STANFORD, California, ngày 9 tháng Năm, 2013 — Thay mặt 17 nhà hoạt động xã hội và chính trị, Giáo sư Allen Weiner, Giám Đốc Chương Trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu,
Đại Học Luật Stanford, đã gửi ra bình luận của ông để trả lời cho lời
phúc đáp của chính quyền Việt Nam đối với đơn đệ nạp lên Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện
(UNWGAD) hồi năm ngoái để đặt vấn đề về việc bắt giữ và giam cầm các
nhà hoạt động nêu trên. Giáo sư Weiner, cố vấn tư pháp cho những người
đệ đơn, bác bỏ lý lẽ bào chữa của chính quyền Việt Nam đã viện dẫn để
giam cầm các nhà hoạt động và ông lập lại lời yêu cầu cho Việt Nam thả
lập tức những người bị giam giữ để đền bù việc vi phạm nhân quyền bắt
nguồn từ việc bắt giữ tùy tiện và giam cầm họ.
Vào tháng 7 năm 2012, ông Weiner đã đại diện cho ông Francis ĐẶNG Xuân Diệu và các đồng sự đệ nạp đơn thỉnh cầu lên UNWGAD về việc họ bị bắt, bị xử và kết án bởi tòa án Việt Nam về những tội hình sự “có hành vi nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", “phá hoại đoàn kết quốc gia”, và tham gia “tuyên truyền chống Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.” Theo ông Weiner, những người bị giam giữ đã phải hứng chịu đủ loại vi phạm nhân quyền, kể cả những vi phạm các quyền căn bản về ngôn luận, hội họp và lập hội, cũng như những quyền hạn nhằm có được phiên tòa xét xử công bằng. Họ đã bị chính quyền Việt Nam kết án tùy tiện trong những phiên tòa xét xử kín trong thời gian từ tháng Năm 2012 và tháng Giêng 2013.
Bản thỉnh cầu đệ nạp lên cho UNGWAD, là cơ quan trách nhiệm việc tra xét những vụ bắt giữ tùy tiện, nhấn mạnh rằng việc bắt giữ và giam cầm những người đệ đơn đã vi phạm quyền được hưởng tiến trình tố tụng đúng đắng và xét xử công bằng mà thế giới đã đảm bảo trong Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) và những văn bản luật pháp quốc tế khác. Vào tháng vừa rồi, chính quyền Việt Nam đã đệ trình bản phúc đáp cho đơn đệ nạp, mà trong đó chỉ lập lại rằng những người đệ đơn đã bị kết án vì vi phạm luật pháp Việt Nam.
Bình luận về bản phúc đáp của Hà Nội, ý kiến của ông Weiner là: “Lập luận của Việt Nam chỉ đơn thuần thừa nhận việc họ sử dụng các điều khoản của luật pháp như một công cụ tước đoạt các quyền hạn của những người đệ đơn, những quyền hạn mà Việt Nam đã cam kết bảo đảm cho người dân dưới công pháp quốc tế.”
Ông Weiner cho biết, “Việt Nam đã viện dẫn hàng loạt các điều khoản luật pháp mập mờ để nhắm tấn công chọn lọc một số công dân Việt Nam mà tội của họ chỉ là tham gia vào các hoạt động bất bạo động về chính trị và xã hội”. “Những người đệ đơn bị kết tội và bị tuyên án tù dài nhiều năm chỉ vì những bài viết trên blog, ký tên vào các thỉnh nguyện thư, tham gia các cuộc biểu tình bất bạo động liên quan đến nhiều vấn đề, từ việc cổ xúy cho dân chủ đa nguyên cho đến chống đối bất công xã hội. Một số khác bị kết tội chỉ vì là thành viên của một đảng chính trị đối lập đấu tranh cho thay đổi chính trị ôn hòa tại Việt Nam. Nói ngắn gọn, họ thực thi những dạng chính đáng về việc biểu lộ chính trị ôn hòa được luật pháp quốc tế bảo vệ.”
Trong bản phúc đáp, chính quyền Việt Nam cáo buộc mười một người trong nhóm đệ đơn vì có dính đến một việc cụ thể: đó là “tham giữ các khóa huấn luyện tại nước ngoài” do Việt Tân, một đảng chính trị cổ xúy cho dân chủ, tổ chức. Nhà chức trách Việt Nam đã không cung cấp giải thích nào cho hữu lý tại sao tham gia vào một khóa học bất bạo động là một tội hình sự đối với luật pháp Việt Nam hay luật pháp quốc tế.
