi xe đến Trại Lộc Hà.
Xe đến Cầu Đuống, một thanh niên quyết nhào ra khỏi xe, nhảy xuống sông. Chúng tôi hốt hoảng giữ anh ta lại. Anh ta nói: “Cứ bỏ cháu ra, cháu thà chết dưới sông còn hơn rơi vào tay bọn bán nước, nhục lắm các chú ơi”. Nhưng cũng may, khi anh ta nhảy xuống đất thì lúc đó xe đã chạy qua cầu. Mấy thanh niên bặm trợn kia bảo dừng xe nhảy xuống đi bắt lại, nhưng chưa kịp bắt họ thì mấy người khác đồng loạt nhảy xuống. Còn tôi và vài người phụ nữ, người có tuổi ở lại trên xe. Tôi nghĩ: Việc gì phải nhảy xuống, cứ đối mặt xem một lần những người bắt dân yêu nước mặt mũi và nhận thức của họ ra sao.
Thế rồi xe đến Trại Lộc Hà.
Trại Lộc Hà
Xe vào trại, những thanh niên trên xe nhảy xuống, viên mặc áo công an nói lý nhí: “Xin các bác thông cảm, bọn cháu cũng chỉ làm theo mệnh lệnh thôi”. Chẳng buồn đáp lại, chúng tôi xuống xe.
Đây là một trại dùng để nhốt gái mại dâm, những kẻ nghiện xì ke, ma túy, trộm cắp… trước đây có tên rất “mỹ miều”: Trại phục hồi nhân phẩm. Không rõ quá trình phục hồi ở đây xong, những người từ đây ra nhân phẩm có được phục hồi hay không thì chưa rõ. Nhưng mấy tiếng đồng hồ ở trại, chúng tôi e rằng đối tượng cần phục hồi nhân phẩm ở đây, chính là lớp cán bộ, công an tiếp xúc với chúng tôi ở đó. Chừng như thấy cái tên nghe cũng hơi “nhạy cảm” khi mỗi lần người ta tiếp xúc với cán bộ ở đây, nên mới đổi thành Trung tâm Lưu trú Lộc Hà.
Ở Việt Nam, có lắm loại nơi giam giữ, cầm giữ con người với những cái tên rất đẹp. Nơi nhốt người bán dâm, ma túy, trộm cắp… không qua xét xử – nghĩa là tùy thích của một công dân khác – được gọi là Trại Phục hồi nhân phẩm hay Trung tâm lưu trú. Nghe đơn giản và trìu mến, nhân đạo quá. Cũng không khác gì nhà tù là mấy, vì vào đó coi như mất tự do. Ngoài những Trung tâm này, nhà nước ta còn sáng tác thêm nhiều nơi khác như Cơ sở giáo dục. Thanh Hà ở Vĩnh Phúc là một trong nhiều nơi giam giữ, nhốt người theo kiểu tù đó mà Bùi Minh Hằng đã cảm nhận rất chi tiết. Vì vậy, Việt Nam số lượng nhà tù theo thống kê chưa phải là quá nhiều?
Quả thật, về môn sáng tạo từ ngữ thay thế, phải công nhận sự tài tình của “Đảng ta” qua những vấn đề có tính “nhạy cảm” này.
Đây là một trại dùng để nhốt gái mại dâm, những kẻ nghiện xì ke, ma túy, trộm cắp… trước đây có tên rất “mỹ miều”: Trại phục hồi nhân phẩm. Không rõ quá trình phục hồi ở đây xong, những người từ đây ra nhân phẩm có được phục hồi hay không thì chưa rõ. Nhưng mấy tiếng đồng hồ ở trại, chúng tôi e rằng đối tượng cần phục hồi nhân phẩm ở đây, chính là lớp cán bộ, công an tiếp xúc với chúng tôi ở đó. Chừng như thấy cái tên nghe cũng hơi “nhạy cảm” khi mỗi lần người ta tiếp xúc với cán bộ ở đây, nên mới đổi thành Trung tâm Lưu trú Lộc Hà.
