Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Chuyện ăn thịt chó và chuyện đồng bào

5xu
Chuyện ăn thịt chó
Chữ “thực dân”, xưa nay ta hiểu là “thuộc địa”. Nói chế độ thực dân Pháp, ngầm hiểu là chế độ thuộc địa. Còn nếu dịch ra tiếng Mỹ thì là colony. Nghe nói chữ này bắt nguồn từ chữ latin ở thế kỷ 13, 14 là Colonia, là từ chỉ đám dân La Mã đi chiếm đóng và sống ở ngoài La Mã.
Đâm ra lâu dần làm mất hẳn cái nghĩa Thực-Dân. Tôi để ý các sách lịch sử, chỉ có sách của Hồ Tài Huệ Tâm là dịch Thực Dân ra tiếng Anh là Ăn Dân (people eating thì phải, quên rồi, nhưng đại khái thế).
Bọn Pháp đô hộ ta nó ăn dân, ăn đồng bào ta. Sau đó ta nổi dậy ăn lại nó. Nổi dậy, ăn Pháp xong, ăn Mỹ xong, thì ăn gì? Có ăn lại dân không hehe?
Hôm rồi có status nói chuyện về chữ “đồng-bào”. Nối với chuyện này, ta thấy: người ăn chó thì chó nó khó ăn lại người. Chính phủ cũng tha hồ ăn chó, không có sợ gì. Nhưng chính quyền mà ăn đồng bào của mình thì liệu đồng bào có nên thịt lại chính phủ không?
Nhân đây, các bác đừng có bàn chuyện ăn chó nữa, toàn trí thức nhớn mà cứ ăn chó hay không ăn chó, chán bỏ mẹ, bàn chuyện ăn người đi hehehehe.

Chuyện đồng bào
Nhân giỗ quốc tổ nói chuyện “đồng bào”. Mở ngoặc, quốc tổ là founder của nước ta, chứ không phải founder của dân tộc ta, lại không phải là duy nhất, vì quốc tổ có rất nhiều người, ở nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, đóng ngoặc.
“Đồng bào” là một cái từ chỉ những người cùng một bọc, ý là dân tộc cùng sinh ra từ 100 trứng của Âu Cơ. Đại khái thế, có thể không chính xác, nhưng không quan trọng lắm.
Năm Mậu Thân, không phải mậu thân 1968 đâu, mà Mậu Thân 1908. Lúc đó Annam còn lạc hậu lắm, sống dưới ách đô hộ Pháp, và Nam Triều thì nhu nhược. Thế mà năm đó lần đầu tiên người dân, tập hợp lại, tay không đi lên gặp chính quyền, đòi giảm sưu thuế. Thời đó chưa có các từ kiểu cách mạng, biểu tình gì gì cả, chắc cũng chưa có từ quần chúng cũng nên. Nhóm đông dân chúng đi đòi giảm sưu này bị bắn, bị đánh, bị bắt. Những kẻ nổi loạn chống lại cai trị ngày xưa đều bị gọi là giặc. Đám giặc ấy không cướp của ai, không hại ai, họ chỉ đòi quyền lợi cho nhân dân. Vậy nhân dân gọi họ là Giặc gì lúc bấy giờ?
Họ gọi là “giặc đồng bào”.
Chuyện giao thông
Ở Hà Nội thì buồn cười lắm, xe ô tô đi vào làn xe đạp, xe máy chen kẽ vào giữa các làn xe hơi. Mặt đường kín bưng xe cộ, không ra hàng lối, lổm ngổm như cua bò cùng đen kịt kiến. Thế mà rất kỳ diệu, tất cả vẫn di chuyển về phía trước. Không khác gì xã hội vina. Lộn xộn vòng vèo ầm ĩ, thế rồi vẫn tiến lên, bất chấp mọi khó khăn và bàn cãi, ơn đảng và chính phủ năm sau cứ vẫn tốt hơn năm trước. Giống như đàn vina lừa, hết gặm cỏ thì kéo xe, lâu lâu mệt thì dừng xe. Chỗ nào xe đậu chỗ ấy là thiên đường xã hội chủ nghĩa. Nhân dân lúc nào cũng hạnh phúc nhất thế giới.
Ở Sài Gòn thì xe loại nào đi đúng làn xe ấy, chỉn chu, ngăn nắp. Đến đèn đỏ, lần lượt các xe dừng đúng vạch. Xe đến trước dừng trước, xe đến sau dừng sau. Nhưng mấy ông sau cùng thì lại làm vèo một phát chen chen leo lên đứng trước, đứng trên cả vạch, trên cả đèn. Đèn đỏ chuyển qua xanh đếch nhìn được vì mắt không nằm ở đít. Cứ đứng đấy. Làm cả đoàn xe nghiêm túc phía sau bấm còi bim bim rồi ì ạch chen lên. Đúng là tiến lên hàng đầu là tiến lên đâu, tiến lên hàng đầu là tiến lên trên. Rất hăng hái và tự tin phi lên trên xong rồi làm kỳ đà cản mũi đứng ịch ra ngăn cản tất cả những ai đang chăm chỉ đi lên theo đúng làn đúng lối. Cũng rất đúng với xã hội vina, các ông hăng hái xung phong tiến lên, hóa ra toàn làm vật cản cho tiến bộ xã hội. Từ giáo dục đến y tế, chỗ nào cũng thế, nhất là bọn biển xanh.
Chuyện đến đây là hết, chúc các bác ngủ ngon, và sáng mai thức giấc với bệnh sởi kinh hoàng đe dọa trẻ em và đe dọa sự bưng bít thông tin trong tuyệt vọng của bộ y đức và chính quyền.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"