Những người đệ đơn gồm có: Ông Đặng Xuân Diệu, Ông Hồ Đức Hòa, Ông Nguyễn Văn Oai, Ông Chu Mạnh Sơn, Ông Đậu Văn Dương, Ông Trần Hữu Đức, Ông Lê Văn Sơn, Ông Nông Hùng Anh, Ông Nguyễn Văn Duyệt, Ông Nguyễn Xuân Anh, Ông Hồ Văn Oanh, Ông Thái Văn Dung, Ông Trần Minh Nhật, Bà Tạ Phong Tần, Ông Trần Vũ Anh Bình, Ông Nguyễn Đình Chương, và Ông Hoàng Phong.
UNWGAD hiện đang nhóm họp tại Geneva và có thể sẽ cho ra phán quyết về việc này sớm.
Thông tin phụ trội:
Xem bình luận ngày 25 tháng 4, 2013 về bản phúc đáp của Việt Nam cho đơn đệ nạp: Vietnam UNWGAD comments GOV reply w_annexes (25 APR 13).
Đơn đệ nạp nguyên thủy: UNWGAD Vietnam Petition (25 JUL 12).
Thông báo đầu tiên về bản đệ nạp tháng Bảy 2013 xem tại đây.
Bản cập nhập tháng Giêng 2013 xem tại đây.
Về ông Allen S. Weiner
Ông Allen S. Weiner là giáo sư dạy luật, giám đốc của Chương trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Đại Học Stanford và là đồng giám đốc của Trung Tâm về Xung Đột và Đàm Phán Quốc Tế của Đại Học Stanford. Ông là một học giả về luật quốc tế với kiến thức chuyên môn trong nhiều lãnh vực như luật an ninh quốc gia và quốc tế, luật chiến tranh, giải quyết xung đột quốc tế, và luật tội phạm quốc tế (kể cả công lý chuyển tiếp). Lãnh vực nghiên cứu của ông tập trung vào luật pháp quốc tế và đối sách cho mối đe dọa an ninh đương thời của khủng bố quốc tế và sự bành trướng của vũ khí sát hại hàng loạt. Ông còn khảo sát về mối liên hệ giữa luật pháp quốc tế và việc viện dẫn “quyền lực thời chiến” của Hoa Kỳ để đối phó với khủng bố. Trong lãnh vực giải quyết xung đột quốc tế, công trình nghiên cứu đa ngành của ông phân tích những rào cản cho việc giải quyết xung đột bạo động chính trị. Công trình nghiên cứu của ông Weiner chứa đựng nhiều kinh nghiệm thâm sâu; ông hành nghề luật quốc tế cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hơn một thập niên, cố vấn cho các quan chức lập chính sách, đàm phán các hiệp ước quốc tế, và đại diện cho Hoa Kỳ trong các vụ thưa kiện trước Tòa Án Tội Phạm Quốc Tế cho quốc gia Nam Tư cũ, Tòa Án Công Lý Quốc Tế, và Tòa Đòi Tài Sản Iran-Hoa Kỳ. Trước khi giảng dạy tại Đại Học Luật Stanford năm 2003, ông là luật sư cho Sứ Quán Hoa Kỳ tại [tòa án quốc tế] The Hague và là cố vấn luật trong Văn Phòng Cố Vấn Luật Pháp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ông từng là phụ tá cho Chánh Án John Steadman của Tòa Phúc Thẩm Washington DC.
Về Đại Học Luật Stanford
Đại Học Luật Stanford (www.law.stanford.edu) là một trong những thể chế hàng đầu của Hoa Kỳ về học vấn và nghiên cứu về luật pháp. Các sinh viên tốt nghiệp trở thành một trong những nhóm có tầm ảnh hưởng trong ngành lập pháp, chính trị, kinh doanh, và công nghệ cao. Các giáo sư của trường ra tranh luận trước Tòa Án Tối Cao Pháp Viện, điều trần trước Quốc Hội, soạn những bài viết phân tích và nghiên cứu, và đóng góp thường xuyên cho giới báo chí trong vai trò chuyên gia về luật pháp và chính sách. Đại Học Luật Stanford thiết lập một mô hình mới về giáo dục luật pháp để cung ứng một học vấn đa ngành chặt chẽ, kinh nghiệm liền tay, cái nhìn toàn cầu và trọng tâm vào phục vụ công chúng, khởi đầu cho một phong trào thay đổi.
Vào tháng 7 năm 2012, ông Weiner đã đại diện cho ông Francis ĐẶNG Xuân Diệu và các đồng sự đệ nạp đơn thỉnh cầu lên UNWGAD về việc họ bị bắt, bị xử và kết án bởi tòa án Việt Nam về những tội hình sự “có hành vi nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", “phá hoại đoàn kết quốc gia”, và tham gia “tuyên truyền chống Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.” Theo ông Weiner, những người bị giam giữ đã phải hứng chịu đủ loại vi phạm nhân quyền, kể cả những vi phạm các quyền căn bản về ngôn luận, hội họp và lập hội, cũng như những quyền hạn nhằm có được phiên tòa xét xử công bằng. Họ đã bị chính quyền Việt Nam kết án tùy tiện trong những phiên tòa xét xử kín trong thời gian từ tháng Năm 2012 và tháng Giêng 2013.