Ở Việt Nam, có lắm loại nơi giam giữ, cầm giữ con người với những cái tên rất đẹp. Nơi nhốt người bán dâm, ma túy, trộm cắp… không qua xét xử – nghĩa là tùy thích của một công dân khác – được gọi là Trại Phục hồi nhân phẩm hay Trung tâm lưu trú. Nghe đơn giản và trìu mến, nhân đạo quá. Cũng không khác gì nhà tù là mấy, vì vào đó coi như mất tự do. Ngoài những Trung tâm này, nhà nước ta còn sáng tác thêm nhiều nơi khác như Cơ sở giáo dục. Thanh Hà ở Vĩnh Phúc là một trong nhiều nơi giam giữ, nhốt người theo kiểu tù đó mà Bùi Minh Hằng đã cảm nhận rất chi tiết. Vì vậy, Việt Nam số lượng nhà tù theo thống kê chưa phải là quá nhiều?
Quả thật, về môn sáng tạo từ ngữ thay thế, phải công nhận sự tài tình của “Đảng ta” qua những vấn đề có tính “nhạy cảm” này.
Nay những trại, những cơ sở đó bổ sung
thêm những đối tượng như chúng tôi: Những nhà văn, nhà báo, kỹ sư, cử
nhân, nông dân và học sinh… dám chống Trung Cộng xâm lược lãnh thổ, lãnh
hải, dám yêu nước không chờ giấy phép. Chỉ vì đó là anh bạn vàng của
“Đảng ta”.
Vào một phòng khá rộng, có cái bảng:
Phòng chờ xử lý vi phạm. Khi tôi đến, ở đó đã có mấy chục người. Hàng
loạt công an được huy động xanh cả cửa đi, cửa sổ và ghế ngồi bên ngoài
để canh giữ chúng tôi. Cẩn mật và hệ trọng, cứ như sểnh ra là chúng tôi
giữ lại được biển đảo không chừng.
Bên cạnh phòng chờ xử lý vi phạm, là một
dãy buồng có những chiếc giường, có cửa gỗ đóng kín. Nhìn qua, cứ như
một nhà chứa loại tồi. Chiều giường mốc thếch, bụi bặm, chứng tỏ ở đây
ít khách. Một người nói: “Trại này may có chúng ta mà có việc, chứ bình thường chắc chẳng có ma nào đến”? Một người khác vẻ hiểu đời: “Bà
nhầm đấy, đây mới là nơi ra tiền đấy các bà ạ. Bà biết bây giờ vào trại
dễ thế này, nhưng ra trại thì cần phải có cái gì để ra không? Bác dẫn
đầu cả đấy”. Cả phòng nhao nhao, mỗi người một tiếng. Mấy chàng trai trẻ thì cười hô hố: “Được cái ở đây mà cán bộ muốn tham nhũng thì đỡ cái khoản đi cave, sẵn lắm và dễ chọn, nhỉ”.
Tất cả vào phòng, già trẻ ngồi, đứng lố
nhố, có cả bà mẹ Trần Thúy Nga bế em bé Tài mới 5 tháng tuổi. Khổ thân
cậu bé, cứ ngủ lăn lóc, kệ công an dọa nạt, canh gác, cũng không quan
tâm các bác hô vang khẩu hiệu Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam hay
của Trung Cộng. Nhìn cậu bé, tôi chợt nghĩ đến câu thơ của ai đó tố cáo
chế độ thối nát trước đây, được cho là của Hồ Chí Minh: Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi, phải theo mẹ đến ở nhà pha”. Vậy mà ngày xưa, chúng tôi đã từng tin rằng đời mình sẽ không còn chứng kiến cảnh đau lòng đó.
Mọi người tíu tít hỏi thăm nhau quê quán, chỗ làm…
Tôi gặp nhà văn Thùy Linh, Blogger Nguyễn Tường Thụy, Kỹ sư Lã Việt Dũng, Thương binh doanh nhân Phan Trọng Khang… là những người tôi có quen biết ở ngoài, ngoài ra còn một số bạn trẻ tôi chưa quen biết.
