Jonathan London
Là một nước còn phát triển còn nhiều cái Việt Nam đang thiếu. Nhưng
một cái chắc chắn Việt Nam không thiếu là số lượng vụ án. Từ vụ án Trần
Văn Sang và anh Trần Văn Miên cho đến những vụ án Dương Chí Dũng và
Trần Xuân Giá.. ngày nào cũng có những vụ án mới.
Vậy, số “vụ án” bình quân một năm ở Việt Nam đang tăng? Hay chỉ có
vẻ như thế vì thông tin về những gì đang xãy ra ở Việt Nam của hôm nay
là dễ tiếp cận hơn gấp mấy lần so với những năm trước? Thậm chí số lượng
vụ án ở Việt Nam có xu hướng giảm dần? Tôi dám đoán đại đa số người ở
Việt Nam sẽ giả định cả số lượng lẫn quy mô và mức độ nghiêm trọng của
những vụ án là tăng mạnh trong những năm qua. Nhưng chưa chắc đặt vấn đề
như thế này là có nghĩa gì.
Trong bài nay, xin giải thích (1) tại sao hỏi như trên gần như là vô
nghĩa; nhưng (2) tại sao hỏi thế giúp chúng ta chẩn đoán một bệnh chứng
của xã hội Việt Nam nói chung và nền chính trị của Việt Nam nói riêng.
Cụ thể, trong bài này tôi sẽ đề nghị cái gọi là “vấn đề vụ án” của Việt
Nam đã thành một gánh nặng. Ý không phải là nói xấu ai cả mà chỉ là chia
sẻ nhận xét của tôi, xem phản ứng của các bạn đọc từ mọi phía là như
thế nào.
Hỏi về số vụ án là vô lý…
Trước hết, chúng ta phải đối mặt với những vô lý. Như ai đã đọc trang
này đều biết, tôi chẳng phải là một chuyên gia về tiếng việt. Và tôi
cũng phải thừa nhận là tôi chẳng biết góc của từ ‘vụ án’ là cái gì. Ở
Việt Nam từ “vụ án” mang ít nhất hai nghĩa – một là một ca, một trường
hợp của một hành động gì đó mà có khả năng có một yếu tố phạm pháp, vi
phạm, xâm phạm, v..v. Và thứ hai, theo nghĩa phổ biến (hay ít nhất theo
sự hiểu biết hạn chế của tôi) mang ý nghĩa tương tự với những vụ bê bối
(hay ‘scandan’) gì đó.
Tất nhiên ở nước nào cũng có những vụ án. Vậy, xin hỏi, ở Việt Nam
số lượng vụ án đang tăng chứ!? Chẳng biết, vì vẫn đang hỏi một cách hết
sức mơ hồ. Trước hết tôi xin cố gắng giải thích tôi đang nói về cái gì,
muốn đề cập vấn đề nào. Đó không phải là vì muốn tìm hiểu về tỷ lệ hay
tốc độ gia tăng tội phạm ở Việt Nam, dù điều đó cũng có thể liên quan
đến “vụ án” ở một số khía cạnh nhất định. Và đó cũng không phải là những
“vụ án” liên quan đến những “siêu sao” Việt Nam hay quốc tế. Cái tôi
đang quan tâm đến là những trường hợp, những “vụ án” mang nội dung tội
phạm nghiêm trọng, mức độ nghiêm trọng cao, có gây những phản ứng rộng
rãi, và có nội dung bí ẩn hay đáng ngờ hay cả hai?
Những vụ án này có nhiều loại. Có những “vụ” được công nhận là “vụ”
chính thức. Nhưng cũng có những “vụ” mà chỉ được một phần nhất định của
xã hội công nhận là “vụ”. Hay cũng có những cái có thể gọi là “cụm vụ
án” mà trong nó có những yếu tố phức tạp và gây ra những ý kiến khác
nhau, như vụ án “vụ án Dương Chí Dũng” chẳng hạn.
