Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Ghi chép vội từ Đà Nẵng, bên ngoài phiên tòa gọi là công khai xét xử vụ án blogger Trương Duy Nhất

Huỳnh Ngọc Chênh
Gần 200 người dân có mặt trước cổng tòa án Đà Nẵng từ 7g30 sáng để mong được vào tham dự phiên tòa công khai xét xử nhà báo, blogger nổi tiếng Trương Duy Nhất theo điều 258 của bô luật hình sự.


Facebooker Thanh Hoàng, Lê thị Phương Anh và kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh sau khi không vào được dự tòa đã ra ngồi quán nước bên cạnh
Nhưng tất cả không ai được vào. Đích thân một số thẩm phán ra tận cổng tòa ngăn chặn người dân.
Gần 8 giờ, là giờ phiên tòa bắt đầu nhưng Luật sư Trần Vũ Hải, vợ và con gái của anh Trương Duy Nhất vẫn còn đứng trước cổng để đấu tranh cho một số người thân vào dự. Phía gia đình anh Trương Duy Nhất, tòa chỉ cho phép vào dự ba người đó là chị Cao Thị Xuân Phượng vợ anh Nhất, con gái và một người em trai của anh Nhất. Luật sư Trần Vũ Hải muốn yêu cầu thêm ba người nhà và ba người bạn của anh Nhất (trong đó có tôi và nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên) nữa được vào tham dự nhưng các thẩm phán đang đóng vai là những người bảo vệ vẫn kiên quyết không cho ai vào thêm. Các thẩm phán hoặc bảo vệ trả lời không có thẩm quyền. Luật sư Hải đòi được găp chánh án để làm việc, nhưng được trả lời là chánh án không có mặt ở đây. Cãi cọ lớn tiếng nổ ra trước cổng tòa. Luật sư người Hà Nội phải quần thảo giữa đám đông nhân viên tòa án mà hầu hết là những người Quảng Nam Đà Nẵng có truyền thống cãi nổi tiếng trong cả nước. Nhiều giọng cãi Quảng Nam từ phía đám đông góp vào hỗ trợ cho luật sư Hải.
- Tại sao nói phiên tòa công khai lại không cho dân vào!
- Không cho dân vào dự thì để bảng thông báo bên ngoài đây là phiên tòa bí mật để dân biết khỏi đến tập trung.
- Tại sao cũng phiên tòa xét xử thiếu tướng công an Trần Văn Thanh theo điều 258 trước đây lại tổ chức tại nhà hát Trưng Vương rồi mời mọi người đến dự lại còn khuyến khích người đến dự càng đông cáng tốt bằng cách phát nước uống miễn phí cho mọi người. Tại sao ông Trương Duy Nhất cũng xét xử theo điều 258 lại không cho mọi người vào dự.
- Ông chánh án không ra trả lời về việc không cho người dân vào dự chứng tỏ rằng ông biết việc cấm đoán của ông là sai pháp luật do vậy ông phải tránh né. Chánh án mà làm sai pháp luật thì còn xét xử được ai
...
Sự hỗ trợ của người dân còn nhiều lắm nhưng tôi không nhớ hết để ghi đầy đủ ra đây.
Không được vào tòa, lúc nầy đã có trên 300 người dân tụ tập ngay trước cổng tòa và các vị trí bóng mát chung quanh công viên trước tòa. Lực lượng công an sắc phục đến giải tỏa nhưng mọi người kiên quyết không rời khỏi cổng. Quan sát thấy trong nhóm đứng trước cổng tòa có nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Thái Bá Lợi, nhà báo Hồ Trung Tú, Blogger Mẹ Nấm đến từ Nha Trang, Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, Bloger nhà văn Trần Kỳ Trung từ Hội An, một số blogger và facebooker Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ mà tôi không nhớ tên.