Bản thỉnh cầu đệ nạp lên cho UNGWAD, là cơ quan trách nhiệm việc tra xét những vụ bắt giữ tùy tiện, nhấn mạnh rằng việc bắt giữ và giam cầm những người đệ đơn đã vi phạm quyền được hưởng tiến trình tố tụng đúng đắng và xét xử công bằng mà thế giới đã đảm bảo trong Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) và những văn bản luật pháp quốc tế khác. Vào tháng vừa rồi, chính quyền Việt Nam đã đệ trình bản phúc đáp cho đơn đệ nạp, mà trong đó chỉ lập lại rằng những người đệ đơn đã bị kết án vì vi phạm luật pháp Việt Nam.
Bình luận về bản phúc đáp của Hà Nội, ý kiến của ông Weiner là: “Lập luận của Việt Nam chỉ đơn thuần thừa nhận việc họ sử dụng các điều khoản của luật pháp như một công cụ tước đoạt các quyền hạn của những người đệ đơn, những quyền hạn mà Việt Nam đã cam kết bảo đảm cho người dân dưới công pháp quốc tế.”
Ông Weiner cho biết, “Việt Nam đã viện dẫn hàng loạt các điều khoản luật pháp mập mờ để nhắm tấn công chọn lọc một số công dân Việt Nam mà tội của họ chỉ là tham gia vào các hoạt động bất bạo động về chính trị và xã hội”. “Những người đệ đơn bị kết tội và bị tuyên án tù dài nhiều năm chỉ vì những bài viết trên blog, ký tên vào các thỉnh nguyện thư, tham gia các cuộc biểu tình bất bạo động liên quan đến nhiều vấn đề, từ việc cổ xúy cho dân chủ đa nguyên cho đến chống đối bất công xã hội. Một số khác bị kết tội chỉ vì là thành viên của một đảng chính trị đối lập đấu tranh cho thay đổi chính trị ôn hòa tại Việt Nam. Nói ngắn gọn, họ thực thi những dạng chính đáng về việc biểu lộ chính trị ôn hòa được luật pháp quốc tế bảo vệ.”
Trong bản phúc đáp, chính quyền Việt Nam cáo buộc mười một người trong nhóm đệ đơn vì có dính đến một việc cụ thể: đó là “tham giữ các khóa huấn luyện tại nước ngoài” do Việt Tân, một đảng chính trị cổ xúy cho dân chủ, tổ chức. Nhà chức trách Việt Nam đã không cung cấp giải thích nào cho hữu lý tại sao tham gia vào một khóa học bất bạo động là một tội hình sự đối với luật pháp Việt Nam hay luật pháp quốc tế.
Những người đệ đơn gồm có: Ông Đặng Xuân Diệu, Ông Hồ Đức Hòa, Ông Nguyễn Văn Oai, Ông Chu Mạnh Sơn, Ông Đậu Văn Dương, Ông Trần Hữu Đức, Ông Lê Văn Sơn, Ông Nông Hùng Anh, Ông Nguyễn Văn Duyệt, Ông Nguyễn Xuân Anh, Ông Hồ Văn Oanh, Ông Thái Văn Dung, Ông Trần Minh Nhật, Bà Tạ Phong Tần, Ông Trần Vũ Anh Bình, Ông Nguyễn Đình Chương, và Ông Hoàng Phong.
UNWGAD hiện đang nhóm họp tại Geneva và có thể sẽ cho ra phán quyết về việc này sớm.
Thông tin phụ trội:
Xem bình luận ngày 25 tháng 4, 2013 về bản phúc đáp của Việt Nam cho đơn đệ nạp: Vietnam UNWGAD comments GOV reply w_annexes (25 APR 13).
Đơn đệ nạp nguyên thủy: UNWGAD Vietnam Petition (25 JUL 12).
Thông báo đầu tiên về bản đệ nạp tháng Bảy 2013 xem tại đây.
Bản cập nhập tháng Giêng 2013 xem tại đây.