Và phía sau đại đa số vụ án “quan trọng” ở Việt Nam có những lý
thuyết âm mưu. Có những lý thuyết âm mưu có định hướng, như chúng ta
cũng thấy hàng tuần trên tờ báo An Ninh Thế Giới. Cũng có những
lý thuyết âm mưu được “hiện hình” một cách phi chính thức trong những
xóm, trên những vỉa hè, và những chỗ làm việc trên phạm vi cả nước. Và
tất nhiên cũng có một số trang web gần như chuyên viết về vụ án. Ai
quyết định những vụ án nào là quan trọng cũng là một vấn đề nữa. Vụ án
của một người nông dân có thể là chuyện rất bình thường hơn vụ án của
những “cá lớn”. Hơi mất dân chủ ở đấy!
Một vụ án chính hiệu là cái gì? Cái gì nên được coi là vụ án và cái
gì thì không? Trong đó có đánh giá những ‘vụ án’ mà không được công nhận
một cách chính thức là gì? Có phải là “vụ án phi chính thức”? Và chúng
ta có thể đánh giá sự nghiêm trọng của mọi vụ án thế nào và theo tiêu
chuẩn gì? Và sự ý nghĩa của những vụ án là gì?
Đủ rồi, Ông muốn nói cái gì!!??
Bàn về vụ án như thế này cũng là có nét vui chơi. Và nói mãi chưa
chắc có thể xác định chính xác những ý nghĩa các nhau. Song, chúng ta
đều biết những hiện tượng liên quan đến từ ‘vụ án’ cũng có một ý nghĩa
hết sức quan trọng – thậm chí sống/chết – đối với đời sống hàng ngày ở
Việt Nam. Chính vì một ‘vụ án’ quan trọng dù liên quan đến vấn đề nào
đều có liên quan đến những câu hỏi về công lý.
Tôi đang lo vế số lượng của các vụ án ở Việt Nam. Nhưng tôi không rõ
những lo lắng là có cơ sở. Như đã nói trên, có khả năng ấn tượng của
tôi xuất phát từ một đặc trưng của “xã hội mạng” của Việt Nam. Ít nhất,
tôi đã có một ấn tượng mạnh là nền không gian mạng (cybserspace) của
Việt Nam đã phát triển một chức năng quan trọng: là phát hiện và phổ
biến hóa những ‘vụ án’ các loại. Dạo này khi lên các trang web của VN
ngày nào cũng có hàng loạt vụ án mới, từ mọi phía. Xin đừng hiểu sai ý
tôi.
Việc có thông tin và có những quan điểm khác nhau trên không gian
mạng của Việt Nam là một bước rất tốt. Chủ yếu, tôi lo lắng “văn hóa vụ
án” của Việt Nam đang bộc lộ một tình trạng đáng chú ý. Ở các nước khác
có những thể chế có hiệu quả cao, những vụ án thường được đề cập qua một
quá trình minh bạch, trong một khuôn khổ thể chế mà dân chúng có được
thông tin một cách rõ ràng. Còn ở Việt Nam, chưa. Trong một bối cảnh mà
bộ máy tư pháp của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện và thậm chí còn trong
giai đoạn “chống diễn biến hòa bình” thì hiện tượng “văn hóa vụ án”
trong xã hội sẽ tiếp tục phát triển, dẫn đến một xã hội thực sự mệt mỏi
và căng thẳng.
Vậy, có thuốc gì cho bệnh ‘văn hoá vụ án’? Tôi xin đề xuất một giả
thuyết như thế này: Khi Việt Nam phát triển một nền báo chí độc lập hơn,
một tư pháp tự chủ hơn, và một thống trị minh bạch hơn, thì cái gọi là
‘văn hóa vụ án’ sẽ giảm bớt và mức độ tín nhiệm của người dân đối với
nhà nước sẽ tăng mạnh. Hy vọng trong một tương lai gần chúng ta sẽ có
dịp để thử giả thuyết đó.
JL