Sau hơn một tuần lễ họp một hội nghị trung ương nghe nói có lúc
căng thẳng và nghẹt thở về sự lựa chọn nhân sự cấp cao bổ sung, ông
Nguyễn Tấn Dũng rõ ràng là "thảnh thơi" nối vào chuyến Nga du, Bê du
(tuyệt hơn là điều này tiếp theo một buổi chiều và một buổi tối với nét
mặt rất tự nhiên tự tin đến cuộc gặp cử tri và đọc lời chào và huấn thị
cấp cao tại lễ hội du lịch Văn minh sông Hồng, cả hai đều diễn ra ngay
sau đó tại thành phố cảng Hải Phòng).
Nói ông Dũng thảnh thơi vì nhiều lẽ. Ông đã vừa hoàn tất một cuộc họp
lớn và quan trọng mà tin tức từ đó tiết lộ ra là ông và những người phù
ông giành nhiều điểm thắng. Trong chính trị, và nhất là thương lượng
chính trị về phân chia quyền lực, người ta hay đi tới các công thức kiểu
Win-Win vì những tương quan lực lượng thường là “tám lạng nửa cân” khi
thi đấu với nhau. Nhưng lần TW-7 này ông Dũng có thể là thắng trọn gói -
cũng dư luận đánh giá như thế -, ghế thủ tướng vì thế hầu như giữ chắc
qua hết nhiệm kỳ tới 2017. Chả bù với mấy tháng trước, ở kỳ 6 cũng cấp
TW này chỉ suýt nữa là ông Dũng rớt đài vì Bê-xê-tê đã quyết cái phương
hướng như vậy. Thế mà ra hội nghị toàn thể ông Dũng lại được đa số các
thành viên tại cơ chế này lật lại hoàn toàn một thế cờ bị chiếu tướng
bắt xe.
Box 1: Theo ông Igor Korotchenko, Tổng biên tập tạp chí quốc phòng Nationalnaya Oborona, việc cung cấp vũ khí cho Hải quân Việt Nam là một khía cạnh mới trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước, và trong thực tế, công cuộc hợp tác này không chỉ giới hạn vào việc mua sáu chiếc tàu ngầm.
Nói mấy điều cho vui cho xôm trò vì chính trị vốn khô khan. Nội dung
trên chắc có người sẽ phê chỉ ăn ốc nói mò, thôi thì ai nghe được và
chia sẻ ít nhiều thì đọc tiếp xuống đoạn dưới.
Với một vai trò và sứ mệnh cấp cao nhất về hành pháp đất nước, một
cuộc xuất ngoại như đi Nga đi Bê-la-rút thế này nó rất quan trọng trong
hoàn cảnh đất nước hiện nay. Bà con thừa hiểu rồi, Nga và cả Ucraina,
Belarus và một số nước Cộng hòa khác trong LBXV cũ, tất cả khối các quốc
gia này không những tiềm tàng sức mạnh về năng lượng ở cấp độ thế giới
mà kho vũ khí của họ luôn được rao bán đều vô cùng hấp dẫn, nó thậm chí
là sự ngõm ngọ của nhiều anh mắc thế kẹt về "thế quốc phòng", tức phải
căng mình giữ nước, tránh bị những kẻ mạnh hơn nhất là láng giềng thôn
tính… Việt Nam cũng trong một cảnh huống như vậy thôi.
Công tâm mà nói, ông thủ tướng (và các vị lãnh đạo cấp cao khác của
VN) cũng đã đều đều trước đó có những chuyến viếng thăm để đối thoại với
những ông chủ điện Kremli về mối quan hệ song phương mà có thời ta và
bạn có phần sao nhãng.
