Huỳnh Ngọc Chênh
Ai mà dám đòi chuyện đó ở Việt Nam chỉ có nước tàn đời. Ngay đến
các ông cộng sản gộc như Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Hộ...mới phát
lên những suy nghĩ về đa nguyên cũng bị cho về vườn và bị cô lập cho đến
hết đời.
Trước xa đó là nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cũng điêu đứng qua vụ án mà cả thế giới đều biết và đến tận bây giờ sau gần nửa thế kỷ mọi người vẫn không quên. Mà nhóm trí thức, văn nghệ sĩ thời đó chỉ mới hé hé ra đôi điều bất ổn của chế độ độc đảng toàn trị chứ có dám nói thẳng đến chuyện đa nguyên đa đảng nào đâu.
Sau thời Trần Xuân Bách, từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, tiếp tục xuất hiện những kẻ sĩ không những suy nghĩ mà còn đặt thẳng vấn đề đa nguyên đa đảng ra công luận. Đó là các vị trí thức nhân sĩ: Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lĩnh, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Phạm Hồng Quế, Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Tiến Trung, Lê Anh Kim, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Hồng Sơn... Và các vị ấy đang bị như thế nào thì ai cũng biết.
Đa nguyên đa đảng là cái gì mà ghê gướm thế? Cái gì mà vì nó biết bao nhiêu tinh hoa của đất nước phải bước vào vòng lao lý?
Mở sách vở lý luận ra xem thì thấy rằng:Đa nguyên là thuộc tính của tự nhiên, do vậy cũng là thuộc tính của muôn loài, trong đó có loài người.
Đa nguyên trong xã hội loài người thể hiện qua sự đa dạng chủng tộc, đa dạng văn hóa, đa dạng tư tưởng, đa dạng cộng đồng, đa dạng khuynh hướng, đa dạng tổ chức...
Đa nguyên trong làm ăn kinh tế thể hiện qua đa dạng thành phần, đa dạng lực lượng, đa dạng chủ sở hữu...
Đa nguyên trong chính trị thể hiện qua sự đa dạng đường lối, mà mỗi đường lối được đại diện bởi mỗi tổ chức, mỗi đảng phái chính trị. Vì vậy tính đa nguyên trong chính trị thể hiện qua sự đa đảng.
Chống lại tồn tại khách quan của đa nguyên là phản khoa học, phản lại tự nhiên, phản lại sự tiến hóa của nhân loại. Các chế độ độc tài không thể không chấp nhận đa nguyên tất yếu trong các lãnh vực nhưng quyết liệt chống lại đa nguyên trong chính trị, nghĩa là không chấp nhận đa đảng để bảo vệ sự cai trị độc tài của họ vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích cục bộ.
Ở Việt Nam, dưới chế độ cộng sản, đa nguyên đa đảng là điều úy kị, không được nghĩ đến, không được nói ra và tất nhiên không được phép tuyên truyền cổ xúy. Do vậy trong suốt thời gian dài bất kỳ ai nói đến đa nguyên đa đảng đều bị trấn áp quyết liệt như đã thấy.
Thế nhưng những đàn áp ấy có dập tắt được tư duy tất yếu về đa nguyên đa đảng trong dân chúng hay không? Chắc chắn là không.
Ngày nay không chỉ có vài mươi người đòi hỏi đa nguyên đa đảng để dễ dàng bị trấn áp như trước, mà đã có hàng vạn người công khai và đồng loạt đứng lên đòi hỏi đa nguyên đa đảng.
Hàng vạn người đó là những ai?
Đó là trên 14 ngàn người đã ký tên vào Kiến Nghị 72, gần 10 ngàn người ký tên vào Tuyên Bố Công Dân Tự Do, trên 15 ngàn người ký tên vào tuyên bố của Hội Đồng Giám mục Việt Nam...
