Tổng thuật của TS Nguyễn Hồng Kiên
TẠI SAO Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và là người phát ngôn của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý LẠI CÓ THỂ PHỦ NHẬN TẤT CẢ CÁC KẾT QUẢ ĐÓNG GÓP SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP, KHI BẢO "Không đưa vấn đề ban hành luật về Đảng" -
BỎ QUA Hội nghị góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, do Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 19/2, NƠI ÔNG Ông
Hoàng Thái, nguyên Ủy viên Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam PHÁT BIỂU: "“Nhà nước, Quốc hội, mặt trận đều có luật mà Đảng không có luật, phải có luật để công khai minh bạch, tránh tùy tiện"
BỎ QUA Ý KIẾN CỦA ÔNG Nguyên Phó Tổng thư ký UB TƯ MTTQ Việt Nam Lê
Quang Vịnh: "Nếu chỉ nói về chuyện tổ chức Đảng phải chịu sự giám sát của nhân dân song không xúc tiến để ban hành luật thì sẽ chỉ là khẩu hiệu, là mệnh lệnh mà thôi."
BỎ SỌT RÁC CẢ Phát biểu tại hội nghị góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992
sáng 27/2, giáo sư Nguyễn Quang Thái (Tổng thư ký Hội khoa học kinh tế):
"Có một đạo luật về hoạt động của Đảng để giám sát, phản biện thì sẽ giảm một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói".
NHƯNG ĐÂY LÀ 02 Ý KIẾN CỦA CHÍNH CÁC ĐẢNG VIÊN CÓ CHỨC VỤ CAO CỦA ĐCSVN:
- Cần có cơ chế giám sát trách nhiệm của Đảng để “không cho phép Đảng lãnh đạo trở thành đảng trị, với những đặc quyền đặc lợi” (tọa đàm góp ý
cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (HP) 1992 do tạp chí Cộng Sản phối hợp
với ĐHQG TP.HCM tổ chức, sáng 9/3. -
- Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM, Chủ tịch HĐND
TP.HCM khẳng định quan điểm duy trì Điều 4 là đương nhiên, nhưng cần làm
rõ trách nhiệm của đảng viên và tổ chức Đảng trước pháp luật và nhân
dân về các quyết định của mình. Nên có một đạo luật riêng về Đảng trên giấy tờ cụ thể, chứ không thể nói chung chung được.
LÝ XỰ CỦA ÔNG LÝ CÒN CÙN HƠN DLV:
"Có ý kiến đề nghị làm rõ hơn cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước và xã hội, cơ chế chịu trách nhiệm của Đảng và cơ chế để nhân dân
giám sát Đảng. Ý kiến này đề nghị cần có Luật về Đảng Cộng sản Việt Nam
nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Đảng thực thi vai trò, sứ mệnh lịch sử của
mình đối với Nhà nước và xã hội, tạo sự minh bạch trong hoạt động của
Đảng, tạo cơ sở cho nhân dân giám sát hoạt động của tổ chức Đảng và đảng
viên.
Về vấn đề này, Ủy ban DTSĐHP nhận thấy, Đảng ta là Đảng cầm quyền,
lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo thông qua Cương lĩnh, chiến
lược, các định hướng và chính sách, chủ trương lớn của mình...
Cách thức, nội dung lãnh đạo được thể hiện linh hoạt, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn, từng thời kỳ. Bên cạnh đó, quy định mọi
tổ chức Đảng, đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật hiện đã là một bảo đảm quan trọng để nhân dân có điều kiện
giám sát, giúp cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn, xứng
đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Hơn nữa, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cũng là vấn đề
đang được tổng kết, nghiên cứu. Vì vậy, Ủy ban DTSĐHP đề nghị Quốc hội không đưa vấn đề ban hành luật về Đảng vào Dự thảo Hiến pháp."
ĐÂY NỮA Ạ:
- Hiến pháp cần có một chương về Đảng
(VOV) - Đây là ý kiến của PGS-TS Ngô Huy Tiếp, Học viện Xây dựng Đảng, trong hội thảo về góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 -
(VOV) - Đây là ý kiến của PGS-TS Ngô Huy Tiếp, Học viện Xây dựng Đảng, trong hội thảo về góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 -