Chuyến đi kể ra nhiều, nhưng nên nhớ những hợp đồng mua bán vũ khí
nặng và quan trọng nhất với một nền quốc phòng là xuất phát từ những
chuyến đi của người chỉ huy hành pháp. Những quyết định từ lúc vạch chủ
trương tại Hà Nội sẽ được cụ thể hóa thành hiện thực và chốt lại tại
thực địa sau khi đàm phán và thương lượng trực tiếp là hết sức quan
trọng. Nên báo chí bản địa đã nói nhiều về một chuyến đi cấp cao "được
hoạch định từ trước mang tầm quan trọng đặc biệt". Trong bối cảnh những
tranh chấp trên Biển Đông không ngớt gia tăng, sự bành trướng bá quyền
của một thế lực hải quân mới nổi trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
đã quá rõ thì ý nghĩa của việc tăng cường khả năng phòng thủ đất nước,
củng cố nền quốc phòng đủ mạnh của Việt Nam lúc này là rất cần thiết.
Box 2: Báo chí Nga còn nhắc lại rằng ngoài các loại phi cơ hiện đại và các hệ thống vũ khí trên bộ khác nhau đang được cung cấp trong khuôn khổ các hợp đồng hiện tại, còn có một khối lượng lớn các thiết bị quân sự từ thời Liên Xô tại Việt Nam. Một phần quan trọng trong số vũ khí này có thể được hiện đại hóa và với thời gian hoạt động được kéo dài.
Nếu gộp chung tất cả các hợp đồng đó, Việt Nam sẽ trở thành khách mua vũ khí lớn thứ ba của Nga, sau Ấn Độ và Venezuela.
Viết đến đây chắc mọi người có thể cảm thông với cái tít bài mà chủ
blog tôi đặt ở trên. Đúng, với một chuyến đi cấp cao mà cả hai bên Nga
và Việt đều xác định rõ tầm mức chiến lược của sự hợp tác, nội dung và
kết quả của chuyến đi luôn luôn gợi "sự tò mò” và ngóng đợi tin tức lọt
ra đối với dư luận nói chung và nhất là giới báo chí truyền thông của
hai nước nói riêng.
Để thấy hết các khía cạnh ít nhất đã và đang lộ ra với công luận hai
nước từ chuyến thăm quan trọng kể trên, chủ blog tôi xin giới thiệu dưới
đây một số bản tin ngắn đã phát trên Website chính thức của Liên bang
Nga; và kế đến là một bài viết tương đối công phu với sự phân tích khá
kỹ càng của một nhà báo Việt Nam ở Mat-xcơ-va và một nhận định ngắn gọn
về mức độ mua bán vũ khí Nga-Việt đã được đăng báo trong nước để bà con
và bạn bè cùng tham khảo.
Vệ Nhi
_________________
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến thăm Nga và Belarus
Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn
Tấn Dũng sẽ đến thăm Nga và Belarus từ ngày 12 đến 17 tháng Năm. Điều
này được nêu trong một thông cáo ngày hôm nay của Bộ Ngoại giao Việt
Nam.
Người đứng đầu chính phủ Việt Nam sẽ ở Matxcova từ ngày 12 đến ngày 15, sau đó đến thăm Minsk từ 15 đến 17 tháng Năm.
Những chuyến đến thăm song phương là động lực cho việc phát triển kế
tiếp quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga, các nhà ngoại giao
ở Hà Nội nhận xét nhân chuyến đến thăm Matxcova sắp tới của Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam.
Theo "Tiếng nói nước Nga"
___________________
Nga sẽ xây dựng “tàu ngầm trên cạn” cho Việt Nam
Cho đến cuối năm nay, Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam trung tâm huấn
luyện kỹ thuật số mới nhất để đào tạo thủy thủ đoàn cho đội tàu ngầm
diesel của dự án "Varshavyanka" mà Việt Nam đã mua của Nga. Trung tâm
hiện nay đang được xây dựng ở Vịnh Cam Ranh, nơi đặt căn cứ quân sự của
Hải quân Việt Nam. Một trong những bộ thiết bị cuối cùng cho trung tâm
đã được gửi đi vào tháng Tư.
Các nhà sản xuất không tiết lộ chi phí của trung tâm, nhưng theo "Izvestia", chi phí này vượt quá giá trị của "Varshavyanka".