Và đặc biệt những công dân dũng cảm đó không còn đứng riêng lẻ trong việc đòi hỏi đa nguyên đa đảng nữa, họ đã đương nhiên đứng vào các tổ chức tự phát đang hình hành: Nhóm Kiến nghị 72, Nhóm Công Dân Tự Do, Nhóm công dân đứng sau Hội Đồng Giám Mục. Hoặc họ đang là người của những tổ chức đã có sẵn, đó là các tập thể công dân trong 5 tổ chức tôn giáo cùng ra tuyên bố chung về sửa đổi hiến pháp theo tinh thần của Kiến Nghị 72: Công Giáo, Phật Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Tin Lành.
Kiến Nghị 72, như là phát pháo mở đầu phong trào đòi hỏi đa nguyên đa đảng có tổ chức thông qua việc góp ý hiến pháp, đã lôi cuốn sự ủng hộ tuyệt đối của các tổ chức tự phát đang hình thành và các tổ chức có sẵn. Qua đó dù không cố tình nhưng Kiến Nghị 72 dần trở thành một phong trào đoàn kết nhân dân và đoàn kết các tổ chức nhân dân nhằm vào một mục tiêu chung là đấu tranh cho sự phục hồi tính đa nguyên tất yếu trong sinh hoạt chính trị.
Điều nầy là một bất ngờ lớn đối với đảng cộng sản độc quyền. Những lãnh đạo cộng sản bảo thủ đã hoảng hốt phản ứng. Ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đó là việc lợi dụng để “tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước, cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn'. Ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: Những kẻ đòi bỏ điều bốn, tức đòi đa nguyên đa đảng là suy thoái đạo đức và chính trị.
Thử điểm những người bị cho là suy thoái, là vận động nhân dân chống đảng đó là ai.
Nhìn danh sách gần 15 ngàn người ký tên vào kiến nghị 72 ta thấy ngay trong đó có những người là đảng viên cộng sản, thậm chí là những đảng viên cao cấp từng là cấp trên của các ông Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Phú Trọng, có những người là những bậc trí thức tài năng từng nhiều năm làm cố vấn hoặc làm chuyên gia cho các đời thủ tướng chính phủ, có những người đang là công chức nhà nước, có những người là các chủ doanh nghiệp thành đạt, là các giáo sư, bác sỹ, kĩ sư, văn nghệ sĩ...có chỗ đứng trong xã hội, có những người là cựu chiến binh đã từng đổ máu cho sự ra đời của chế độ nầy, có những người là chức sắc tôn giáo đạo cao đức trọng, có những người là công nhân, là nông dân, là giới trẻ trong và ngoài nước, là bao nhiêu người dân bình thường khác..
Xu thế hướng đến đa nguyên là xu thế tất yếu. Ngay trong nội bộ đảng cũng đang xuất hiện mầm mống đa nguyên. Điều nầy thể hiện rõ qua hai hội nghị TW 6 và 7, ý kiến "nhất nguyên" từ tổng bí thư, từ bộ chính trị đưa ra về việc kỷ luật và đề bạt nhân sự đã bị phản bác bởi khuynh hướng ngược lại của số đông trong ban chấp hành, một tiền lệ chưa từng có.
Người ta đang tim hiểu có những ai đứng sau Kiến Nghị 72. Có hẳn một bài báo lề đảng của một cán bộ tuyên huấn đặt vấn đề kẻ giấu mặt phía sau Kiến Nghị 72 là ai? Phải chăng người ta đang lo sợ, ngoài những đảng viên cấp cao công khai ký tên như đã biết, có thể còn những đảng viên cấp cao khác lặng lẽ đứng sau? Thậm chí họ còn nghi kỵ có những lãnh đạo đương nhiệm đứng sau Kiến Nghị 72.
