Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh nên chọn lựa sao cho đúng?

Nguyễn Trung Tôn gửi RFA từ VN
Anh Nguyễn Văn Thạnh, ảnh chụp trước đây.

 
Sinh năm 1983; Kỹ sư trẻ Nguyễn Văn Thanh là người quê hương Bình Định, đang  trong độ tuổi sung sức tráng kiện và cũng đủ chín chắn để có những hành động khôn ngoan do tiếng gọi của lương tâm mình. Nhưng oái oăm thay, anh lại đang sống trong một thời kỳ đen tối cùng cực của cái gọi là “Thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội” tại Việt Nam. Là người có học thức, có lương tri nên anh không thể cầm lòng khi thấy hàng loạt đồng bào mình phải bỏ mạng vì những đợt xả lũ vô trách nhiệm của một số cơ quan nhà nước. Thời gian mấy tháng vừa qua anh đã hăng hái đứng tên kêu gọi giới trẻ Việt nam tham gia vào “Đơn Kiện Thủy Điện” vì hậu quả của việc xả lũ. Cuộc vận động của anh đã được nhiều người ký tên ủng hộ.

Tên đã lắp vào cung, đích đã định rõ ràng, chàng thanh niên đã bật dây cung nhưng mũi tên của anh đang trên đường bay tới đích, chưa kịp hạ gục mục tiêu thì bản thân anh liên tiếp bị tấn
công từ những kẻ nhân danh chính quyền nhà nước: Có thể kể tới sự kiện ngày 16/2/2014 anh vừa bị công an xã Hòa Phước huyện Hòa Vang đánh đập tàn nhẫn trong khi tới thăm gia đình em trai tại đây.

 

Sự chọn lựa quan trọng

Mới đây vào ngày 27/2 vừa qua mẹ của anh đã đánh đường từ quê ra Đà Nẵng để cùng anh tới công an xã Hòa Phước huyện Hòa Vang Đà Nẵng. Theo mẹ anh nói với anh là tới để làm rõ trắng đen với chính quyền về việc anh bị công an ở đây hành hung khi tới thăm nhà em trai. Nhưng thực ra thì không phải như mẹ anh đã nói với anh mà buổi gặp gỡ đó lại là một buổi “thỏa thuận” giữa mẹ anh và công an. Do trước đó các cơ quan công an, an ninh đã nhiều lần tới gia đình uy hiếp bố mẹ anh và ép buộc họ phải trực tiếp can thiệp để yêu cầu anh từ bỏ con đường anh đã chọn. Người thân của anh đã ra sức gây sức ép buộc anh phải từ bỏ vì họ cho rằng: Nếu anh tiếp tục tranh đấu cho quyền lợi dân tộc chắc chắn anh sẽ bị nhà cầm quyền khủng bố cả gia đình và có thể anh bị cầm tù, cha mẹ và người thân sẽ vô cùng đau khổ. Mẹ và cô em dâu đã khóc và nói những lời thống thiết với anh qua điện thoại, để mong anh cân nhấc chọn lựa giữa người thân và dân tộc. Mẹ và cô em dâu khuyên anh Thạnh rằng hãy đừng thương những nạn nhân của chế độ mà hãy thương lấy chính gia đình của mình và bản thân nếu không có thể anh sẽ phải chết. Xin nghe một vài cuộc điện thoại:

Sau khi nghe những cuộc điện thoại này chắc chắn không một người con nào có thể cầm lòng trước những tình cảm sâu nặng của gia đình, người thân. Có một điều là người thân của Thạnh chưa nhận ra rằng họ cũng chính là nạn nhân của chế độ này, tuy nhiên nỗi niềm của họ cũng là nỗi niềm của rất nhiều người dân khác trên đất nước Việt Nam này. Từ ngày Cộng sản nắm quyền họ đã ra tay tàn khốc đối với những người dân nên đã tạo ra cho đa số người dân cái phản ứng thường trực trong lòng là phải  tự ngậm miệng trước những bất công cho yên phận. 

Tôi không biết phải đưa ra lời khuyên nào đối với anh Thạnh lúc này. Khuyên anh hãy nghe theo lời mẹ, từ bỏ đấu tranh ư? Không được! Nếu ai cũng như vậy thì làm sao có thể cứu được dân tộc này. Khuyên anh gạt qua những lời thống thiết của gia đình để tiếp tục tiến bước ư? Không! Cũng không thể được vì nếu làm như vậy thì quá tàn nhẫn đối với người thân. Anh đang đứng giữa hai sự chọn lựa vô cùng quan trọng rất mong nhận được sự góp ý chân tình của quý đọc giả.

Nguyễn Trung Tôn
Thanh Hóa 28/2/2014
ĐT: 01628387716

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"