Theo những người tham gia dự án, trung tâm sẽ gồm hai tòa nhà. Trong
một tòa nhà sẽ đặt mô phỏng mẫu của chính tàu ngầm, bao gồm khoảng 30
thiết bị huấn luyện độc lập được kết nối thống nhất vào một mạng chung.
Những hệ thống thiết bị này sẽ lặp lại chính xác những chỗ làm việc của
các thủy thủ tàu ngầm trên tàu thật, chỉ có các thông số thật như độ
sâu, tốc độ, mục tiêu thì sẽ được thay bằng những thông số được nạp
trong chương trình điện tử mô phỏng.
Trong tòa nhà khác sẽ đặt hệ thống thiết bị đặc biệt để huấn luyện kỹ
năng sinh tồn. Ở đây, các thủy thủ tàu ngầm sẽ phải học cách hành động
trong trường hợp có khói, dập tắt đám cháy bằng nhiều phương tiện khác
nhau và rời khỏi thuyền qua ống phóng ngư lôi.
Theo "Tiếng nói nước Nga"
___________________
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm tra tàu ngầm Nga xây dựng cho Hải quân Việt Nam
Trong chuyến thăm chính thức đến Nga, Thủ tướng CHXHCN Việt Nam
Nguyễn Tấn Dũng sẽ tới tỉnh Kaliningrad và thăm chiếc tàu ngầm được xây
dựng cho Hải quân của đất nước.
Theo thông tin từ cơ quan báo chí thuộc chính quyền tỉnh Kaliningrad, Thủ tướng Việt Nam sẽ đến Kaliningrad vào ngày 13 tháng 5.
Sau đó, đoàn đại biểu Việt Nam sẽ đến thăm xí nghiệp "Sửa chữa tàu
phía Tây" ở thành phố Xvetlyi và kiểm tra tàu ngầm diesel-điện, do nhà
máy đóng tàu “Admiralty" ở St Petersburg xây dựng cho Hải quân Việt Nam.
Hiện tại, chiếc tàu ngầm này đang trải qua đợt thử nghiệm trên biển ở
Kaliningrad, cũng là nơi mà thủy thủ đoàn Việt Nam đang được đào tạo.
Theo "Tiếng nói nước Nga
___________________
Bên lề chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Điều đầu tiên tôi muốn nói tới một tin vui trước thềm chuyến thăm
Liên bang Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đó là Liên bang Nga chính
là nguồn năng lượng vững bền của Việt Nam.
Theo VEN - Các nhà đầu tư Nga vừa vươn lên vị trí thứ 3 trong số 10
nhà đầu tư lớn nhất có dự án mới đưa vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm
2013, nhờ dự án Công ty TNHH Bus Industrial Center với số vốn 1 tỉ USD
được cấp phép.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nga D. Medvedev
Giới bình luận coi đây là một tín hiệu mới, động thái mới sau khi
Liên bang Nga gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Và chính từ đó
có thể đưa ra dự báo: quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga sắp bước sang
giai đoạn mới với tầm cao mới hơn, sánh vai với lĩnh vực hợp tác truyền
thống lâu nay là ngành năng lượng.
Thực sự là một tín hiệu vui khi hợp tác giữa Việt Nam - Liên bang Nga
đã và đang phát triển sâu rộng, mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, dựa
trên nền tảng cam kết giữa hai nước về quan hệ đối tác chiến lược. Trong
đó, hợp tác năng lượng là một trong những mảng sáng giá nhất, đã và
mang lại lợi ích lớn lao cho cả hai bên.
Tính đến thời điểm hiện tại, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh
nghiệp Việt Nam đang có 17 dự án đầu tư tại Nga với tổng số vốn đăng ký
1,595 tỷ USD, trong đó bên đối tác Việt Nam đóng góp gần 777 triệu USD
và đã giải ngân 700,5 triệu USD, các dự án thăm dò và khai thác dầu khì
tại Nga chiếm phần lớn trong số này.
