Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Chém gió

govapha
Theo thằng Govapha thì chém gió được hiểu đơn giản là "võ mồm". Dù là ở quán nhậu hay ở quán cà phê, tôi thoải mái chửi từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài mà chưa có thằng CA nào sờ gáy. Tại sao? Tại vì tôi là thành viên trong "Hội Chém gió", mới ở hạng sơ cấp, có con dấu chứng nhận hẳn hòi đây.
Hội của tôi có đủ thành phần, có những cụ ông nhàn rỗi thích nói nhiều nhưng nói câu trước đã quên câu sau, có những anh già sẵn thêm nhăn vì thường trăn trở suy tư thích triết lý, có những anh đang trong giai đoạn khủng hoảng của tuổi trung niên nên thường nhiều ý kiến, có những anh công nhân lắm bức xúc hay chửi vung xích chó, có những cậu sinh viên trẻ ăn khỏe. Trên mạng, chém trúng tủ thì đường gió phần phật. Không biết cũng chả sao, cứ ngay đầu thằng gú gồ mà chém. Còn ngoài đời, nếu kiến thức không sâu thì cứ chém vào tin đồn vì khó kiểm chứng, miễn ai chém giỏi thì trấn áp được quần hùng. Người nào cũng một bụng kinh bang tế thế cộng thêm động tác phất tay, gió cứ thế thổi ào ào. Trời Sài Gòn đang nắng gắt oi bức, nhưng chỉ cần "Hội chém gió" có mặt thì nơi đó có gió thổi. Mấy ghệ diện váy ngắn đang đi tung tăng trên đường, thì gió ơi gió thổi hất tung cả váy. Có ghệ không nén lòng được phải hét to lên như fan cuồng lúc đi coi ca sĩ Hàn quốc hát vậy "WOW, thằng nào chém gió kinh vãi. Anh hùng chém gió sống mãi trong em". Một tay ghệ giữ chặt mép váy, còn một tay đặt lên tim bị nhịp loạn. Gió thổi loanh quanh, má ghệ đỏ hồng.

Lúc trước tôi chơi mạng hơi vô tư và hơi trẻ con. Ở chỗ là thích ai rồi thì rắm nó bắn ra cũng không thấy thối, nó làm sai cũng binh cho bằng được. Từng thích chú Ba Ếch nên ai đụng tới chú ấy để chê bai nói xấu là tôi cự liền, tôi không cho dìm hàng chú Ếch là chú ếch con dễ thương tuy hai mắt hơi híp. Còn thì thường tôi vào mạng để tìm vui vẻ, cần giải quyết tình huống hàng ngày, dung tục đến mức có thể ăn thịt chó trong chùa. Nóng mình nổi mụn, đái dắt, bị bồ đá, bị chủ chửi, bị đòi nợ, vưn vưn. Có lúc tâm tình với anh em như ngầm nói đừng cho anh cảm giác bơ vơ nhá. Sau này thì tôi chịu khó đọc nhiều, trang nào có tường lửa tôi cũng chịu khó leo vào ráo. Mưa dầm thấm lâu, đến một ngày thấy lòng không còn thích chú Ba Ếch nữa. Cả đám bộ sâu nhỏ sâu chúa, tôi chửi ráo. Đến ông Hồ tôi cũng có ánh nhìn và suy nghĩ quay ngoắt 180 độ luôn.
Người ta thường nói thời thế tạo anh hùng, thời càng loạn càng dễ nảy sinh người tài chí lớn và những người tài này lại chính là những người sẽ tạo ra thời thế. Vế đặt xuôi ngược gì cũng lọt trúng vô đích. Vì vậy, chế độ độc tài hiện nay chỉ sợ những người ra mặt công khai dám nói là làm luôn, chứ mấy thằng chém gió thì thôi kệ mẹ. Dở hơi đâu mà đi rình rập bọn chém gió có mà mệt cả ngày lại chả ích lợi gì, miệng thiên hạ làm sao mà bịt kín cho hết được. Với lại chiêu "võ mồm" đừng hòng múa rìu qua mắt thợ. Chém gió khác với trò "rỉ tai" mà ngày xưa thành phần đi làm cách mạng rất thích sử dụng. Đường dây tuyên truyền chuyên đi sâu đi sát vào quần chúng nghèo khổ, có tính chất phù hợp gần gũi nên cho dù luận điệu có mị dân, bịp bợm vẫn trúng mánh như thường. Mặt trận "rỉ tai" đánh đòn tâm lý rất kinh nguyệt, lộn, rất kinh khủng. Những sự thổi phồng, không chính xác, vu khống, chụp mũ luôn được tạo dựng kín kẽ để đạt được ý nghĩa chính đáng. Dạng thông tin tới quần chúng có ý đồ lừa dối, nhưng lại là sức mạnh dạng công cộng. Khiến nhiều người tin, tin rồi là coi như toàn thắng về ta. Đối diện với thế giới phẳng khác với tiếp cận đường dây tuyên truyền. Dạng tuyên truyền là đánh thẳng, tác động thẳng vào tâm trí. Còn dạng thông tin thì có tự do suy nghĩ, tự do tranh luận quan điểm, đối kháng để đi tới điểm có thể chấp nhận được. Nghĩa là, mỗi người tự quản lý thông tin.