Những người trong giới lãnh đạo cao cấp, trong suốt thời gian dài, không hề có một lời phản ứng trước sự ra đời của Kiến Nghị 72 đang bị dư luận xầm xì rằng có thể họ là những kẻ đứng sau. Thậm chí có cả những trang web bị nghi là của DLV viết hàng loạt bài nêu đích danh một lãnh đạo cấp cao đương nhiệm là kẻ đứng sau Kiến Nghị 72.
Dư luận ấy đúng sai chưa rõ , nhưng chắc chắn đang có sự tồn tại một lực lượng âm thầm đứng sau ủng hộ Kiến Nghị 72.
Lực lượng đó là ai? Đó là đám đông thầm lặng. Họ không dám công khai ký tên vào Kiến Nghị 72 hoặc vào các tuyên bố khác, nhưng họ nhiệt tình theo dõi diến tiến của tình tình, họ bàn luận sôi nổi trong các bửa tiệc gia đình, trong các buổi liên hoan cơ quan, trong các quán ăn, trong các quán cà phê, trong các buổi đi dã ngoại...Họ là những người trong số hàng trăm ngàn lượt người mỗi ngày vào đọc các trang "báo lề dân" đang cổ xúy cho Kiến Nghị 72 như: Ba Sàm, Quê Choa, Bauxite Việt Nam, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Viết Đào, Nguyễn Tường Thụy, Bùi Văn Bồng, JB Nguyễn Hữu Vinh, Đoan Trang, Thùy Linh...Họ có thể là trong số vài chục triệu người đã ký tên "đồng ý" vào bản dự thảo hiến pháp mà chính quyền mang đến tận nhà và yêu cầu họ ký. Họ có thể là đảng viên, là trí thức, là công nhân, là nông dân, là sinh viên... là những người chưa ký vào đâu những đã ký từ trong lòng.
Đám đông ấy đang tạm thời im lặng. Nhưng một khi họ lên tiếng thì đa nguyên đa đảng tất nhiên phải trở lại trong sinh hoạt của xã hội Việt Nam. Vì đó là điều tất yếu mà ngay cả Karl Marx, tổ sư của cộng sản cũng thừa nhận rằng: Tự nhiên cũng như xã hội luôn vận động trong mối quan hệ đa nguyên.
HNC
Trước xa đó là nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cũng điêu đứng qua vụ án mà cả thế giới đều biết và đến tận bây giờ sau gần nửa thế kỷ mọi người vẫn không quên. Mà nhóm trí thức, văn nghệ sĩ thời đó chỉ mới hé hé ra đôi điều bất ổn của chế độ độc đảng toàn trị chứ có dám nói thẳng đến chuyện đa nguyên đa đảng nào đâu.
Sau thời Trần Xuân Bách, từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, tiếp tục xuất hiện những kẻ sĩ không những suy nghĩ mà còn đặt thẳng vấn đề đa nguyên đa đảng ra công luận. Đó là các vị trí thức nhân sĩ: Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lĩnh, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Phạm Hồng Quế, Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Tiến Trung, Lê Anh Kim, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Hồng Sơn... Và các vị ấy đang bị như thế nào thì ai cũng biết.
Đa nguyên đa đảng là cái gì mà ghê gướm thế? Cái gì mà vì nó biết bao nhiêu tinh hoa của đất nước phải bước vào vòng lao lý?
Mở sách vở lý luận ra xem thì thấy rằng:Đa nguyên là thuộc tính của tự nhiên, do vậy cũng là thuộc tính của muôn loài, trong đó có loài người.
Đa nguyên trong xã hội loài người thể hiện qua sự đa dạng chủng tộc, đa dạng văn hóa, đa dạng tư tưởng, đa dạng cộng đồng, đa dạng khuynh hướng, đa dạng tổ chức...
Đa nguyên trong làm ăn kinh tế thể hiện qua đa dạng thành phần, đa dạng lực lượng, đa dạng chủ sở hữu...