Về phía các doanh nghiệp Nga, tính tới thời điểm tháng 5 năm 2013,
đang có 94 dự án tại Việt Nam, với số vốn đăng ký 1,989 tỷ USD,(không kể
dự án Vietsovpetro).
Cũng phải thừa nhận rằng, do quá trình chuyển đổi kinh tế từ cả hai
phía trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, quan hệ thương mại và
đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga chưa đạt kết quả như lãnh đạo hai
Nhà nước mong muốn, chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai bên và cũng
như chưa tương thích với vị trí địa - kinh tế - chính trị của cả hai
quốc gia.
Có được sự tăng trưởng đáng kể như vậy, trước hết phải kể đến quyết
tâm cao của Lãnh đạo hai nước, sự chủ động tích cực của cán bộ, ngành,
địa phương. Cũng trong chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang năm 2012, hai bên đã thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch
hai chiều lên 5 tỷ USD vào năm 2015.
Trả lời phỏng vấn báo Inforos (Nga), nhân chuyến thăm Liên bang Nga
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CH XHCN
Việt Nam tại Liên bang Nga Phạm Xuân Sơn cho biết: "...Trong chuyến thăm
này, hai Thủ tướng sẽ thảo luận và ký kết một số thoả thuận mới, nhằm
thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trên mọi mọi lĩnh vực
chính trị - xã hội - an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại, khoa
học - giáo dục...đặc biệt là trong một số lĩnh vực như năng lượng và kỹ
thuật quân sự mang tính chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc của cả hai nước.
Cụ thể, hai bên sẽ thoả thuận các biện pháp nhằm tăng kim ngạch
thương mại song phương lên 7 tỷ USD vào năm 2015 và 10 tỷ USD vào năm
2020, thúc đẩy sớm ký kết Hiệp định FTA trong vòng hai năm tới, phát
triển quan hệ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, tiếp tục thăm dò và
khai thác dầu khí của các doanh nghiệp Nga trên thềm lục địa Việt Nam
phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, thành lập các liên doanh
sản xuất, bảo dưỡng, nâng cấp vũ khí và khí tài, thống nhất thành lập
Trường Đại học Công nghệ Việt - Nga tại Hà Nội, khuyến khích hợp tác
giữa các địa phương của hai nước, trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế
và khu vực cùng quan tâm...
Tôi cũng muốn bổ xung thêm rằng, người Việt Nam có cảm tình đặc biệt
với người Nga. Nhân dân chúng tôi chào đón người Nga với những nụ cười
chân thành và ấm áp, với tình hữu nghị anh em và tình đoàn kết. Điều này
phản ánh không chỉ chính sách của Lãnh đạo Việt Nam, nhằm củng cố và
phát triển quan hệ đối tác toàn diện với nước Nga, mà còn là sự thể hiện
lòng biết ơn, sự tôn trọng và tình cảm chân thành của người Việt đối
với người Nga như những người bạn truyền thống của Việt Nam".
Còn theo "Tiếng nói nước Nga " cũng nhận định về chuyến thăm của
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam:" là động lực cho việc phát triển kế
tiếp quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nga ".
Đây là lần thứ ba, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Liên bang Nga (
trước đó vào năm 2007 và 2009 ). Trong khi đó, người đồng cấp của ông,
Thủ tướng D.Medvedev, tháng 11 năm 2012 cũng đã thực hiện chuyến thăm
chính thức Việt Nam từ ngày 6 đến ngày 7, cho thấy mức độ dày đặc của
chuyến thăm cấp cao giữa hai nước trong những năm trở lại gần đây, không
chỉ cho thấy chính sách hướng Đông mạnh mẽ của Moscow, mà còn có cả sự
chủ động của Hà Nội.
Tái ngộ Thủ tướng D.Medvedev tại Moscow, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ
có nhiều việc trao đổi với người đồng cấp mà chỉ cách đây 6 tháng, khi
gặp nhau ở Hà Nội, ông và Thủ tướng Nga đã đặt ra hàng loạt mục tiêu, kế
hoạch triển khai nhằm thực hiện hoá đa dạng quan hệ đối tác chiến lược
toàn diện giữa hai nước.