Ngay khi vào trại, mọi người đã được phổ biến nội quy của Trại cho nhau. Đây là những người có kinh nghiệm bị bắt khi biểu tình chống Trung Cộng xâm lược đã được đám côn đồ mời về đây nhiều lần. Trước hết, họ sẽ nhốt tất cả lại, sau đó xé lẻ từng người đi làm biên bản vi phạm. Dù anh cãi, dù anh không đồng ý, thì biên bản vẫn được lập và nếu không ký, thì vẫn phải lăn tay. Biện pháp để lăn tay vào giấy của công an ở đây khá độc đáo. Bốn người sẽ giữ chặt tay bạn, bẻ quặt lại nhúng vào bản mực đen và chỗ ghế ngồi đã để sẵn tờ giấy, chỉ cần ấn xuống, gí ngón tay vào đó là coi như bạn đã đồng ý với biên bản và lấy tàng thư vân tay xong. Biên bản này sẽ là cơ sở để chính quyền ra kỷ luật, cảnh cáo, quản chế tại địa phương… như Ls Lê Quốc Quân đã từng phải nhận. Ít nhất, thì cũng coi như có vết đen vì từng có tiền sử về tội dám chống Trung Cộng xâm lược, dù hợp lòng dân nhưng ngược ý Đảng. Nếu ra khỏi trại mà anh tố cáo chuyện bị đánh đập, thì vô chứng cứ nhé, còn người dân Việt Nam, sẽ chỉ chép miệng: Công an đánh là đúng chứ sao, vào trại mà không bị đánh mới là lạ. Ở ngoài đường nó còn đánh, huống chi vào nhà tù.
Đang ngồi nói chuyện, một cậu bé ra nói với chúng tôi: “Các cô các chú ơi, cháu vừa phải ký và điểm chỉ, bốn thằng đánh cháu bắt cháu ký biên bản”. Bùi Minh Hằng hỏi: Vậy cháu ký khi nào và ký cái gì? Cậu bé kể lại: Chúng nó đưa cháu vào một phòng riêng, sau đó nó hỏi tên cháu, cháu nói xong, hỏi đến tên bố mẹ, cháu bảo: Tôi không nói tên Bố mẹ tôi, vì đây là bí mật đời tư của tôi. Thế là đang ngọt nhạt, thì bốn thằng vào đánh cháu túi bụi và chửi: ĐM mày, mày không nói mà được à? Rồi bắt cháu ký và điểm chỉ. Tất cả đều phẫn nộ nghĩ đến lượt mình và đồng thanh tuyên bố: Chúng ta không có tội gì ngoài một tội duy nhất là Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Nếu chúng nó vào bắt đi làm việc, thì chẳng có việc gì mà làm riêng, nên phải làm việc công khai, tập thể giám sát.
Tôi gặp nhà văn Thùy Linh, Blogger Nguyễn Tường Thụy, Kỹ sư Lã Việt Dũng, Thương binh doanh nhân Phan Trọng Khang… là những người tôi có quen biết ở ngoài, ngoài ra còn một số bạn trẻ tôi chưa quen biết.