Về ông Allen S. Weiner
Ông Allen S. Weiner là giáo sư dạy luật, giám đốc của Chương trình Luật Quốc Tế và Đối Chiếu của Đại Học Stanford và là đồng giám đốc của Trung Tâm về Xung Đột và Đàm Phán Quốc Tế của Đại Học Stanford. Ông là một học giả về luật quốc tế với kiến thức chuyên môn trong nhiều lãnh vực như luật an ninh quốc gia và quốc tế, luật chiến tranh, giải quyết xung đột quốc tế, và luật tội phạm quốc tế (kể cả công lý chuyển tiếp). Lãnh vực nghiên cứu của ông tập trung vào luật pháp quốc tế và đối sách cho mối đe dọa an ninh đương thời của khủng bố quốc tế và sự bành trướng của vũ khí sát hại hàng loạt. Ông còn khảo sát về mối liên hệ giữa luật pháp quốc tế và việc viện dẫn “quyền lực thời chiến” của Hoa Kỳ để đối phó với khủng bố. Trong lãnh vực giải quyết xung đột quốc tế, công trình nghiên cứu đa ngành của ông phân tích những rào cản cho việc giải quyết xung đột bạo động chính trị. Công trình nghiên cứu của ông Weiner chứa đựng nhiều kinh nghiệm thâm sâu; ông hành nghề luật quốc tế cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hơn một thập niên, cố vấn cho các quan chức lập chính sách, đàm phán các hiệp ước quốc tế, và đại diện cho Hoa Kỳ trong các vụ thưa kiện trước Tòa Án Tội Phạm Quốc Tế cho quốc gia Nam Tư cũ, Tòa Án Công Lý Quốc Tế, và Tòa Đòi Tài Sản Iran-Hoa Kỳ. Trước khi giảng dạy tại Đại Học Luật Stanford năm 2003, ông là luật sư cho Sứ Quán Hoa Kỳ tại [tòa án quốc tế] The Hague và là cố vấn luật trong Văn Phòng Cố Vấn Luật Pháp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ông từng là phụ tá cho Chánh Án John Steadman của Tòa Phúc Thẩm Washington DC.
Về Đại Học Luật Stanford
Đại Học Luật Stanford (www.law.stanford.edu) là một trong những thể chế hàng đầu của Hoa Kỳ về học vấn và nghiên cứu về luật pháp. Các sinh viên tốt nghiệp trở thành một trong những nhóm có tầm ảnh hưởng trong ngành lập pháp, chính trị, kinh doanh, và công nghệ cao. Các giáo sư của trường ra tranh luận trước Tòa Án Tối Cao Pháp Viện, điều trần trước Quốc Hội, soạn những bài viết phân tích và nghiên cứu, và đóng góp thường xuyên cho giới báo chí trong vai trò chuyên gia về luật pháp và chính sách. Đại Học Luật Stanford thiết lập một mô hình mới về giáo dục luật pháp để cung ứng một học vấn đa ngành chặt chẽ, kinh nghiệm liền tay, cái nhìn toàn cầu và trọng tâm vào phục vụ công chúng, khởi đầu cho một phong trào thay đổi.
Nguyên văn thư bình luận về Phúc Đáp của Việt Nam đối với Đơn Đệ Nạp đến Liên Hiệp Quốc
Ngày 25 tháng 4 năm 2013
Qua điện thư: wgad@ohchr.org
Bản chính đính kèm
Qua điện thư: wgad@ohchr.org
Bản chính đính kèm
Ông Malick Sow
Ủy Viên Trưởng
Nhóm Điều Tra về Giam Cầm Tùy Tiện
thuộc Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền
Văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Geneva
CH-1211, Geneva 10
Thụy Sĩ
V/v: Ông Francis Xavier Đặng Xuân Diệu cùng những người khác đ.v. Chính phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Kính thưa ông Sow,
Chúng tôi cám ơn ông vể lá thư ngày 12 tháng 4 năm 2013 trong đó ông đã chuyển đến chúng tôi thư trả lời của chính phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về thỉnh nguyện thư mà tôi đã gửi đến Nhóm Điều Tra về Giam Cầm Tùy Tiện liên quan đến vấn đề giam cầm tùy tiện ông Francis Xavier Đặng Xuân Diệu cùng những người khác. Tôi xin trân trọng gửi đến ông những quan điểm và nhân xét về thư trả lời của Chính phủ Việt Nam.
I. Chính phủ Việt Nam đã ban hành luật hình sự quốc nội để kết tội việc xử dụng quyền tự do phát biểu, tự do nhập hội và những quyền tự do căn bản khác là vi phạm các ràng buộc theo luật lệ quốc tế.
Trong thư trả lời của Chính phủ Việt Nam họ đã khẳng định chắc chắn rằng:
“Những người này bị bắt giữ, giam cầm và xử án không phải vì họ là những nhà báo và blogger, những nỗ lực của họ để báo cáo về các lãnh vực chính trị, xã hội và kinh tế (đoạn 2-4), việc thực thi quyền tự do phát biểu, suy nghĩ, tôn giáo, niềm tin và tụ họp (đoạn 5-7) hoặc những sinh hoạt có quan hệ đến một loạt những vấn đề khác trong xã hội (đoạn 19, 21). Nhưng những người này bị bắt giam vì họ đã vi phạm pháp luật.”