Nhà báo Lê Phương Dung
Nhắc lại chuyến thăm Liên bang Nga lần đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng và phu nhân,cùng Đoàn đại biểu cấp cao trong hai ngày 10 và 11
tháng 9 năm 2007, các phương tiện thông tin thế giới lúc đó đều đã đưa
đậm nét về chuyến thăm này. Hầu hết các báo điện tử Nga "Rusnovosti.ru",
"Rosbai.ru", "Vzglyad.ru, "Interfax.ru"... đều đưa tin hội đàm ngày
11/9 giữa Thủ tướng M.Fradkov và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Khi đó, ông
M.Fradkov phát biểu mở đầu cho cuộc hội đàm về việc Nga và Việt Nam chưa
sử dụng hết các khả năng hợp tác thực tế hiện có. Theo Thủ tướng
M.Fradkov, các khả năng này tập trung trong các lĩnh vực hợp tác có
nhiều triển vọng là dầu lửa, khí đốt, năng lượng điện, năng lượng nguyên
tử, công nghiệp khai khoáng, hợp tác kỹ thuật quân sự, khoa học giao
thông... hai bên sẽ làm tất cả những gì cần thiết sao cho đạt kết quả
tương xứng với tiềm năng đang có.
Trong khi đó Đài BBC thì lại nhấn mạnh:" Thủ tướng Việt Nam, ông
Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố mối quan hệ hữu nghị truyền thống và "đối tác
chiến lược" giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã đạt được kết quả ấn tượng
trên nhiều lĩnh vực trong vài năm qua. Mối quan hệ chính trị dựa trên sự
hiểu biết và tin cậy lẫn nhau tiếp tục được củng cố. Việt Nam ủng hộ nỗ
lực của Nga gia nhập WTO và sẵn sàng hợp tác với các đối tác Nga trong
khuôn khổ WTO.
Cũng cần nhắc thêm về cụm từ "quan hệ đối tác chiến lược" đã được hai
nước đưa ra trong Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược ký năm
2001. Việt Nam gọi Nga là "đối tác chiến lược đầu tiên" của mình.
Theo một đánh giá không chính thức, thì số lượng người Việt ở Liên
bang Nga dao động từ 80 đến 100 nghìn người. Nhìn chung, đa phần người
Việt Nam ở Nga làm ăn buôn bán, sản xuất thực phẩm và công nghiệp nhẹ.
Họ là những người tôn trọng luật pháp, không vi phạm pháp luật mang tính
hình sự. Họ làm việc tự nguyện, kiếm tiền để nuôi sống bản thân và gửi
về để giúp gia đình, sống hoà thuận với người Nga và mong muốn trở thành
cầu nối của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Liên bang
Nga.
Hiện tại, Nga đang đứng thứ 18 trong số hơn 100 quốc gia và lãnh thổ
đầu tư vào Việt Nam, với vốn đăng ký 2.7 tỉ USD. Cùng với mở rộng các
hoạt động hợp tác dầu khí, hai nước cũng đang hợp tác hiện đại hoá các
công trình năng lượng tại Việt Nam.
Chuyến thăm Nga chính thức Liên bang Nga lần này của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng nhằm tiếp tục thắt chặt quan hệ hữu nghị, sự hiểu biết và tin
cậy với các nhà lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới này. Tin cậy cao
trong quan hệ chính trị luôn là nền tảng vững chắc, là động lực để hai
quốc gia cùng nỗ lực, cụ thể hoá một cách sâu sắc quan hệ Đối tác chiến
lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.
Từ Moscow 12/5/2013
L.P.D.
___________________
ĐỌC THAM KHẢO (ĐĂNG TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM)
Báo Nga: Việt Nam sẽ mua nhiều vũ khí vượt Trung Quốc?
Theo nhận định của Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng Nga
Nationalnaya Oborona Hà Nội sẽ vượt Trung Quốc vươn lên đứng thứ ba
trong số các bạn hàng mua vũ khí lớn nhất của Mátxcơva.
