Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Xã hội của những ngộ nhận về kinh doanh, doanh nhân!

Phan Châu Thành
Bài này của Bùi Chí Vinh không khách quan, cũng chẳng có gì hay ho, thua xa bài viết mạch lạc dễ thương của cậu bé gọi bác Tín bằng chú. Tôi đọc bài này vì thấy tên BCV, và vì DL đã đăng lên chắc phải có lý do gì? Nhưng thất vọng. Hay vì BCV với CT là "cặp bài trùng", vì BCV gọi anh Tín (trong lòng) bằng thầy nên bài khen thầy này nó dở, chỉ thấy khen mình? Nếu thế thì BCV chắc cũng sắp theo gương "thầy" mất thôi? Mong là không phải thế...
Kinh doanh thua lỗ rồi lo mất nhà nhưng không chịu mất mà cứ đòi mang "danh hiệu" nghệ sĩ ưu tú rồi cả hạnh phúc - tổ ấm gia đình ra đòi "trời PHẢI có mắt"? Cả CT và BCV đều vô duyên, hay BCV làm CT thêm vô duyên!
Điều này cũng nói về các nghệ sĩ Việt Nam, rất "Việt Nam" và quá "nghệ sĩ" trong kinh doanh, chẳng hiểu bản chất kinh doanh là phải chịu mọi trách nhiệm, hậu quả việc mình làm ngay từ đầu. Vì thế mà cái tên doanh nghiệp (cả hãng phim Chánh Tín cũng thế) nó phải có chữ "Trách nhiệm - TN" vào trước tên riêng. Và cái trách nhiệm đó nó có giới hạn thôi. Nếu bị mất nhà là do nó (cái nhà hơn 10 tỷ đó) vẫn nằm trong giới hạn đó. Muốn không mất nhà thì lúc đầu ai đó phải đăng ký giá trị hãng phim Chành Tín chỉ nên bằng cái toilet thôi, tức là vài trăm triệu thôi, và càng đừng bao giờ đem nhà đi thế chấp ngân hàng.
Nếu hãng phim CT là doanh nghiệp tư nhân, thì trách nhiệm hữu hạn đó bằng đúng tất cả những gì nghệ sĩ doanh nhân Chánh Tín có, tức là bao gồm cả ngôi nhà và mọi thứ tài sản khác nữa (dù có đem thế chấp NH hay không). Đã khoác chữ doanh nhân vào và đi qua cả quãng đường kinh doanh dài đến lụn bại mà vẫn không hiểu và không chịu chấp nhận điều đó. Nay ông doanh nhân đó thực sự đã "chết" (và chỉ ông doanh nhân CT thôi), còn ông nghệ sĩ CT vẫn sống khỏe, thì làm sao cứu được ngươi "đã chết" và tại sao người "còn khỏe" đó phải kêu cứu ầm ĩ thế?

Đáng buồn là cả xã hội cũng không nhìn ra điều đó, lại lên đồng tập thể với phong trào "cứu giúp nghệ sĩ Chánh Tín"... Nghệ sĩ Chánh Tín chỉ "chết" khi - ví dụ: gian dối trong nghệ thuật hay vi phạm đạo đức con người cơ bản khác, thôi. Kinh doanh kém và thua lỗ không phải vi phạm đạo đức con người và không phải việc của nghệ sĩ...
Cái sai của nghệ sĩ Chánh Tín là cái sai của nhiều nghệ sĩ VN khác, như chị Siu chả hạn, là nhảy vào kinh doanh và nghĩ mình là nghệ sĩ thành danh thì kinh doanh cũng sẽ phải thành công. Nếu thế thì hàng năm các nghệ sĩ được giải Oscar, Quả Cầu vàng hay Cành cọ vàng, hay "Tiếng hát Truyền hinh phương Tây"... sao họ không tự lập ra rồi vận hành các hãng phim, hãng nhạc của họ nhỉ? Vì "chắc chắn" hãng phim Di Capro chả hạn, là "sẽ phải rất rất rất thành công"?
Đó là cái "sai" trong tâm thức kinh doanh của người Việt ngàn đời nay, thể hiện qua các cá nhân "nghệ sĩ" như CT và Siu thì càng bi đát hơn. Nó là sự cộng hưởng của những ngộ nhận, ở đây chỉ cần 2 ngộ nhận của các "nghệ sĩ" thôi: kinh doanh là dễ và kinh doanh là đánh bạc...
Cũng như, trên phạm vi cả quốc gia, chỉ cần hai ngộ nhận về kinh doanh thôi, nhà nước với CNXH này đã đang và chắc chắn sẽ đưa Cả Nước Xuông Hố sâu thẩm mà trở ngược lại để "lên bờ" dân tộc ta sẽ mất hàng trăm năm... Đó là hai ngộ nhận chính: kinh doanh có thể định hướng (có thể có "tính đảng") và con người không thích tư hữu (dùng riêng) mà chỉ thích dùng chung (công hữu)...
Một ý nữa thôi, đó là xã hội nhìn vào các hiện tượng phá sản của các nghệ sĩ như CT và chị Siu thì thương cảm - nghèo cũng muốn xông vào "cứu giúp", mà nhìn vào sự phá sản của các đại gia (trong đó có cả những doanh nhân đích thực) thì lại hả hê, ném thêm cả tấn đá vào, tại sao vậy? Đó cũng là do xã hội ta có những ngộ nhận về kinh doanh, doanh nhân và về cả nghệ sĩ nữa. Chỉ xin nêu ngăn gọn ba ngộ nhận đặc trưng của người Việt: Kinh doanh vốn là gian, là xấu; Doanh nhân là những kẻ nhiều tiền mới phất lên, cũng là xâu nhưng... rất "thèm" được thế; Và: chỉ nhìn thấy (bằng cảm xúc) nghệ sĩ khi họ kinh doanh mà không thấy doanh nhân - vì không hiểu doanh nhân là ai. Ba ngộ nhận đó định hình phản ứng của xã hội ta khi nghệ sĩ "phá sản"...
Đó là vai lời về Chánh Tín hay Siu của tôi, dù chưa nói hết ý. Định không viết gì đâu, nhưng đọc mãi chả thấy ai nói đúng vấn đề cốt lõi, trừ một cậu bé (nói rằng doanh nhân là phải dám làm dám chịu - thật là nhục cho các nghệ sĩ làm kinh doanh không hiểu điều đó!). Và vì cái bài của BCV mà DL chọn đăng lại này dở quá...
PCT

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"