Luận cứ của [CP] Việt Nam tái xác nhận rằng họ xử dụng những quy định pháp lý nội bộ như công cụ để từ khước những quyền của những Người Đệ Đơn mà dưới luật quốc tế Việt Nam đã đồng ý bảo đảm cho nhân dân. Cũng như nhân vật Humpty Dumpty trong truyện Alice Trên Đất Thần Tiên (Alice in Wonderland) của tác giả Lewis Carroll đã xác định rằng “Khi tôi dùng một chữ, nó chỉ mang nghĩa nào mà tôi chọn cho nó – không hơn không kém,” [1] Chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng luật hình sự trong nước chỉ có nghĩa theo đúng như chính quyền chọn cho nó. Thật vậy, những Người Đệ Đơn này đã bị bắt, giam giữ, và đã bị xử theo các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam do phía Chính phủ Việt Nam trưng dụng để hình sự hóa các hoạt động mang tính bất bạo động liên quan đến quyền tự do ngôn luận, tự do nhập hội và các quyền căn bản khác được bảo đảm theo luật quốc tế .
Theo Điều 79 của Bộ luật hình sự, "Thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân," Chính phủ Việt Nam đã diễn nghĩa rằng thành viên của một đảng phái chính trị qua phương thức bất bạo động để kêu gọi dân chủ đa nguyên tại Việt Nam là "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân", và do đó bất hợp pháp.
Theo Điều 88 của Bộ luật hình sự, "Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam," Chính phủ Việt Nam cho rằng những phát biểu chỉ trích chính quyền là "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam", và do đó bất hợp pháp.
Như Nhóm Điều Tra đã tuyên bố đối với việc truy tố hình sự được thực hiện bởi Chính phủ Việt Nam dưới các quy định của Bộ luật Hình sự, tuy vậy, ngay cả khi việc khởi tố là theo quy định của luật trong nước, Nhóm Điều Tra vẫn phải "bảo đảm rằng luật pháp quốc gia phù hợp với các quy định quốc tế được nêu ra trong . . . các định chế quốc tế liên hệ mà Chính phủ quốc gia đó đã ký kết.” [2]
Vì nhiều luật tại Việt Nam cáo buộc các phát biểu chính trị ôn hòa cũng như các hoạt động ôn hòa, nên người dân có thể bị coi là kẻ vi phạm luật chỉ vì họ biểu lộ hay hành xử theo nhiệt tình của họ. Các tổ chức Quốc Tế đã ghi thành văn bản thói quen của Chính phủ Việt Nam tùy tiện bắt giữ công dân về tội thực thi các quyền căn bản của họ.
Gần đây nhất, Nghị quyết của Quốc hội Châu Âu [3] vào ngày 18 tháng 4 năm 2013, lên án "hành động vi phạm liên tục các quyền con người, bao gồm cả đe dọa về chính trị, xách nhiễu, tấn công, bắt bớ tùy tiện, kết án tù nặng nề và các phiên xử không công bằng đối với các blogger, các nhà bất đồng chính kiến trên mạng và những người tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam."
Ngoài ra, Hạ viện Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 9 năm 2012 đã đồng nhất thông qua Nghị quyết 484 [4] tuyên bố rằng việc bắt giữ trong năm 2011 các nhân vật Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Xuân Anh, Nông Hùng Anh, Paulus Lê Sơn, Thái Văn Dũng, và Trần Minh Nhật là một cuộc "đàn áp các công dân ủng hộ đa nguyên chính trị hoặc có quan hệ với các tổ chức ủng hộ dân chủ."
II. Chính phủ Việt Nam đã tùy tiện bắt giữ các Người Đệ Đơn ông Đậu Văn Dương, ông Chu Mạnh Sơn, ông Trần Hữu Đức, ông Trần Vũ Anh Bình, bà Tạ Phong Tần, vi phạm các quyền căn bản của họ theo luật quốc tế.