Hiện nay, trong danh sách ba khách hàng mua vũ khí nhiều nhất của
Nga, đứng đầu vẫn là Ấn Độ, theo sau là Venezuela, rồi đến Trung Quốc.
Nhưng với việc Việt Nam ngày càng muốn trang bị thêm vũ khí do Nga chế
tạo, Việt Nam sẽ thay vào vị trí của Trung Quốc trong danh sách này.
Theo báo chí Nga, hợp tác quân sự Nga-Việt đang phát triển mạnh. Bộ
trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã cho biết là trong khoảng thời
gian ngắn sắp tới đây, Hà Nội và Mátxcơva sẽ ký kết một thỏa thuận về
các điều kiện cho phép chiến hạm Nga ghé cảng Việt Nam.
Theo các chuyên gia quân sự của Nga, Việt Nam trong giai đoạn 2012-2015 sẽ vươn lên là khách hàng mua vũ khí lớn thứ 3 của Nga vượt Trung Quốc
Cũng trong lĩnh vực hải quân, nhà máy đóng tàu Admiralteiskye Verfi
của Nga sắp bàn giao cho Việt Nam hai trong số sáu tàu ngầm lớp Kilo đã
đặt mua cho Hải quân Việt Nam. Đây là loại tàu ngầm chạy bằng diesel,
được chế tạo trong khuôn khổ Dự án 636 Varshavyanka.
Trong giai đoạn 2012-2015, sau Ấn Độ, Venezuela và Việt Nam sẽ là
những nước chịu chi cho vũ khí của Nga. Venezuela ở vị trí thứ 2 khi bỏ
ra số tiền 3,2 tỷ USD và vị trí thứ ba thuộc về Việt Nam với 3,2 tỷ USD.
Hai hợp đồng mua vũ khí đáng chú ý của Việt Nam với Nga là 12 máy bay
chiến đấu Su-30MK2 có giá trị ít nhất là 600 triệu USD, chưa bao gồm
giá các loại vũ khí được lắp đặt trên máy bay, và đóng 6 tàu ngầm
Project 636 lớp Kilo với trị giá lên tới 1,8 tỉ USD.
Hai hợp đồng mua vũ khí đáng chú ý của Việt Nam với Nga là 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2 có giá trị ít nhất là 600 triệu USD, chưa bao gồm giá các loại vũ khí được lắp đặt trên máy bay, và đóng 6 tàu ngầm Project 636 lớp Kilo với trị giá lên tới 1,8 tỉ USD.
Theo ông Igor Korotchenko, Tổng biên tập tạp chí quốc phòng
Nationalnaya Oborona, việc cung cấp vũ khí cho Hải quân Việt Nam là một
khía cạnh mới trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước, và trong thực tế,
công cuộc hợp tác này không chỉ giới hạn vào việc mua sáu chiếc tàu
ngầm.
Ông Korotchenko giải thích: “Việt Nam đang tích cực tìm mua các tàu
chiến lớp Gepard, loại tàu tấn công đa năng vận tốc nhanh. Theo giấy
phép của Nga, Việt Nam đang xây dựng loại tàu mang tên lửa. Hai nước
cũng đã thành lập một liên doanh để sản xuất tên lửa chống tàu thuộc
loại Uran”.
Báo chí Nga còn nhắc lại rằng ngoài các loại phi cơ hiện đại và các
hệ thống vũ khí trên bộ khác nhau đang được cung cấp trong khuôn khổ các
hợp đồng hiện tại, còn có một khối lượng lớn các thiết bị quân sự từ
thời Liên Xô tại Việt Nam. Một phần quan trọng trong số vũ khí này có
thể được hiện đại hóa và với thời gian hoạt động được kéo dài.
Nếu gộp chung tất cả các hợp đồng đó, Việt Nam sẽ trở thành khách mua vũ khí lớn thứ ba của Nga, sau Ấn Độ và Venezuela.