Đa nguyên trong chính trị thể hiện qua sự đa dạng đường lối, mà mỗi đường lối được đại diện bởi mỗi tổ chức, mỗi đảng phái chính trị. Vì vậy tính đa nguyên trong chính trị thể hiện qua sự đa đảng.
Chống lại tồn tại khách quan của đa nguyên là phản khoa học, phản lại tự nhiên, phản lại sự tiến hóa của nhân loại. Các chế độ độc tài không thể không chấp nhận đa nguyên tất yếu trong các lãnh vực nhưng quyết liệt chống lại đa nguyên trong chính trị, nghĩa là không chấp nhận đa đảng để bảo vệ sự cai trị độc tài của họ vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích cục bộ.
Ở Việt Nam, dưới chế độ cộng sản, đa nguyên đa đảng là điều úy kị, không được nghĩ đến, không được nói ra và tất nhiên không được phép tuyên truyền cổ xúy. Do vậy trong suốt thời gian dài bất kỳ ai nói đến đa nguyên đa đảng đều bị trấn áp quyết liệt như đã thấy.
Thế nhưng những đàn áp ấy có dập tắt được tư duy tất yếu về đa nguyên đa đảng trong dân chúng hay không? Chắc chắn là không.
Ngày nay không chỉ có vài mươi người đòi hỏi đa nguyên đa đảng để dễ dàng bị trấn áp như trước, mà đã có hàng vạn người công khai và đồng loạt đứng lên đòi hỏi đa nguyên đa đảng.
Hàng vạn người đó là những ai?
Đó là trên 14 ngàn người đã ký tên vào Kiến Nghị 72, gần 10 ngàn người ký tên vào Tuyên Bố Công Dân Tự Do, trên 15 ngàn người ký tên vào tuyên bố của Hội Đồng Giám mục Việt Nam...
Và đặc biệt những công dân dũng cảm đó không còn đứng riêng lẻ trong việc đòi hỏi đa nguyên đa đảng nữa, họ đã đương nhiên đứng vào các tổ chức tự phát đang hình hành: Nhóm Kiến nghị 72, Nhóm Công Dân Tự Do, Nhóm công dân đứng sau Hội Đồng Giám Mục. Hoặc họ đang là người của những tổ chức đã có sẵn, đó là các tập thể công dân trong 5 tổ chức tôn giáo cùng ra tuyên bố chung về sửa đổi hiến pháp theo tinh thần của Kiến Nghị 72: Công Giáo, Phật Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Tin Lành.
Kiến Nghị 72, như là phát pháo mở đầu phong trào đòi hỏi đa nguyên đa đảng có tổ chức thông qua việc góp ý hiến pháp, đã lôi cuốn sự ủng hộ tuyệt đối của các tổ chức tự phát đang hình thành và các tổ chức có sẵn. Qua đó dù không cố tình nhưng Kiến Nghị 72 dần trở thành một phong trào đoàn kết nhân dân và đoàn kết các tổ chức nhân dân nhằm vào một mục tiêu chung là đấu tranh cho sự phục hồi tính đa nguyên tất yếu trong sinh hoạt chính trị.
Điều nầy là một bất ngờ lớn đối với đảng cộng sản độc quyền. Những lãnh đạo cộng sản bảo thủ đã hoảng hốt phản ứng. Ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đó là việc lợi dụng để “tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước, cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn'. Ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: Những kẻ đòi bỏ điều bốn, tức đòi đa nguyên đa đảng là suy thoái đạo đức và chính trị.
Thử điểm những người bị cho là suy thoái, là vận động nhân dân chống đảng đó là ai.
