Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Từ Dịch Thuỷ đến Tiền Giang.

Người Buôn Gió 

Hơn 200 năm trước Công Nguyên, Tần Thuỷ Hoàng đã dựng lên một triều đài độc tài lớn nhất Trung Hoa. Nỗi sợ hãi về hình ảnh uy nghi quyền lực như thượng đế của Tần Doanh Chính làm khiếp đảm cả thiên hạ Trung Hoa mênh mông.  Bằng quyền lực tuyệt đối của mình, Tần Thuỷ Hoàng đã bắt dân chúng phải lập nên một dãy tường thành vạn lý, khiến bao người mất mạng vì đói rét, bệnh tật, kiệt sức khi xây thành. Thế nhưng toàn bộ Trung Hoa không có một sự phản kháng nào đáng kể.

 Kinh Kha người nước Vệ, đã nhận trọng trách ám sát Tần Thuỷ Hoàng. Trong lúc Tần Thuỷ Hoàng đang ở đỉnh cao của quyền lực tối thương.

Kinh Kha khi qua sông Dịch Thuỷ để hướng về Hàm Dương thực hiện sứ mệnh tiêu diệt tên bạo chúa độc tài Để Kinh Kha có thể tiếp cận được Tần Thuỷ Hoàng những người thực hiên , giúp đỡ đã phải mất nhiều của cải, và cả tính mạng như Phàn Ô Kỳ, tự cắt đầu để Kinh Kha dâng vua Tần. Có dịp gặp để ra tay.

Kinh Kha ra tay không thành công, bị giết ở giữa cung điện Tần Vương.

Đời sau người ta nhắc đến Kinh Kha , không luận sự đạt được mục đích ban đầu. Thiên hạ ngàn đời nhớ đến Kinh Kha, bởi dám làm một việc như thế.

Thực ra Kinh Kha chẳng những biết mình sẽ chết, mà Kinh Kha còn biết được mình sẽ không hoàn thành được công việc. Thế nhưng Kinh Kha vẫn đi, vẫn để bao người tâm huyết, xương máu bỏ ra để mình đi thực hiện công việc đó.

Bởi vì một điều mà ít ai nói đến.Là lúc đó hình ảnh Tần Thuỷ Hoàng chói loị quyền uy, như thánh thần, thượng đế. Thế mà có người tính chuyện giết chết. Giết chết như một tên ác nhân bình thường, đó là giết bằng dao găm.

Câu chuyện hành thích của Kinh Kha đã dấy lên trong nhân dân ý nghĩ, rằng Tần Thuỷ Hoàng không phải là thánh, là thượng đế. Mà chỉ là độc tài, khát máu, man rợ có quyền lực trong tay. Hắn chẳng phải con trời, hay thần thánh gì cả. Từ đó bắt đầu có những sự nổi dậy liên miên của người dân, nhà Tần bị diệt vong không lâu sau đó. Thậm chí ngay trong nội bộ triều đình sự coi thường vương triều nhà Tần cũng lộ trắng trợn qua việc Triệu Cao, Lý Tư lộng hành.

Đó chính là điều mà Kinh Kha mong đợi, chứ không phải là việc ông giết được Tần Thuỷ Hoàng. Ông mong đợi  nhát dao của mình đâm vào cái áo của Tần Thuỷ Hoàng,  đó là đâm vào hình ảnh chế độ độc tài hùng mạnh, đâm vào một hình tượng tưởng như thánh thần trên trời rơi xuống, đâm vào sự ngộ nhận của nhân dân, sự sợ hãi của nhân dân Trung Hoa dưới thời Tần Thuỷ Hoàng. Để rồi những cuộc khởi nghĩa được phát động, để cho chính những quan lại nhà Tần cũng coi thường Tần Vương, cho đó cũng là con người, có thể lấn át quyền lực như thường.

Nhát dao của Kinh Kha chính là nhát dao đâm vào hình tượng của một chế độ. Thân xác của Tần Doanh Chính còn sống, nhưng hình tượng về bậc đế vương uy quyền khiến thiên ha khiếp sợ bắt đầu chết từ đó.

Câu chuyện về Kinh Kha gắn với dòng sông Dịch Thuỷ, hình ảnh người tráng sĩ ra đi và để lại cho đời sau một huyền thoại bất tử.

 Hơn 2000 năm sau ở Việt Nam, từng tốp người vượt cả ngàn cây số để chờ dịp băng qua dòng Tiền Giang hướng về phía phiên toà xét xử người công chính mà chế độ cầm quyền mở ra vào sáng ngày 26 tháng 8 năm 2014. Họ đến được dòng Tiền Giang cũng đầy khó khăn, nguy hiểm. Ngay từ nhà họ, đã phải bằng mọi cách mưu trí, tốn kém ..bằng mọi giá họ đến được đất Cao Lãnh vào lúc phiên toà bắt đầu.