Ngay khi vào trại, mọi người đã được phổ biến nội quy của Trại cho nhau. Đây là những người có kinh nghiệm bị bắt khi biểu tình chống Trung Cộng xâm lược đã được đám côn đồ mời về đây nhiều lần. Trước hết, họ sẽ nhốt tất cả lại, sau đó xé lẻ từng người đi làm biên bản vi phạm. Dù anh cãi, dù anh không đồng ý, thì biên bản vẫn được lập và nếu không ký, thì vẫn phải lăn tay. Biện pháp để lăn tay vào giấy của công an ở đây khá độc đáo. Bốn người sẽ giữ chặt tay bạn, bẻ quặt lại nhúng vào bản mực đen và chỗ ghế ngồi đã để sẵn tờ giấy, chỉ cần ấn xuống, gí ngón tay vào đó là coi như bạn đã đồng ý với biên bản và lấy tàng thư vân tay xong. Biên bản này sẽ là cơ sở để chính quyền ra kỷ luật, cảnh cáo, quản chế tại địa phương… như Ls Lê Quốc Quân đã từng phải nhận. Ít nhất, thì cũng coi như có vết đen vì từng có tiền sử về tội dám chống Trung Cộng xâm lược, dù hợp lòng dân nhưng ngược ý Đảng. Nếu ra khỏi trại mà anh tố cáo chuyện bị đánh đập, thì vô chứng cứ nhé, còn người dân Việt Nam, sẽ chỉ chép miệng: Công an đánh là đúng chứ sao, vào trại mà không bị đánh mới là lạ. Ở ngoài đường nó còn đánh, huống chi vào nhà tù.
Đang ngồi nói chuyện, một cậu bé ra nói với chúng tôi: “Các cô các chú ơi, cháu vừa phải ký và điểm chỉ, bốn thằng đánh cháu bắt cháu ký biên bản”. Bùi Minh Hằng hỏi: Vậy cháu ký khi nào và ký cái gì? Cậu bé kể lại: Chúng nó đưa cháu vào một phòng riêng, sau đó nó hỏi tên cháu, cháu nói xong, hỏi đến tên bố mẹ, cháu bảo: Tôi không nói tên Bố mẹ tôi, vì đây là bí mật đời tư của tôi. Thế là đang ngọt nhạt, thì bốn thằng vào đánh cháu túi bụi và chửi: ĐM mày, mày không nói mà được à? Rồi bắt cháu ký và điểm chỉ. Tất cả đều phẫn nộ nghĩ đến lượt mình và đồng thanh tuyên bố: Chúng ta không có tội gì ngoài một tội duy nhất là Yêu tổ quốc, yêu đồng bào. Nếu chúng nó vào bắt đi làm việc, thì chẳng có việc gì mà làm riêng, nên phải làm việc công khai, tập thể giám sát.
Đang
ngồi, một đứa không sắc phục,không bảng hiệu cứ ghé máy quay phim nhằm
chúng tôi mà quay. Tôi phản đối: Chúng tôi không đồng ý để anh quay hình
ảnh chúng tôi ở đây. Anh là ai mà dám vào đây quay phim? Anh ta nói: Tôi là nhà báo.
Mọi người đòi xem thẻ và giấy giới thiệu, ngay lập tức một đàn công an
trẻ xông đến cãi cọ. Một đứa chừng mới khoảng gần hai mươi gì đó, nói
năng rất hỗn hào với cả cụ già gần 70 làm mọi người bất bình và yêu cầu
đuổi ra ngoài. Nhưng tên “nhà báo” vẫn thậm thụt cùng với nhiều máy quay
nữa chĩa vào chúng tôi. Thật ra, nói cho có chuyện với họ vậy thôi, chứ
hình ảnh chúng tôi và nhất là tôi, thì CA Hà Nội chắc phải mất khá
nhiều ổ cứng mới chứa đủ rồi.
Nhưng,
mọi người đang lơ là cảnh giác, thì một công an quật ngã Trương Văn
Dũng ngay tại nền cửa ra vào. Mọi người đồng loạt phản đối, Chị Nga nói:
“Mày bắt bớ, đánh đập người yêu nước chống Trung Quốc, vậy mày làm việc cho bọn Tàu xâm lược à?” Anh ta tỉnh bơ: “Chuẩn luôn”
Hết
nói, đành bó tay với công an. Hình như cái thói coi thường người dân,
hống hách và nhiều khi là mất dạy họ được học từ khi mới vào ngành? Ngồi
nói chuyện với một chú lính công an nghĩa vụ, chú có vẻ khá hiểu vấn đề
và suy nghĩ về nghề công an. Tôi hỏi: “Cái Phân khu A lưu giữ ấy đang chuẩn bị chỗ cho bọn chú phải không?” Cậu bảo: “Các chú có phải là mại dâm, xì ke đâu mà vào đó”. Tôi bảo: “Nhưng yêu nước với xì ke và mại dâm, trộm cắp giờ coi như ngang nhau rồi cháu ạ”.