Người nào cũng biết nói ai cũng có một thời tuổi trẻ, và đã có những người sống rất đẹp. Như hình ảnh hai em Uyên - Kha và nhiều người trẻ khác nữa mà tôi đã thấy. Mỗi lần nghĩ tới thời tuổi trẻ hoang đàng của tôi đã trôi qua hoang phí vô vị như thế nào, lòng cứ thấy tiếc hùi hụi. Thời chiến tranh ông Sơn cứ "Hò ho ho hó.. ho ho hò, sao ngủ tuổi hai mươi?" Những đứa con da vàng đi rồi không về, nghe đi nghe lại sầu đéo tả. Thời bình có chuyện thời bình để lo, nhất là lại sống dưới chế độ độc tài CS. Cứ nghe Anh là ai? Việt Nam tôi đâu? của ông Việt Khang, nghe đi nghe lại rầu bỏ mẹ. Ôi tuổi trẻ hôm nay ùn ùn vươn vai đứng dậy trên nhiều mặt trận, xuống đường chống giặc Tàu xâm lăng, đòi lại đất đai bị cướp, đi đòi công lý, đòi quyền con người, vưn vưn. Thằng hèn tôi ngay cả việc viết lên những hàng chữ mà lòng rất muốn nói "Bọn giặc Tàu ngoài biển Đông, cút mẹ chúng mày đi" hoặc là "ĐCSVN độc tài hãy xéo hết đi“. Công khai và xuống đường thôi. Có không? không. Tôi ngụy biện cho rất nhiều cái để sợ mất bằng nhiều lý do để "hợp pháp hóa" cái hèn đó. Tôi xin lỗi các em, xin lỗi những người bạn trẻ. Lý tưởng của các em qua nhận thức biết những điều gì ở hiện tại như thế nào và biết làm thế nào để ảnh hưởng đến tương lai. Một niềm tin tốt đẹp ở phía trước, một niềm tin trong sáng quá!
Nhờ ơn đảng mới sáng mắt sáng lòng, điệp khúc yêu nước là yêu XHCN trở nên lỗi thời, chủ nghĩa CS chết tiệt chả định hướng được nữa. Cùng một vấn đề DC-TD, mục tiêu để thay đổi, mỗi người theo đuổi khác nhau. Khí giới cuối cùng là tư tưởng, nhất là đụng phải những tư tưởng "cứng" thì đảng độc quyền về quyền lực rất sợ về mặt này. Vốn quý của tuổi trẻ chính là sự độc lập tư tưởng, có tấm lòng quan tâm, đóng góp tích cực bằng nhiều hình thức cho những vấn đề liên quan tới đất nước dân tộc để có sự thay đổi cho tốt hơn và chỉ có chế độ độc tài cs mới không thích như vậy. Nhận thức về hiểm họa từ Trung cộng, cất lên tiếng nói mà bị ghép thành tội thì cái đảng này đã làm hỏng đi quá trình phát triển tự nhiên của tuổi trẻ. Độc tài đã ngăn chận sự khuấy động lên niềm hy vọng trong tương lai cần hướng tới. Đã làm mất đi sự hùng khí cần có từ người dân trước sự lấn lướt xâm phạm của Tàu. ĐCSVN chỉ là một cái tên của một đảng cầm quyền, tham nhũng cũng từ những vị trí đặc quyền mà sinh ra. Những gì đảng nói không phải lúc nào nhân dân cũng đồng ý, và khi không đồng ý thì có quyền cất lên tiếng nói phản kháng. Nhưng cứ phản kháng là đi tù, chế độ này thật đáng sợ thật ghê tởm.
Việc làm của hai em Uyên - Kha, chuyện lá cờ không quan trọng đéo phải trọng tâm. Đừng lồng hình ảnh lá cờ để trói buộc để "mệnh danh" lên lý tưởng của hai em khi hai em chỉ muốn cảnh báo tới một vấn đề quan trọng đã không được sự quan tâm từ phía lãnh đạo. Đừng đánh giá quá cao về sức ảnh hưởng từ lá cờ thuộc về quá khứ, vô tình lại trở thành công cụ phục vụ cho mục đích của đảng độc tài, không được nói những điều không hay về TQ, không được chống đảng dù đảng lãnh đạo như cứt. Cần gì phải dùng ánh mắt cảnh giác, lời nói cảnh giác dành cho hai người trẻ này. Chỉ có lẽ phải mới là sự thống trị chứ không phải từ bạo lực dùng để chứng tỏ quyền lực. Khi bạo lực hoành hành dung dưỡng cho hệ thống chết tiệt này sẽ còn tiếp tục làm cho nhiều người trở thành nạn nhân nữa. Đảng sai lầm thì đâu chỉ mỗi cái đảng đó chết đâu, mà nó sẽ làm chết cả đất nước dân tộc này.
Báo chí mỗi ngày tràn ngập những câu chuyện tội phạm, chuyện người đẹp chân dài phát ngôn gây sốc, lộ hàng, bán dâm, chơi chó, hốt đĩ, trò chơi game mới, tư vấn từ chuyện tình cảm đến phòng the, lá số tử vi... Tin tức quan trọng được xếp phía sau, thuộc hàng hiếm. Có cái được đăng lên lại lật đật gỡ xuống cứ như trò đùa, toàn tay ảo thuật gia thứ thiệt. Độc tài che đậy giỏi cỡ nào cũng không thể làm chủ tất cả những xung đột chung quanh một khi xã hội chuyển động, nhân dân chuyển động.
Thiệt ra chém gió rất buồn, không đem lại kết quả gì cho thực tế. Thằng nào thằng nấy đấu võ mồm xong rồi mạnh ai nấy về nhà. Nếu nó không có tên như những bài hát của ông Vũ Thành An thì không nói làm gì. Đằng này nỗi buồn có tên rõ ràng, nhưng tôi chỉ biết võ mồm. Đủ mọi cảm xúc luôn đè nặng trái tim. Đêm nằm thịt da tối sẫm đau, hình ảnh những người tù lương tâm như than hồng trong tâm trí. Nhớ lời của một người anh nói với tôi "Việt Nam là một đất nước không có tương lai". Đau điếng.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"