Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Trương Duy Nhất - Vụ án tiêu biểu về quyền tự do ngôn luận.

Người Buôn gió
Có lẽ vụ án nhà báo Trương Duy Nhất là một trong những vụ án tiêu biểu về quyền tự do ngôn luận bị đàn áp dưới con mắt quốc tế.

Trong toàn văn bản cáo trạng nêu ra chứng cứ là 12 bài viết của Trương Duy Nhất có nội dung nói xấu Đảng, Chính Phủ, Nhà Nước, Quốc Hội. Làm mất niềm tin của nhân dân vào đảng, chính phủ, nhà nước, quốc hội.

Trước khi đi đến nhận định xấu, người ta thường đưa ra những phân tích. Những phân tích của Trương Duy Nhất bị cáo trạng gọi là xuyên tạc. Chắc chắn tòa án sẽ không đi vào tranh luận những phân tích ấy của Trương Duy Nhất là đúng ở điểm nào hay sai ở điểm nào. Nếu tòa án không tranh luận ở những điểm này để  làm rõ những phân tích của Trương Duy Nhất là đúng hay sai, thì đương nhiên đây là một phiên tòa không khách quan. 

Hài hước nhất là tội bôi nhọ, hạ thấp uy tính lãnh đạo. Lãnh đạo là một con người, hành động có lúc thế này, lúc thế kia. Nếu lãnh đạo nào cũng tài giỏi thì hẳn đất nước không bị xâm phạm chủ quyền biển đảo, không có hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, giải thể, không có những tập đoàn đổ nợ, không có lạm phát và cảnh đâm chém, cướp giết, hiếp và tắc đường, sập cầu, tai nạn giao thông . Rồi còn tỉ vấn nạn như giáo dục, y tế, vệ sinh thực phẩm, môi trường, văn hóa.

Gần 70 năm thành lập nhà nước này, từ lãnh tụ đến lãnh đạo nào cũng tài giỏi cả, mà hiện trạng đất nước như bây giờ chắc chỉ nên nói xấu dân, hạ uy tín dân, bôi nhọ dân thì may chăng không sao.?

Lãnh đạo là những con người đảm trách công việc trong các bộ máy đảng, chính phủ, nhà nước, quốc hội. Đương nhiên thực tế đất nước như nào thì các bộ máy này được hưởng lời khen chê tương xứng.

Có những thứ họ làm tốt, cái này đã có 700 tờ báo khen rồi. 700 tờ báo này có bao giờ thấy chê các vị lãnh đạo và các bộ máy trên đâu?. Chỉ toàn khen và khen. Vậy thì khi thực trạng đất nước thế nào ? Người dân có  chịu hậu quả hoặc nhìn thấy bằng mắt, bằng tai chưa được. Phải có người chê là điều tất nhiên. 

Tại sao người chê lại bị khép vào tội hạ thấp uy tín lãnh đạo và các bộ máy như đảng, chính phủ, quốc hội, nhà nước.?

Một phiên tòa như thế này nếu đem ra xử thì đúng là một bước thụt lùi về tiến bộ nhân quyền.


Đang trong khi vừa gia nhập thành viên hội đồng nhân quyền LHQ, đang cố gắng hòa nhập với thế giới. Lẽ nào một phiên tòa xử một vụ án mà tính đặc trưng của quyền tự do ngôn luận rất rõ ràng lại được diễn ra không được minh bạch như quan sát viên độc lập,không tranh luận sòng phẳng,không tạo điều kiện cho luật sư tiếp xúc hồ sơ và thủ tục phiên tòa.

Đem xử đã là bất lợi, xử mà không công bằng, công khai lại càng bất lợi. Kết án nặng lại càng bất lợi.

Trương Duy Nhất bị khép vào khoản 2 điều 258. Điều mà khung hình phạt từ 2 đến 7 năm.

Nếu ngày mai phiên tòa kêu mức án dưới 2 năm, tức dưới khung hình phạt thì còn là một điều khiến dư luận chưa nghiêng về phía hoài nghi có thế lực nào đang cố đẩy Việt Nam xa khỏi sự hòa nhập quốc tế.

Còn từ 3 năm trở nên. Thì đó là một sự cay đắng. Sự kêu gọi '' thay đổi '' trong bài viết đầu năm của thủ tướng không hề còn lại dấu ấn nào. Việt Nam không thay đổi gì hết về quyền con người, quyền tự do ngôn luận, Việt Nam sẽ thụt lùi và cô lập với thế giới. 

Và khi tự cô lập mình, chắc chỉ có anh bạn 16 chữ vàng là vui mừng mở vòng tay đón nhận.

Đấy mới là điều đáng sợ.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"