Hoàng Tứ Duy
Ngày 20/8/2014
Vào đầu tháng này, Thượng Nghị Sĩ John McCain tỏ ý rằng đã đến lúc
Hoa Kỳ nên xem xét lại việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sau 30
năm cấm vận. Cuộc đối đầu ngoài biển gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc
về việc Trung Quốc thăm dò dầu khí ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt
Nam đã lộ rõ nhiều yếu kém về mặt chiến lược của Hà Nội.
Việc cung cấp cho Việt Nam những hệ thống hàng hải và bảo vệ vùng
ven biển như là bước đầu — và sau đó là hệ thống radar, máy bay chiến
đấu và phụ kiện cho những thiết bị quân sự Mỹ còn xót lại — sẽ tăng
cường khả năng của Việt Nam và thực chất hóa mối "quan hệ toàn diện" đã
được công bố bởi Hà Nội và Washington vào năm ngoái.
Nhưng trên cả những hệ thống vũ khí hiện đại, cái mà Việt Nam thực
sự cần cho sự an ninh lâu dài là những giá trị chính trị hiện đại. Chỉ
có thể huy động sự đoàn kết dân tộc và giàu mạnh cần thiết để bảo vệ chủ
quyền đất nước trong một xã hội tự do và cởi mở.
Vấn nạn của giới lãnh đạo Hà Nội là sự lựa chọn giữa quyền lợi quốc
gia và bảo vệ chế độ, thường dẫn tới những hành động thiếu mạch lạc và
mâu thuẫn. Từ những năm thuộc thập niên 1950, điều đó có nghĩa là mặc
nhận những lấn chiếm đất đai của Trung Quốc bất chấp những tổn hại vê
chủ quyền đất nước. Trong những năm gần đây, Hà Nội đã lấy lòng Trung
Quốc bằng cách đàn áp những tiếng nói phê phán trong nước về sự bành
trướng của Trung Quốc.
Những mâu thuẫn cộng sản
Trong thời gian chiến tranh, cộng sản Bắc Việt đã trông cậy rất
nhiều vào viện trợ quân sự từ Trung Quốc. Nhưng sự giúp đỡ của Bắc Kinh
cũng thật là đắt giá. Năm 1958, trong một công hàm ngoại giao, thủ tướng
lúc đó là Phạm Văn Đồng đã ngầm công nhận những đòi hỏi về chủ quyền
của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Rồi năm 1974, Hà Nội đã
yên lặng hoàn toàn khi Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, lúc đó
đang do Miền Nam Việt Nam quản lý.
Sau chiến tranh, Hà Nội ngã về phía Liên Sô và xâm lăng nước láng
giềng Cambodia, gây nên đổ vỡ quan hệ với Trung Quốc mà cực điểm là cuộc
chiến biên giới đẫm máu năm 1979. Nhưng tới năm 1990, khi mà Liên Sô
ngưng viện trợ và các nước Đông Âu xụp đổ hàng loạt như quân cờ, Hà Nọi
lại tái thiết lập quan hệ với Bắc Kinh.
Việc nối lại tình hữu nghị đã được thương thảo trong một cuộc họp bí
mật tại Thành Đô, một tỉnh phía nam Trung Quốc, vào tháng chín năm
1990. Những thỏa thuận giữa lãnh đạo cao cấp của hai đảng cộng sản cho
tới nay vẫn chưa được công bố. Căn cứ trên những tiết lộ có giới hạn của
một số viên chức đã hồi hưu, những bloggers Việt Nam suy đoán rằng Hà
Nội đã có những nhượng bộ then chốt về biên giới đất liền và biển như là
cái giá phải trả cho việc bình thường
hóa quan hệ.
hóa quan hệ.
Từ sau Hội nghị Thành Đô, Hà Nội đã theo sát mô hình "Chủ nghĩa
Lenin tư bản" của Bắc Kinh mà đặc điểm là một nền kinh tế mở nửa chừng
dưới một thể chế chính trị khép kín. Trong khi những người dân Việt bình
thường lo lắng về Trung Quốc dựa trên lịch sử hai ngàn năm chống ngoại
xâm phương Bắc, thì những thành phần cốt cán của đảng lại thủ lợi vì
những đầu tư kinh tế của Trung Quốc cũng như sự nương tựa về mặt ý thức
hệ.
Điều này giải thích tại sao Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh
mới đây đã mô tả việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam (EEZ) như là một sự bất đồng nhỏ giữa "anh em". Phát biểu tại
cuộc đối thoại quốc phòng Shangri-La ngày 31 tháng năm, Đại Tướng Thanh
ngần ngại không phê bình Bắc Kinh một cách công khai, mặc dù hải quân
Trung Quốc đang sách nhiễu những tầu tuần duyên và tầu đánh cá Việt Nam
trong vùng lân cận của giàn khoan đồ sộ của Tổng công ty Dầu khí Hải
Dương Trung Quốc.
Như là một hành động của sự tôn trọng đối với Bắc Kinh, bộ chính trị
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ngăn cản chuyến đi Mỹ của Bộ Trưởng Ngoại
Giao Phạm Bình Minh trong thời gian diễn ra sự đối đầu trên biển giữa
hai quốc gia. Chỉ sau khi Trung Quốc di dời giàn khoan, Hà Nội mới cử
một lãnh đạo cấp cao của đảng đi Mỹ, mặc dầu điều đáng ngạc nhiên là
người này không phải là bộ trưởng ngoại giao được xem là thân thiện với
Hoa Kỳ.