Lực lượng công an sắc phục, bảo vệ tòa có mặt không nhiều lắm và tahi1 độ cư xử của họ đối với người dân là đúng mực, kiên quyết nhưng không thô bạo. Lực lượng an ninh chìm thì đông lắm, nhưng chỉ đứng ngoài hoặc trà trộn vào quan sát chứ không bày tỏ thái độ gì, cũng không xảy ra hành vi dí máy quay vào mặt người dân ghi hình một cách ngang nhiên và thô bạo vô văn hóa như ở một số nơi khác mà tôi biết. Khi tôi chụp hính không có ai ngăn cản, tuy nhiên thỉnh thoảng có người "vô tình" đụng vào người lúc tôi đang chụp để hính chụp bị nhòe đi, hoặc có vài nhân viên an ninh đứng xoay lưng lại che trước ống kính của tôi mỗi khi tôi đưa máy lên.
Nhưng tóm lại tất cả cách cư xử của lực lượng công quyền với người dân và các blogger đang đứng trước cổng tòa là đúng mực, nhẹ nhàng và theo đúng điều lệnh. Không hành xử thô bạo và vi phạm nah6n quyền trầm trọng như lực lượng công quyền mà tôi đã từng chứng kiến hay là nạn nhân tại các phiên tòa xử Việt Khang, Điếu Cày, Tạ Phong Tần...ở Sài Gòn hay Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nhật uy, Đinh Nguyên Kha ở Long An. Có thể ông Nguyễn Bá Thanh, trong thời gian dài lãnh đạo ở đây đã "giáo dục" tốt cán bộ của mình. Cũng có thể những lãnh đạo trẻ mới lên ở thành phố này như ông phó bí thư thành ủy Nguyễn Xuân Anh là đồng nghiệp cũ của tôi hay ông giám đốc công an thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn là học trò cũ của tôi là những người có học nên biết cách "dạy dỗ" cấp dưới của mình phải biết làm gì để bộ mặt thành phố được mệnh danh là đáng sống nhất hiện nay không bị hoen mờ đi. Nhưng cũng có thể là sau khi Việt Nam vào nhân quyền LHQ nên phải chấn chỉnh những sai phạm của cán bộ khi hành xử với dân để giữ bộ mặt tương đối nhìn không quá tệ của mình trước bàn dân thiên hạ.
Nhưng hành xử thế nào thì việc không cho người dân trong đó có rất nhiều người thân của bị cáo vào dự phiên tòa công khai là một sư vi phạm nhân quyền không thể nào tha thứ được, không thể nào người dân không lên tiếng phê phán được, và nếu như ông Trương Duy Nhất không bị bắt vào xét xử trong kia thì ông sẽ là người lên tiếng phê phán mạnh nhất như ông đã từng phê phán những điều sai trái của hệ thống chính quyền mà vì điều đó ông phải bị ra tòa ngày hôm nay.
Anh Trương Duy Nhất không được chở đến tòa bằng cổng trước như mong đợi của bao nhiêu người tập trung dưới ánh nắng gay gắt tại đây để mong được vẫy những cánh tay chia sẻ sự đồng cảm với anh. Anh được lén lút chở vào cổng qua cổng phụ nào đó mà không ai biết được.
Phiên tòa đã bắt đầu ở bên trong mà bên ngoài vẫn còn nổ ra những cuộc cãi cọ về quyền được vào dự hay không.
Sau đây là một số hình ảnh chụp vội trước cổng tòa sáng nay:

Các nhà báo và blogger xếp hàng chờ vào dự phiên tòa

Lúc 7.30 sáng

Ảnh của Trần Kỳ Trung

Ảnh của Trần Kỳ Trung


Nhân viên nầy phản đối tôi chụp hình trước cổng tòa một cách ôn hòa, đúng mực




Bức ảnh nầy chụp cảnh đấu tranh của LS Trần Vũ Hải, bị nhòe do một người lạ mặt "vô tình" xô vào lúc tôi đang chụp



Ông Phạm Minh Thông, nhà văn Thái Bá Lợi và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

Nhân viên này liên tục chờn vờn phái trước để che ống kính của tôi

lại che ống kính


liên tục che ống kính

Lại che ống kính, nhưng được cái không có hành vi xâm phạm thô bạo như giựt hoặc đập phá máy ảnh

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"