Quý vị có thể xem lại các lý lẽ của tôi chứng minh đây là sự vi phạm các quyền của những Người Đệ Đơn, được bảo đảm bởi luật quốc tế, trong các thư trước đây của tôi, gửi ngày 04 tháng 1 năm 2013, và trong đơn đầu tiên của tôi, gửi ngày 25 tháng 7 năm 2012. [5]
Các Người Đệ Đơn này, được mô tả trong thư trả lời của Chính phủ Việt Nam là đã bị kết án trong ba trường hợp riêng biệt (trường hợp 1-3) tất cả đều là các nhà báo trên mạng, các blogger, hoặc những nhà bảo vệ nhân quyền, đã tham dự các sinh hoạt huấn luyện về dân báo hoặc tham gia vào việc vận động cộng đồng. Họ đã viết bài đăng trên blog, đã ký thỉnh nguyện thư và tham gia các cuộc biểu tình bất bạo động về một loạt các vấn đề, bao gồm cả kêu gọi dân chủ đa đảng và chống bất công xã hội. Tóm lại, họ đã tham gia vào các hình thức hợp pháp nhằm bày tỏ chính trị ôn hòa.
Chính bản trả lời của Chính phủ Việt Nam cũng cho thấy rằng các Người Đệ Đơn đã bị kết án về hành vi được bảo vệ theo luật nhân quyền quốc tế. Chính phủ Việt Nam cáo buộc trong thư trả lời rằng ông Đậu Văn Dương, ông Chu Mạnh Sơn, Trần Hữu Đức (Trường hợp 1) là "viết ra, lưu trữ và phân phối truyền đơn" nhằm "kêu gọi và xúi giục đồng bào tẩy chay và phủ nhận kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội.” [6] Cho dù điều này có đúng đi nữa, thì đây vẫn chính là hình thức bày tỏ bất bạo động được bảo đảm bởi Điều 19(2) của Công ước Quốc tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR). Điều khoản này cho phép "Mọi người phải có quyền tự do bày tỏ; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng ở mọi thể loại." [7] Cũng tương tự như vậy khi Chính phủ Việt Nam khẳng định là ông Trần Vũ Anh Bình (Trường hợp 2) "đã sáng tác, thu nhặt, chỉnh sửa, và phổ biến một số lượng lớn các bài nhạc có nội dung chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam.” [8] Mặc dù Chính phủ Việt Nam khẳng định rằng bà Tạ Phong Tần "kêu gọi và tổ chức các cuộc biểu tình bất hợp pháp, tổ chức các cuộc bạo loạn, với mục tiêu gây bất ổn và rối loạn trong xã hội và gieo rắc hận thù chủng tộc," họ không hề cung cấp một bằng chứng nào cả để biện hộ cho các khẳng định vô căn cứ trên.
III. Chính phủ Việt Nam đã bắt giữ các Người Đệ Đơn ông Hồ Đức Hòa, ông Đặng Xuân Diệu, ông Lê Văn Sơn, ông Nguyễn Đình Cường, ông Nguyễn Văn Oai, ông Nông Hùng Anh, ông Nguyễn Xuân Anh, ông Thái Văn Dũng, ông Trần Minh Nhật, ông Nguyễn Văn Duyệt, và ông Hồ Văn Oanh là vi phạm các quyền của họ theo luật pháp quốc tế.
Phiên tòa trong trường hợp đầu tiên đối với các Người Đệ Đơn (trường hợp 3) đã được xét xử vào ngày 8-9, năm 2013, [9] với kết quả mười một người bị kết án khắc nghiệt từ 3 đến 13 năm tù giam, tiếp theo là nhiều năm quản thúc tại gia. [10]
A. Việc bắt giam và kết án những Người Đệ Đơn chỉ vì họ là thành viên của đảng Việt Tân, một đảng ủng hộ dân chủ, là vi phạm luật pháp quốc tế.
Thư trả lời của Chính phủ Việt Nam xác nhận rằng họ đã bắt giữ và kết án ít nhất mười một Người Đệ Đơn chỉ vì những người này "là thành viên" của Đảng Việt Tân ("Việt Tân"), một đảng ủng hộ dân chủ. [11] Nhóm Điều Tra đã nói đến hoàn cảnh trong đó những người bị "bắt giữ và bị kết án [bởi Chính phủ Việt Nam] vì sự giao tiếp của họ với Đảng Việt Tân, một đảng đối lập. . . có các hoạt động tập trung vào việc gia tăng sức mạnh cho nhân dân Việt Nam để tìm công bằng xã hội và bảo vệ quyền lợi của mình thông qua hành động dân sự bất bạo động.” [12] Nhóm Điều Tra xác định rằng việc bắt giữ và kết án những người này dựa trên căn bản họ là thành viên của Việt Tân đồng nghĩa với sự "tước đoạt quyền tự do của các Người Đệ Đơn chỉ vì họ thực thi các quyền tự do nhập hội và quyền được tham gia vào các việc công" và vi phạm quyền tự do nhập hội và quyền tham gia vào các việc công được bảo vệ bởi Điều 22 và Điều 25 của ICCPR, và rằng việc giam giữ của các thành viên của nhóm này "chỉ vì họ thực thi các quyền tự do nhập hội và quyền tham gia vào các việc công." [13]
Hơn thế nữa, trong một tuyên bố ngay sau phiên xử ngày 8-9 tháng 1năm 2013 của các Người Đệ Đơn, Phát ngôn nhân cho Cao ủy LHQ về Nhân quyền, ông Rupert Colville tuyên bố rằng: "Mặc dù Việt Tân là một tổ chức ôn hòa ủng hộ cải cách dân chủ, Chính phủ [VN] vẫn xem họ là một "tổ chức phản động." Không một ai trong số những người bị kết án đã bị cho là có hành vi bạo động gì." [14]
Trong thư trả lời, Chính phủ Việt Nam cáo buộc những Người Đệ Đơn nói trên đã dính dáng vào một hành động rõ ràng, đó là đã "tham dự các khóa huấn luyện ở nước ngoài" do Việt Tân tổ chức. [15] Nhà cầm quyền Việt Nam không cung cấp lời giải thích đáng tin cậy nào là tại sao tham dự khóa huấn luyện ôn hòa lại là một hành vi phạm tội hình sự theo luật Việt Nam cũng như luật quốc tế.
