Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Trả lại tên cho em

Dương Hoài Linh
"Trả lại tên cho em" là tên tập một của bộ phim "Biệt động Sài Gòn", một bộ phim nổi tiếng của chế độ CSVN thập niên 80. Từ ấy đến nay phong trào đòi trả lại tên thành phố, tên đường,tên tượng đài... của người Việt đã có từ trước 1975 cũng đã rầm rộ trên các mạng xã hội trong và ngoài nước. Đây cũng là lối chơi chữ "gậy ông đập lưng ông". Phạm vi bài viết này không đề cập đến phong trào này mà chỉ xin được "trả lại tên cho đúng đối tượng" một số từ ngữ đã bị lạm dụng trong những năm vừa qua. Hãy gọi tên đúng người, đúng sự vật, hiện tượng để tránh một sự "đánh tráo khái niệm".
1/ CÁCH MẠNG: Đây là một từ chỉ sự xóa bỏ cái cũ thay thế cái mới tiến bộ hơn. Từ này lâu nay thường bị hiểu lầm xem như độc quyền của những người Cộng Sản. Chẳng hạn: chính quyền cách mạng,nền báo chí cách mạng, Đảng nhân dân cách mạng... khiến nó luôn được hiểu với nghĩa xấu. Thế nhưng nói nền báo chí cách mạng luôn tiên phong trong việc xóa bỏ cái cũ hình thành cái mới tiến bộ thì thật tội nghiệp cho nền báo chí của ta. Khi mà chỉ một lệnh của Tuyên giáo trung ương ban ra thì toàn bộ các báo đều đồng loạt gỡ bài về sự kiện "Thiên An Môn"... Nói chính quyền cách mạng đang xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn thì lại tội nghiệp cho ý nghĩa của hai từ cách mạng. Hãy gọi cho đúng là: "chính quyền độc tài","nền báo chí độc tài""nhà nước độc tài".
2/ CỘNG SẢN: là hình thức công hữu về tư liệu sản xuất. CNCS cũng dựa trên khái niệm căn bản này. Nhưng hiện tại nhà nước Việt Nam đã từ bỏ hình thức này, cái sót lại chỉ là cái vỏ bề ngoài. Cho nên gọi nhà nước Cộng sản, chính quyền Cộng sản cũng chỉ là cách gọi theo thói quen. Nên thay thế từ "Cộng sản" bằng từ "độc tài" mới gọi tên đúng sự vật.

3/ NGỤY: có nghĩa là giả dối. Trong chính trị, từ này được dùng để chỉ một triều đình hoặc chính quyền do soán đoạt mà có, hoặc do quân xâm lược dựng lên để hợp thức hóa sự xâm lược, đô hộ và phục vụ cho sự đô hộ, xâm lược đó. Còn bản thân chính quyền đó không có thực quyền, thực lực, hữu danh vô thực, không đủ tiêu chuẩn, phẩm chất của một chính quyền hay triều đình đúng nghĩa, mang tính chất bất hợp pháp và không chính danh. Tuy nhiên, trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, từ ngụy thường được các lực lượng cầm quyền sử dụng để chỉ những đối thủ chính trị của họ. Thuật ngữ này có cách gọi khác là "chính phủ bù nhìn". Sự thật thì ai mới là giả, là ngụy tạo, là bù nhìn... tất cả người dân ngày nay đều đã rõ. Nếu khách quan, công bằng và có hiểu biết xin hãy gọi đúng tên của họ "VIỆT NAM CỘNG HÒA"
4/ CƯỚP NƯỚC: là tước đoạt bất hợp pháp của đất nước khác một phần đất đai, lãnh thổ hoặc toàn bộ. Giữa Mỹ và Trung Quốc nên chọn cho đúng để gọi.
5/ BÁN NƯỚC: là dâng hiến bất hợp pháp một phần đất đai,lãnh thổ hoặc toàn bộ đất nước cho ngoại bang. Giữa VNCH và VNDCCH nên chọn đúng đối tượng để đặt tên.
6/ YÊU NƯỚC: gắn bó thiết thân với đất đai, lãnh thổ, truyền thống đất nước. Hướng về cội nguồn, thiết tha với vận mệnh dân tộc. Giữa dân thường và lãnh đạo ai mới thực sự xứng đáng với từ "yêu nước"?
7/ PHẢN ĐỘNG: là ngăn cản, chống lại sự tác động của nội lực, ngoại lực,trào lưu hay xu thế tiến bộ. Giữa những người đấu tranh dân chủ và thể chế cầm quyền nên phân biệt rõ ai mới là phản động.
8/ THẾ LỰC THÙ ĐỊCH: Đây là cách gọi không chính xác về mặt ngữ pháp. Thù của địch tức là bạn, chỉ có thể đặt dấu phẩy vào giữa thì mới đúng ý nghĩa. Do đó "thế lực thù địch" chỉ có thể là Trung Quốc vốn là bạn của chính thể hiện hành.
9/ LUẬT PHÁP: là bộ quy tắc ứng xử để bảo vệ hiến pháp. Hiến pháp là những quy ước của một quốc gia để bảo vệ người dân. Luật pháp Việt Nam hiện hành không để bảo vệ người dân mà để bảo vệ thể chế cầm quyền. Do đó nên gọi cho đúng tên của nó là "LUẬT LỆ".
Các thể chế "độc tài" thường dùng ngụy biện để "đánh tráo khái niệm". Việc nhận thức rõ chân, thiện, mỹ và ý nghĩa của các từ ngữ mang tính chính trị cũng là cách để nhận ra những xảo biện trong chính sách tuyên truyền ngu dân mà chế độ thường tung ra để lừa bịp người dân. Xin hãy "trả lại tên cho em"!

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"