Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Không nên ăn khi xem truyền hình quốc gia

Hôm qua, nhìn những chiếc máy bay không người lái Made in Vịt mà truyền hình quốc gia hân hoan đưa tin rằng: Lần đầu tiên chế tạo thành công ở Việt Nam cả nhà mình cười không ngậm miệng lại được.
Không cười không được khi có tờ báo thậm chí còn dùng từ “xuất kích” cho những mẫu máy bay chạy đà bằng ô tô, y như trẻ con kéo diều, hay được bắn lên trời trong một công cụ như cái súng cao su.
Thế nào nhỉ, đểu đểu y chiếc máy bay không người lái của trẻ con, kêu to như một cái công nông.
Phiên bản máy bay không người lái (UAV) đầu tiên có tên là phi cơ Sperry Aerial Torpedo đã ra đời tại Mỹ năm 1917. Chúng, mang đầy thuốc nổ TNT lao thẳng vào căn cứ của đối phương như những máy bay cảm tử. Cuối năm đó, những chiếc Kettering Torpedo Aerial có khả năng mang khối thiết bị và vũ khí có trọng lượng 136kg, có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách 120 km với tốc độ 80km/h.

Nói đến UAV, có lẽ không thể không nhắc tới V-1 của anh Hitler, ra đời năm 1944. Loại “bom bay” này có thể tấn công các mục tiêu ở Anh với trần bay 900m, vận tốc 640km/h, phạm vi hoạt động lên tới 250km và khả năng mang khối lượng thuốc nổ nặng gần 1 tấn.
100 năm sau, công nghệ UAV đã phát triển tới mức những chiếc trực thăng không người lái trinh sát siêu nhỏ Black Hornet Nano của quân đội Anh nặng chỉ 16 gam, bé bằng con chuồn chuồn đại. Hay Isarael, có chiếc Harop, một máy bay không người lái tiến công (UCAV), dùng để tiêu diệt các mục tiêu ưu tiên cao như bệ phóng tên lửa hay radar. Mỹ sau những Predator, Global Hawk và Reaper thì đang cùng lúc phát triển UAV cảm tử và UAV không tiếng động. Hay Ấn Độ, là một chiếc UAV tàng hình. Chẳng nói đâu xa, ngay “láng giềng hữu nghị” của chúng ta bên cạnh những chiếc UAV tàng hình, đã có các mẫu Wing Loong, hay C4-H có thể mang theo 4 tên lửa, bay liên tục trong 30 tiếng, xuất đi khắp nơi trên thế giới, chắc trừ Việt Nam. Tướng Trung Quốc Peng Guoqian có lần còn phát biểu trên báo chí rằng UAV đã được sử dụng để chụp ảnh và do thám quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Còn chúng ta thì “vỗ ngực” với một chiếc UAV y xì như những chiếc máy bay Hàng Mã hay Made in Tập Cận Bình vẫn bán đầy ngoài chợ Tân Thanh mà trẻ con vẫn chơi.
Đây là thông số của “máy bay không người lái xứ Vịt”: AV.UAV.MS1: Chiều dài 1,0m; sải cánh 1,2m; khối lượng tối đa 4kg; tải có ích 1kg; bán kính hoạt động 2km; trần bay 200m; tốc độ lớn nhất 70 km/h; thời gian hoạt động trên không 1,0h; được trang bị camera chuyên dụng, cự ly truyền 2km. (Kinh phí không được tiết lộ).
Còn đây là tuyên bố của vị tiến sĩ chủ nhiệm đề tài “đề tài đã được đặt nền móng từ năm 2008 bởi nguyên Thứ trưởng Bộ Công An, Nguyễn Văn Hưởng… Sự kiện bay thử nghiệm thành công khẳng định các nhà khoa học, các kỹ sư thuộc Viện Công nghệ không gian – HTI thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chính thức ghi danh mình là những người Việt Nam đầu tiên tự nghiên cứu chế tạo thành công máy bay không người lái mang thương hiệu Việt Nam hoàn toàn bằng sự sáng tạo của người Việt Nam”.
Giá như vị tiến sĩ nọ phát biểu là đã hoàn thành giải ngân cục tiền thì đã đi một nhẽ. Sử ta còn ghi lại chiến công của anh Phạm Tuân “dép cao su bay vào vũ trụ nghiên cứu bèo hoa dâu nuôi lợn đó thôi. Đằng này lại xủng xoảng những ghi danh, thương hiệu, sáng tạo.
Không biết người ta nghiên cứu chiếc máy bay đồ chơi này để làm gì nữa.
Ngay sau khi bản tin được VTV và TTXVN đưa trong ngày 3-5, hôm nay, tờ Phương Đông của Trung Quốc loan tin “VN chính thức gia nhập CLB UVA”. Không hiểu khi đưa lại tin này tay phóng viên Phương Đông hàm có rớt xuống rốn?!

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"