Nhắc lại những cảnh báo của Liên hiệp các Hội khoa học
kỹ thuật VN tháng 4.2009 trong một báo cáo trình lên Ban Bí thư, TS
Nguyễn Văn Ban khẳng định: Dự án Bauxite Tân Rai đang thua lỗ và là
“thua lỗ thực sự chứ không phải có nguy cơ thua lỗ hoặc chỉ lỗ kế
hoạch”. Nhân Cơ, tất nhiên cũng đang có số phận tương tự.
Mắc kẹt, rủi ro
Phát biểu tại Hội thảo Bauxite Tây nguyên tổ chức tại Liên hiệp các
Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam hôm qua, 9.5, ông Ban, TS chuyên ngành
đúc và luyện kim công bố hàng loạt số liệu về “Tổng mức đầu tư tăng hơn
30% ; Giá thành duyệt 282 USD nay đã lên tới 333 USD/tấn; Giá Alumin
thời điểm tháng 12.2012: 326,5 USD/tấn”.
Nhắc lại những cảnh báo của LHH tháng 4.2009 trong một báo cáo trình
lên Ban Bí thư, ông Ban nói về hiện thực: Theo báo cáo của Bộ Công
thương, Tân Rai đang thua lỗ và là “thua lỗ thực sự chứ không phải có
nguy cơ thua lỗ hoặc chỉ lỗ kế hoạch”.
“Sau 4 năm thực hiện 2 dự án, kết quả cho thấy những cảnh báo trước
đây của những nhà khoa học rất đúng và ngày càng trở nên hiện thực”- ông
Ban nói.
Ông nhấn mạnh về “một rủi ro về KT rất cao” và cần một “lối thoát”.
Rất thẳng thắn, vị tiến sĩ ngành đúc luyện kim chỉ rõ các nguyên nhân. Đó là sự “nóng vội, chủ quan”, “Không nghiên cứu đầy đủ các yếu tố có thể gây rủi ro”; “đánh giá quá cao các lợi thế, trong khi coi nhẹ các bất cập”. Theo ông Ban, chính việc lựa chọn địa điểm nhà máy Alumin không phù hợp với hiện trạng hạ tầng, nhất là về GTVT nên buộc phải sử dụng phương án vận tải bằng ô tô. Đây chính là nguyên nhân đẩy chi phí lên cao. Mỗi tấn Alumin, vì thế, phải chịu 50 USD tiền phí vận tải.
Rất thẳng thắn, vị tiến sĩ ngành đúc luyện kim chỉ rõ các nguyên nhân. Đó là sự “nóng vội, chủ quan”, “Không nghiên cứu đầy đủ các yếu tố có thể gây rủi ro”; “đánh giá quá cao các lợi thế, trong khi coi nhẹ các bất cập”. Theo ông Ban, chính việc lựa chọn địa điểm nhà máy Alumin không phù hợp với hiện trạng hạ tầng, nhất là về GTVT nên buộc phải sử dụng phương án vận tải bằng ô tô. Đây chính là nguyên nhân đẩy chi phí lên cao. Mỗi tấn Alumin, vì thế, phải chịu 50 USD tiền phí vận tải.
Một tương lai ảm đạm cũng được TS Ban nhắc đến thông qua hai từ “mắc
kẹt”, và “rủi ro kéo dài” đối với các dự án ngay từ đầu đã được triển
khai với “công suất khá lớn”.
Trong hội thảo, các nhà khoa học đã nhắc lại những cảnh báo 4-5 năm
trước. Đó là việc các mỏ lớn đều nằm xa biển hơn 100 km. Đó là tình
trạng khan hiếm nước ở khu mỏ lớn nhất ở Đắk Nông, trong khi quặng
nguyên khai có chất lượng kém cần tới 10m3 nước/tấn để tuyển rửa. Đó là
hạ tầng, đặc biệt là giao thông quá kém; Đó là phí đền bù lên tới 350
triệu/ha. Đó là việc mỏ nằm xa các nguồn cung cấp nguyên liệu hóa thạch
và dầu mỏ…
Chắc chắn thua lỗ hàng chục triệu USD mỗi năm
Tại Hội thảo, có ý kiến đã nhắc đến tổng mức đầu tư của Tân Rai đang “đạt con số kỷ lục”, trong khi không hề được TKV minh bạch.
Theo số liệu của TKV, tổn mức đầu tư của Tân Rai là 828 triệu USD.
Nếu tăng thêm 30%, sẽ lên tới 816,4 triệu USD. Nhưng nếu lấy con số do
chủ tịch TKV báo cáo trong một hội thảo tại Văn phòng TƯ Đảng thì con số
đến giờ phải là 926 triệu USD. Số của BQL dự án thì sẽ phải là 1.040
triệu USD.