Chú phản đối. Thế nhưng, chỉ hơn một vài tiếng sau, hòa cùng với dàn
các cảnh sát, an ninh lẫn với côn đồ, cậu ta hung hăng và tỏ ra sắt máu
nhất.
Một xe phá sóng được điều từ Hà Nội sang lắp khẩn cấp ngay bên ngoài cửa sổ phá sóng điện thoại và mọi liên lạc với bên ngoài. Tình trạng cứ như đây là ổ giám điệp của nhân dân không bằng.
Sau vài tiếng kể từ khi bị bắt, cơm hộp được chuyển vào để đó, mọi người không ai nói gì, chẳng ai buồn ăn. Nhưng mấy cậu thanh niên động viên: “Ăn đi các bác, đây cũng là tiền thuế của dân ta cả thôi, bọn chúng nó làm gì ra tiền, nên đây là cơm của chúng ta, ta phải ăn mà chiến đấu”.
Quá trưa, mọi người ăn xong, thì đã thấy bên ngoài rậm rịch xe cộ các loại ra vào tấp nập. Hàng loạt công an mặc sắc phục đủ loại và những người không sắc phục gì bao vây phòng ở. Tất cả mặt mũi bặm trợn và đe dọa. Thoáng thấy bên ngoài tên An ninh Khương chạy đi, chạy lại với cái mũ lưỡi trai luôn trên đầu che đôi mắt vẫn mang kính. Cũng thấp thoáng những người không sắc phục, chúng tôi nhận ra khá nhiều gương mặt khá quen, chỉ biết họ làm nghề công an, nhưng khi nào cũng giấu diếm và lén lút.
Chúng tôi bảo nhau, chắc chuẩn bị vào cuộc và mọi người nhắc nhau sẵn sàng.
(Còn tiếp)
Hà Nội, ngày 4/6/2013. Kỷ niệm 24 năm sự kiện Thiên An Môn
· J.B Nguyễn Hữu Vinh
Một xe phá sóng được điều từ Hà Nội sang lắp khẩn cấp ngay bên ngoài cửa sổ phá sóng điện thoại và mọi liên lạc với bên ngoài. Tình trạng cứ như đây là ổ giám điệp của nhân dân không bằng.
Sau vài tiếng kể từ khi bị bắt, cơm hộp được chuyển vào để đó, mọi người không ai nói gì, chẳng ai buồn ăn. Nhưng mấy cậu thanh niên động viên: “Ăn đi các bác, đây cũng là tiền thuế của dân ta cả thôi, bọn chúng nó làm gì ra tiền, nên đây là cơm của chúng ta, ta phải ăn mà chiến đấu”.
Quá trưa, mọi người ăn xong, thì đã thấy bên ngoài rậm rịch xe cộ các loại ra vào tấp nập. Hàng loạt công an mặc sắc phục đủ loại và những người không sắc phục gì bao vây phòng ở. Tất cả mặt mũi bặm trợn và đe dọa. Thoáng thấy bên ngoài tên An ninh Khương chạy đi, chạy lại với cái mũ lưỡi trai luôn trên đầu che đôi mắt vẫn mang kính. Cũng thấp thoáng những người không sắc phục, chúng tôi nhận ra khá nhiều gương mặt khá quen, chỉ biết họ làm nghề công an, nhưng khi nào cũng giấu diếm và lén lút.
Chúng tôi bảo nhau, chắc chuẩn bị vào cuộc và mọi người nhắc nhau sẵn sàng.
(Còn tiếp)
Hà Nội, ngày 4/6/2013. Kỷ niệm 24 năm sự kiện Thiên An Môn
· J.B Nguyễn Hữu Vinh