Cũng không rõ ràng là tại sao Việt Nam vẫn còn chưa tiến hành một
hành động pháp lý tại Liên Hiệp Quốc, giống như Phi Luật Tân đã làm
trong việc tranh chấp về biển đảo với Trung Quốc. Mặc dù theo hầu hết
các nhà quan sát quốc tế, Việt Nam chiếm ưu thế đối với Trung Quốc, nội
bộ Hà Nội lại có nhiều mâu thuẫn trong việc có nên quốc tế hóa sự tranh
chấp hay không. Kết quả là Trung Quốc vẫn còn có thể định nghĩa cuộc
tranh chấp là song phương và có lợi thế nước lớn trong tương tác một đối
một.
Cho tới khi lãnh đạo đương thời Hà Nội có ý chí thoát khỏi ảnh hưởng
Trung Quốc, việc tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí của Hoa Kỳ sẽ không giải
quyết sự yếu kém của Việt Nam, sự yếu kém về chính trị chứ không phải là
quân sự.
Lộ đồ nhân quyền
Thượng Nghị Sĩ McCain đã đúng khi gắn liền viện trợ quân sự với nhân
quyền: "Chúng ta có thể làm nhiều tới đâu về vấn đề này, cũng như với
những mục tiêu thương mại và an ninh đầy tham vọng, tùy thuộc rất nhiều
vào những hành động thêm nữa của Việt Nam về nhân quyền."
Đúng vậy, bây giờ chính là thời điểm mà Hoa Kỳ xác định những điều
kiện cụ thể và hợp lý để tháo bỏ lệnh cấm vận vũ khí. Qua việc nhấn mạnh
những điều kiện mà tối hậu sẽ củng cố sự an ninh của Việt Nam, các nhà
hoạch định chính sách của Hoa Kỳ có thể nâng cấp quan hệ đôi bên lên một
mức cao hơn.
Điều kiện trước nhất là phải thả vô điều kiện tất cả các tù nhân
chính trị. Thật là nghịch lý khi Hà Nội vừa thúc đẩy Hoa Kỳ phải có lập
trường mạnh mẽ hơn về vấn đề Biển Đông, đồng thời lại tiếp tục bắt giữ
những công dân Việt Nam lên tiếng một cách ôn hòa chống lại sự xâm lăng
của Trung Quốc.
Điều kiện thứ hai là phải hủy bỏ những điều khoản mơ hồ về an ninh
quốc gia, được sử dụng một cách có hệ thống để hình sự hóa tự do ngôn
luận và những hành động chính trị ôn hòa. Cho tới khi nào nhà cầm quyền
Việt Nam còn coi việc viết blog hay cổ vũ cho dân chủ là một đe dọa đối
với an ninh quốc gia, họ không thể nào tập trung một cách đúng mức vào
mối đe dọa sống chết từ một Trung Quốc ngày một hung hăng.
Điều kiện thứ ba là nhiệm vụ của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (QĐND)
chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất là phòng thủ ngoại xâm. Hiện này
nhiệm vụ của QĐND gồm ba mục tiêu: bảo vệ chế độ, phòng thủ ngoại xâm,
phát triển kinh tế. Vũ khí từ Hoa Kỳ không bao giờ nên giao cho một quân
đội sẵn sàng đàn áp những bất đồng ý kiến nhân danh an ninh nội tại.
Thách thức ngoại giao
Một cuộc thăm dò ý kiến do BBC Tiếng Việt thực hiện vào tháng bảy đã
hỏi thính giả của đài là muốn Việt Nam làm đồng minh của quốc nào. Hoa
Kỳ là nước mà 87% những người trả lời đã chọn, trong khi chỉ có 1% chọn
Trung Quốc.
Kết quả của cuộc thăm dò đã xác nhận sự nhận xét của hầu hết những
người theo dõi về tình hình Việt Nam: Người dân Việt Nam muốn có quan hệ
gần gũi hơn với Hoa Kỳ và khoảng cách ngoại giao với Trung Quốc xa hơn.
Đáng buồn thay, kết quả thăm dò cũng nói lên một thực tế khắc nghiệt
khác: đa số công dân Việt Nam hiện thời không có tiếng nói trong những
vấn đề quốc gia dưới chế độ độc tài hiện tại.
Vần đề cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam có lẽ sẽ được chính
quyền Obama và Quốc Hội xem xét trong tương lai gần. Lo lắng về sự trỗi
dậy của Trung Quốc, một số nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ có thể có
quan điểm là việc cấm vận vũ khí là trở ngại chính cho quan hệ gần gũi
hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Nhưng vũ khí của Hoa Kỳ sẽ không làm cho Việt Nam mạnh hơn cũng như
không khiến cho quan hệ chiến lược giữa hai nước sâu hơn. Cuộc tranh
luận sắp tới cũng nên được hướng dẫn bởi sự đánh giá đúng mức cái gì làm
tăng cường sức mạnh cho nước Việt Nam và người dân Việt Nam. Đó là sự
cải thiện nhân quyền và gia tăng tự do dân sự.
Nguồn: Asia Times Online
Nguồn: Asia Times Online