 Nhiều người trong số họ đã bị bắt ở đất Cao Lãnh, khi mà phiên toà chưa mở.

Phải chăng nhà cầm quyền nghĩ rằng chặn được người đến dự phiên toà là thành công.?

Không, thực ra những người đi đến phiên toà, cũng đã lường được việc sẽ bị chặn khi đến nơi.Hoặc bị bắt giữ khi đến nơi. Họ không trông mong sẽ có mặt trước phiên toà, để hô khẩu hiêụ bênh vực người công chính bị nhà cầm quyền Đồng Tháp vu oan bắt tội. Họ quá hiểu sự thủ đoạn của nhà cầm quyền này thế nào.

 Nhưng họ vẫn đi, bằng mọi cách họ đi hết khả năng của mình, đến khi bị chặn bắt. Đó mới là sự thành công mong đợi. Người dân sẽ thấy hành động phản đối phiên toà rất quyết liệt đến cùng của nhiều người đó. Đấy cũng là nhát dao đâm vào hình ảnh chế độ này. Nếu phiên toà là tượng trưng cho quyền lực của chế độ , thì hành động những người bị bắt giữ vì kiên quyết đến phản đối phiên toà . Chính là nhát dao chém vào mặt uy tín của chế độ này một cách công khai.

 Thử nghĩ xem, nếu họ không bị chặn từ nhà, răn đe, kiểm soát. Họ ung dung đi vào đến phiên toà, đứng bên ngoài giơ băng rôn. Bị cô lập hai đầu đường vì đủ loại cảnh sắt ngăn đường. Như thế thì có ấn tượng bằng họ bị doạ dẫm, bị ngăn chặn từ nhà, bị săn duổi suốt quãng đường đi...nhưng họ vẫn quyết tâm đi.

 Hôm nay những người qua được dòng Tiền Giang nhưng không đạt được mục tiêu ban đầu là dự phiên toà. Nhưng họ đã đạt được một thứ lớn lao hơn rất nhiều. Đó là họ để lại hình ảnh kiên quyết, quả cảm đến cùng trong việc phản đối sự bất công trên đất nước này, do chế độ tưởng là hùng mạnh này tạo ra. Ý nghĩa mấu chốt của hành động lịch sử không phải lúc nào cũng nằm trong dự tính ban đầu. Nó không cần thiết phải đạp đổ toà thành nào đó ngay lập tức, mà nó có ý nghĩa là tạo ra cho dân chúng thấy những toà thành xây nên bằng sự xảo trá, bạo quyền sẽ có một người và nhiều người, nhiều người nữa cùng muốn đạp đổ.

 Nếu cho hình ảnh Kinh Kha là phản kháng chế độ bằng việc qua sông Dịch Thuỷ năm xưa, dẫn đến những cuộc phản kháng lớn sau này. Bạn sẽ thấy hình ảnh những người dân Việt từ ngàn cây số đến Đồng Tháp và băng qua sông Tiền Giang là dấu hiệu cho thấy lòng người dân Việt đã thế nào với thể chế này.

 Thế nên chúng ta không hề thất vọng vì những người bị bắt và họ không có mặt phiên toà. Chúng ta đâu cần họ có mặt hai tiếng ở phiên toà xử úp sọt đó, để hô hào trong vòng kiểm soát của công an. Cái chúng ta cần là ý chí kiên cường của họ, trên quãng đường gian nan mà họ đã băng qua. Và chúng ta , những người quan sát đã nhận được điều mà chúng ta mong.

 Với những ý chí như họ thể hiện, hẳn chúng ta sẽ vui mừng khi đứng cùng họ, trong nhiều việc sau này nữa.

Nếu những người đi đến phiên toà này, họ bị ngăn chặn, bị doạ nạt ở nhà, họ nghĩ ở nhà thế này, đến nơi cũng thế.  Sẽ chả có gì được viết ra, chả ai nhận thấy điều gì ở họ. Cũng như Kinh Kha biết không hạ sát được vua Tần, chưa giết đươc vua Tần đã tốn kém xương máu mà không đi, có lẽ u mê của người dân lầm tưởng chế độ Tần Thuỷ Hoàng là thánh thần, bất khả xâm phạm sẽ còn rất lâu.

 Những người bị bắt giữ, ngăn chặn đến phiên toà , việc các bạn bây giờ là ghi nhớ các sự kiện của mình, vì đó là câu chuyện của lịch sử không dễ gì có được suốt 70 năm qua trên đất nước này. Chỉ ghi nhớ và kể cho mọi người thôi, các bạn đã không những hoàn thành tốt sự ủng hộ với ba người bị xét xử, mà còn với sự thức tỉnh của nhân dân nữa.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"