B. Việc tiến hành các thủ tục tố tụng đối với những Người Đệ Đơn vi phạm luật pháp quốc tế.
Thủ tục pháp lý đối với các Người Đệ Đơn mang đặc tính của những vi phạm nghiêm trọng các quyền con người theo luật quốc tế dành cho những bị cáo trong các thủ tục tố tụng hình sự.
Vào giữa tháng Tư, thân nhân của tám Người Đệ Đơn (Hồ Đức Hòa, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Xuân Anh, Paulus Lê Văn Sơn, Thái Văn Dũng, và Trần Minh Nhật) nhận được thông báo rằng phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An vào ngày 24 tháng 4 năm 2013. Tuy nhiên, kể từ ngày 19 tháng 4 năm 2013, phiên tòa đã bị đình hoãn vô thời hạn.
Điều 14(3)(b) của ICCPR bảo vệ quyền của mỗi bị cáo trong các vụ án hình sự rằng "họ được giao tiếp với luật sư do họ lựa chọn." Trong tất cả những trường hợp này, Chính phủ Việt Nam đã không cho các Người Đệ Đơn quyền tiếp cận tư vấn pháp lý trong suốt thời gian giam giữ trước phiên tòa, tại phiên toà, và trong thời gian sau đó để chuẩn bị kháng án. Chỉ khi người luật sư được gia đình họ thuê lên tiếng phản đối hành vi vi phạm này, chính phủ mới chịu để cho họ tiếp xúc với luật sư để chuẩn bị kháng án.
Theo một thư đề nghị của luật sư bào chữa Hà Huy Sơn, [16] Người Đệ Đơn Đặng Xuân Diệu nộp đơn yêu cầu mở cuộc điều tra mới và xử lại, với luận cứ rằng bản cáo trạng không hợp lệ do bằng chứng không chính xác và ngụy tạo. Yêu cầu của ông đã bị từ chối nhưng điều này có nghĩa rằng ông sẽ không còn cơ hội để kháng án.
Như các thân nhân và luật sư bào chữa đã tường thuật, các bị cáo đã bị tước đoạt các quyền căn bản và chế độ đối xử trong khi bị giam giữ, hành động trái với ICCPR và luật tố tụng hình sự của Việt Nam.
Cụ thể, luật sư Huy Hà Sơn, sau khi gặp các Người Đệ Đơn, đã báo cáo rằng: [17]
● Các Người Đệ Đơn đang bị giam giữ trong các buồng giam không có điện sau hoàng hôn. Họ chỉ được dùng nước lợ và bị thiếu thực phẩm, đôi khi thực phẩm đã hư hỏng. Đây là một vi phạm đối với Điều 26 của Nghị định số 89/1998/ND-CP của Chính phủ Việt Nam về "các quy định về tạm giữ, tạm giam" và Điều 10(1) của ICCPR.
● Thuốc men gửi cho Paulus Lê Văn Sơn đã bị ngăn chận lại, [18] vi phạm Điều 28 của Nghị định 89/1998/ND-CP của Chính phủ Việt Nam về "các quy định về tạm giữ, tạm giam" và Điều 10(1) của ICCPR.
● Paulus Lê Văn Sơn đã không được đọc hay viết. Ông chỉ được giữ cuốn Kinh Thánh sau khi tuyệt thực ba ngày. Ngoài ra, nhà cầm quyền từ chối yêu cầu viết tay của Hồ Văn Oanh để được giữ một cuốn Kinh Thánh. Đây là một vi phạm đôi với Điều 29 của Nghị định số 89/1998/ND-CP của Chính phủ Việt Nam về "các quy định về tạm giữ, tạm giam."