Nếu tính theo tổng mức đầu tư ban đầu (nhỏ nhất) thì suất đầu tư đã
đạt 1300 USD/tấn công suất và là “những con số rất cao so với mặt bằng
thế giới”. Tổng đầu tư cao, dẫn tới phần trả vốn và lãi cao, và hệ quả
là sự rủi ro cho cả dự án.
GS Nguyễn Quang Thái, PCT Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho biết
“chưa rõ mức đầu tư thật là bao nhiêu”, trước tình trạng “mỗi lúc chủ
đầu tư đưa ra một con số khác nhau”.
Có một chi tiết hài hước đã được nói đến. Đó là việc Lâm Đồng đã lên
kế hoạch thu ngân sách từ hai dự án này. Tuy nhiên, trong 2 năm
2011-2012, Lâm Đồng đang “đếm cua trong lỗ” khi sự chậm trễ của Dự án
khiến kế hoạch thu không thể thực hiện.
Và nói đến lỗ, phải nhắc tới thừa nhận của Vụ trưởng của Vụ Công
nghiệp nặng Bộ Công thương Nguyễn Mạnh Quân “Cả Tân Rai và Nhân Cơ đều
có rủi ro lớn”. Nói đến lỗ, cũng không thể không mở ngoặc rằng lỗ khi
Nhân Cơ mới xây dựng được một nửa, còn Tân Rai, thậm chí mới chỉ chạy
thử. Thua lỗ trong tình trạng thuế tài nguyên từ mức 30 ngàn đồng/tấn đã
được giảm xuống còn 5 ngàn. Thua lỗ trong khi TKV khắc phục bằng cách
đề nghị giảm mức đền bù cho đồng bào mất nhà, mất ruộng chỉ bằng ¼ so
với ban đầu .
Theo GS Thái, với giá bán 340 USD/tấn Alumin như hiện nay, Vinacomin chắc chắn lỗ hàng chục triệu USD/năm.
Dẫn kết quả điều tra hiệu quả tài chính dự án Tân Rai tháng 12.2012,
theo đó giá bán sụt 42 USD/tấn, GS Thái nhắc lại một sự thật: Malaysia
sức mua có hạn. Và Trung Quốc là khách hàng lớn nhất.
Công ty Bất động sản cũng nhảy vào Bauxite.
GĐ BQL Dự án, TS Nguyễn Thành Sơn cũng thừa nhận một số vấn đề mà ông
cho là “tồn tại”. Chẳng hạn, “Một công ty BĐS trên phố Bà Triệu với
tổng tài sản 5 triệu USD cũng được chấp nhận trong một dự án điện phân
nhôm có vốn gần nửa tỷ USD (500 triệu USD)”.
Ngay bản thân việc lựa chọn nhà thầu, GĐ BQL Dự án cũng nói thẳng
việc TKV chỉ định 1 nhà thầu thắng thầu cả 2 dự án với mục tiêu giảm giá
trúng thầu. Hay việc định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm là “sai
lầm” khi từ năm 2009, TKV đã ký hợp đồng nguyên tắc bán cho Tập đoàn
luyện kim Vân Nam alumin Tân Rai và Nhân Cơ trong suốt 30 năm với khối
lượng 600-900.000 tấn/năm.
TS Sơn thừa nhận TKV đã tự trói mình vào một khách hàng không đáng
tin cậy, trong khi thị trường alumin thế giới là một thị trường mở. Và
đây là câu nguyên văn của Trưởng BQL Dự án: Dự án Tân Rai ra mẻ sản phẩm
đầu tiên từ 12.2012, nhưng dự kiến đến tháng 5.2013 mới hy vọng được
chuyến đầu tiên khoảng 15.000 tấn tại cảng Gò Dầu cho Công ty thương mại
Glenco. Còn các khách hàng tiềm năng khác (Luyện kim Vân Nam hay
Marubeni Nhật) vẫn chưa có lý do để tin tưởng vào sự ổn định về chất
lượng của sản phẩm alumin.
Về công nghệ, mặc dù Bộ Chính trị yêu cầu “phải sử dụng thiết bị và
công nghệ hiện đại trên thế giới”, tuy nhiên, TS Sơn thẳng thắn thừa
nhận TKV tiếp tục mắc “cái bẫy giá rẻ” khi chọn công nghệ lạc hậu của
nhà thầu Trung Quốc, với một thực tế nhà thầu được chọn “Không có công
nghệ nguồn về alumin; không có kinh nghiệm làm alumina từ bauxite Tây
Nguyên”.