Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Dùng nhục hình muốn gì mà không được

Hạo Kỳ
Những ai đã từng xem phim cổ trang của Trung Quốc sẽ nhận thấy rằng, khi xử án quan phủ thường cho dùng hình (tra tấn) đối với các nghi phạm, hình thức tra tấn rất đa dạng và khốc liệt, nếu người nào đó có tội thì cũng nhanh chóng nhận tội, còn những người không có tội cũng nhận vì không thể chịu đựng nổi phải nhận bừa cho xong, chính vì vậy nên có rất nhiều các vụ án oan.
Đó là chuyện của xã hội dưới chế độ phong kiến, còn dưới chế độ của chúng ta thì sao ?Một chế độ XHCN mà chúng ta luôn vỗ ngực xưng là “ưu việt” công bằng, dân chủ văn minh tại sao mới ở khâu điều tra lại dùng nhục hình, mướn cung dẫn đến nhiều vụ án oan như vậy?
Lấy ví dụ ở tại hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa nơi có nhiều vụ công an, điều tra viên bị truy tố do sử dụng nhục hình với nghi can.

Theo tin báo chí ngày 13-5-2012, tại cơ quan Công an TP Tuy Hòa, trong quá trình xét hỏi nghi can Ngô Thanh Kiều (sinh năm 1982, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) về hành vi trộm cắp tài sản, năm công an nói trên đã đánh anh Kiều. Chiều cùng ngày, khi được đưa đến Công an tỉnh Phú Yên để làm việc thì anh Kiều choáng và chết trên đường đưa đi cấp cứu.
Tại Khánh Hòa, các cơ quan pháp luật ở huyện Vạn Ninh cũng đã khởi tố, bắt giam bị can Lê Minh Phát, nguyên công an viên xã Vạn Long, vì có hành vi truy bắt, đánh đập em Tu Ngọc Thạch (14 tuổi) tại trụ sở công an xã khiến em này tử vong ngày 31-12-2013. Trước đó, trong năm 2012, tòa án đã tuyên phạt 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đối với Lang Thành Dũng, nguyên trung úy Công an TP Nha Trang, vì đã bắt nhầm hai ông Nguyễn Trường Vũ và Trương Chí Bình về trụ sở do nghi trộm cắp, rồi đánh đập đến mức ông Vũ phải đi cấp cứu. Cũng trong năm 2012, tòa án đã tuyên phạt hai nguyên sĩ quan Công an TP Nha Trang là trung úy Nguyễn Đình Quyết 9 tháng tù cho hưởng án treo, đại úy Trần Bá Tuấn mức cảnh cáo vì đã dùng nhục hình đối với bà Trần Thị Lan….
Báo pháp luật đưa tin Huỳnh Thế Anh (SN 1990, ngụ ấp 7, xã Lương Hoà, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) tường trình trong đơn tố cáo anh đã bị 4 công an huyện Đức Hoà dùng nhiều hành vi tra tấn, ép cung. Người đứng đơn cho rằng, trước tiên anh bị công an dùng tay đánh vào vùng đầu, hai bên má trong tình trạng bị khoá tay khống chế.
Tôi ngồi trên ghế, một tay bị còng vào chiếc xe máy. Rồi cứ thế mấy ảnh bạt tai, dùng cùi chỏ đánh vào ngực, lưng. Khi tỉnh dậy, tôi bị chích điện vào đầu ngón tay, ngón chân mấy lần nữa”, người này nói. Anh còn cho rằng bị dùng gậy cao su đánh liên tiếp vào hai đầu gối. Chưa hết, những người lấy lời khai còn dùng giày đạp vào chân, đập dập trái ớt rồi banh mắt chấm vào mắt nghi phạm?
Tôi đau quá chỉ biết kêu rên, gục đầu xuống bàn nhưng mấy anh đổ thừa rằng tôi say xỉn và tiếp tục đánh. Có anh công an vừa đánh vừa tuyên bố: “Tao đánh cho mày mang bệnh về sau mới hả dạ”. Họ còn lấy ớt xát vào vùng bộ hạ của tôi nữa, nhục lắm anh ơi, đau mà không kêu được”, người tố cáo nói.
Đó là những vụ mới ở gai đoan hỏi cung, còn những vụ đã thành bản án thì sao? ông Nguyễn Thanh Chấn cũng ở Bắc Giang được trả tự do sau 10 năm thi hành bản án chung thân về tội ‘giết người’. Ông Chấn, người được tòa tuyên bố vô tội sau khi thủ phạm thật sự ra đầu thú, nói ông buộc phải ‘nhận tội’ vì bị cán bộ điều tra tra tấn, ép cung. Rồi Vụ án Hàn Đức Long được bị kết án tử hình vì tội giết mà nạn nhân một mực kêu oan. Hàn Đức Long khai: Trong các lần đi cung, bị cáo đều bị đánh bằng các hung khí là gậy lim dài 70cm bản rộng bằng 3 ngón tay (thước thợ xây) và cờ lê, bật lửa (đốt râu) và bút bi (đập, bẻ ngón tay)… rồi vụ án vườn điều (Bình Thuận) Vụ án vườn mít (Bình Phước) các bị cáo điều khai trước toà là bị mướn cung, nhục hình nhưng khi ra toà thì điều bị bác bỏ. Các bản án dành cho họ luôn là dấu chấm hỏi, Liệu họ có bị oan hay không?
Khi bị tố là bị dùng nhục hình đối với nghi phạm thì cơ quan điều tra nói “bị cáo tố cơ quan điều tra bức cung, nhục hình là không có căn cứ”. Chỉ những trường hợp gây chết người, khi đó chứng cứ rõ ràng không thể chối cãi được thì họ mới bị đưa ra xét sử như các vụ ở Phú Yên, Khánh Hoà.
Pháp luật đã quy định, công dân được nhà nước bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Bộ luật Tố tụng hình sự nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Nhưng tại sao người biết luật mà vẫn phạm luật? Khi được tòa hỏi vì sao lại dùng nhục hình, ba nguyên sĩ quan Công an TP Nha Trang đều lấy lý do nôn nóng phá án và không kiềm chế được sự nóng giận khi các nghi can khai báo mâu thuẫn, lòng vòng!...
Hạo Kỳ

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"