● Trần Minh Nhật được báo cáo là đã bị quản giáo hành hung vào ngày 09 tháng 2 năm 2013, bởi vì anh hát trong buồng giam.
Tóm lại, Chính phủ Việt Nam không cung cấp lý cớ pháp lý hợp lệ cho việc tiếp tục giam giữ các Người Đệ Đơn. Như được minh chứng trong nhiều báo cáo từ thân nhân, các tổ chức nhân quyền quốc tế, và luật sư bào chữa, tất cả các Người Đệ Đơn đã phải chịu những hành động vi phạm các quyền căn bản của họ trong lúc bị bắt, bị giam giữ trước ngày xử, và bị tù ngục hiện nay.
IV. Kết luận
Việc bắt giữ và tiếp tục giam cầm các Người Đệ Đơn là hành động tùy tiện và do đó bất hợp pháp. Họ cần được thả ra ngay lập tức.
Trân trọng,
Allen S. Weiner
Giảng viên cao cấp về luật
Trường Luật Stanford
Crown Quadrangle
559 Nathan Abbot Way
Stanford, CA 94305-8610
Hoa Kỳ
Đính kèm: Hai thư đề nghị (bao gồm cả bản dịch) nộp bởi Luật sư Hà Huy Sơn
- - -
[1] Lewis Carroll, Alice in Wonderland 38 (1897).
[2] U.N. Working Group on Arbitrary Detention, Opinion 46/2011 (Feb. 29, 2012), U.N. Doc. A/HRC/WGAD/2011/46, ¶22, available at http://daccess-dds-ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/G12/115/76/PDF/G1211576.pdf?OpenElement.
[3] European Parliament, Resolution of 18 April 2013 on Vietnam, in particular freedom of expression, available at http://www.europarl.europa.eu/sides/getDoc.do?pubRef=-//EP//TEXT+MOTION+P7-RC-2013-0166+0+DOC+XML+V0//EN&language=en.
[4] 112th Congress, U.S. House Resolution 484, available at http://www.govtrack.us/congress/bills/112/hres484/text
[5] The update I submitted to the UN Working Group on Arbitrary Detention on January 4, 2013, which is erroneously dates December 12, 2013, is available at http://blogs.law.stanford.edu/newsfeed/files/2013/01/VietnamPetitionUpdateIndictment-2013-01-04.pdf. The original submitted Petition to the UN Working Group on Arbitrary Detention on July 25, 2012, is available at http://blogs.law.stanford.edu/newsfeed/files/2012/07/UNWGAD-Vietnam-Petition-25-JUL-12.pdf.
[6] Reply of the Government of Socialist Republic of Vietnam, at 2.
[7] Although the Government of Viet Nam’s Reply asserts that these Petitions “defame[d]” the government, id., the ICCPR Committee has opined that “[t]he penalization of a … journalist solely for being critical of the government or the political social system espoused by the government can never be considered to be a necessary restriction of freedom of expression.” U.N.G.A.,U.N. H.R. Committee, General Comment No. 34: Article 19: Freedoms of opinion and expression, U.N. Doc. No. CCPR/C/GC/34 (Sep. 12, 2011), ¶ 42.
[8] Reply of the Government of Socialist Republic of Vietnam, at 2.
[9] Additionally, three other individuals – Nguyen Dang Minh Man, Nguyen Dang Vinh Phuc, Dang Ngoc Minh – were sentenced in the same trial. While my original July 25, 2012 Petition to the Working Group did not address these three individuals, my legal arguments also apply to their arbitrary detention.
[10] Reuters, Vietnam jails 13 for subversion under "draconian" charges, available at http://uk.reuters.com/article/2013/01/09/uk-vietnam-activists-trial-idUKBRE9080FO20130109.
[11] Reply of the Government of Socialist Republic of Vietnam, at ¶3.
[12] U.N. Working Group on Arbitrary Detention, Opinion 46/2011, supra note 2, at ¶20.
[13] Id., ¶21.
[14] Spokesperson for the UN High Commissioner for Human Rights, Press briefings notes Viet Nam, http://www.ohchr.org/EN/NewsEvents/Pages/DisplayNews.aspx?NewsID=12920&LangID=E.
[15] Reply of the Government of Viet Nam, at ¶ 3.
[16] Attorney Ha Huy Son, Request from Defense Counsel dated April 12, 2013 (enclosed).
[17] Attorney Ha Huy Son, Request from Defense Counsel dated April 11, 2013 (enclosed).
[18] Verbal communication from Attorney Ha Huy Son.
Nguồn: Stanford Law School