Nhìn danh sách gần 15 ngàn người ký tên vào kiến nghị 72 ta thấy ngay trong đó có những người là đảng viên cộng sản, thậm chí là những đảng viên cao cấp từng là cấp trên của các ông Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Phú Trọng, có những người là những bậc trí thức tài năng từng nhiều năm làm cố vấn hoặc làm chuyên gia cho các đời thủ tướng chính phủ, có những người đang là công chức nhà nước, có những người là các chủ doanh nghiệp thành đạt, là các giáo sư, bác sỹ, kĩ sư, văn nghệ sĩ...có chỗ đứng trong xã hội, có những người là cựu chiến binh đã từng đổ máu cho sự ra đời của chế độ nầy, có những người là chức sắc tôn giáo đạo cao đức trọng, có những người là công nhân, là nông dân, là giới trẻ trong và ngoài nước, là bao nhiêu người dân bình thường khác..
Xu thế hướng đến đa nguyên là xu thế tất yếu. Ngay trong nội bộ đảng cũng đang xuất hiện mầm mống đa nguyên. Điều nầy thể hiện rõ qua hai hội nghị TW 6 và 7, ý kiến "nhất nguyên" từ tổng bí thư, từ bộ chính trị đưa ra về việc kỷ luật và đề bạt nhân sự đã bị phản bác bởi khuynh hướng ngược lại của số đông trong ban chấp hành, một tiền lệ chưa từng có.
Người ta đang tim hiểu có những ai đứng sau Kiến Nghị 72. Có hẳn một bài báo lề đảng của một cán bộ tuyên huấn đặt vấn đề kẻ giấu mặt phía sau Kiến Nghị 72 là ai? Phải chăng người ta đang lo sợ, ngoài những đảng viên cấp cao công khai ký tên như đã biết, có thể còn những đảng viên cấp cao khác lặng lẽ đứng sau? Thậm chí họ còn nghi kỵ có những lãnh đạo đương nhiệm đứng sau Kiến Nghị 72.
Những người trong giới lãnh đạo cao cấp, trong suốt thời gian dài, không hề có một lời phản ứng trước sự ra đời của Kiến Nghị 72 đang bị dư luận xầm xì rằng có thể họ là những kẻ đứng sau. Thậm chí có cả những trang web bị nghi là của DLV viết hàng loạt bài nêu đích danh một lãnh đạo cấp cao đương nhiệm là kẻ đứng sau Kiến Nghị 72.
Dư luận ấy đúng sai chưa rõ , nhưng chắc chắn đang có sự tồn tại một lực lượng âm thầm đứng sau ủng hộ Kiến Nghị 72.
Lực lượng đó là ai? Đó là đám đông thầm lặng. Họ không dám công khai ký tên vào Kiến Nghị 72 hoặc vào các tuyên bố khác, nhưng họ nhiệt tình theo dõi diến tiến của tình tình, họ bàn luận sôi nổi trong các bửa tiệc gia đình, trong các buổi liên hoan cơ quan, trong các quán ăn, trong các quán cà phê, trong các buổi đi dã ngoại...Họ là những người trong số hàng trăm ngàn lượt người mỗi ngày vào đọc các trang "báo lề dân" đang cổ xúy cho Kiến Nghị 72 như: Ba Sàm, Quê Choa, Bauxite Việt Nam, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Viết Đào, Nguyễn Tường Thụy, Bùi Văn Bồng, JB Nguyễn Hữu Vinh, Đoan Trang, Thùy Linh...Họ có thể là trong số vài chục triệu người đã ký tên "đồng ý" vào bản dự thảo hiến pháp mà chính quyền mang đến tận nhà và yêu cầu họ ký. Họ có thể là đảng viên, là trí thức, là công nhân, là nông dân, là sinh viên... là những người chưa ký vào đâu những đã ký từ trong lòng.
Đám đông ấy đang tạm thời im lặng. Nhưng một khi họ lên tiếng thì đa nguyên đa đảng tất nhiên phải trở lại trong sinh hoạt của xã hội Việt Nam. Vì đó là điều tất yếu mà ngay cả Karl Marx, tổ sư của cộng sản cũng thừa nhận rằng: Tự nhiên cũng như xã hội luôn vận động trong mối quan hệ đa nguyên.
HNC