Trần Khài Thanh Thuỷ
Thấy vợ súng sính trong bộ đồ đầm mới, lại còn nghiêng nghé, ngắm
vuốt trước gương săm soi từng chi tiết, từ gương mặt đến dáng người…Chưa
đủ còn tô son trát phấn, bôi chì lên tận vệt lông mày ngài, rồi tay cầm
lược, tay gỡ búp tóc loăn xoăn kiểu ốc bụt, hệt câu thơ hội bia “Cỏ”
bọn anh hay đùa mỗi lần tả về bồ hoặc vợ:
Làn mi giả, nét mi chì
Mày thưa, tóc nhuộm, da bì bì son
Không đủ can đảm để lên án vợ khi không có men bia, vì tâm hồn chưa
kịp ngập chìm trong đáy cốc, anh bèn lẩy theo tích chuyện cổ tích: “Nàng
Bạch Tuyết và bảy chú lùn:
Xưa kia bà điệu nhất trần
Ngày nay mẹ nó muôn phần điệu hơn
Đang mở to đôi mắt bồ câu …trâu tự ngắm mình, chị bật cười vui vẻ nghe anh phán, rồi vội vàng cải chính:
- Anh có biết hôm nay là ngày gì không? Ngày cái Hoa bạn em “khai hoa
nở nhụy” đấy. Chết cười …Chị vừa tô thỏi son lên môi vừa kể: – Nó đi
siêu âm ba lần, cả ba lần kết quả đều là con trai, thế mà khi vỡ chum
lại thiếu “tí ti nguyên liệu”, cứ như bị bệnh viện đánh tráo vậy. Trong
khi cái gỉ gì gì gi, cái gì cũng giống bố như lột, chỉ mỗi cái ấy, chỗ
ấy là in hệt mẹ. Rõ là bà mụ tinh nghịch, tai quái.
Há há, anh cười , dù không có một tí “cỏ” nào trong bia mà mặt còn đỏ
bừng hơn men bia. Những vầng đỏ lan tít tận chân tóc và mang tai, cười
chán, anh kết luận:
- Nói theo quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam thời nay thì trăm tội đổ đầu dân, trăm sự tại thằng chồng ngu dốt.
-Ô hay, chị đã trang điểm xong, nét mặt đầy thỏa nguyện, nghe anh nói
chợt nhướn cao lông mày, một nét nhăn thô vạch ngang vầng trán:
- Sinh con trai hay con gái hoàn toàn do người cha quyết định, anh
mang danh trí thức mà lại suy luận kiểu ấy.Vợ chồng nó… ăn kem trước
cổng, à… ăn cơm trước kẻng, tưởng cơm ngon, canh ngọt, quyết mấy chăn
cũng …đạp, mấy giường cũng lôi, mà ăn ở với nhau ngót ngét sáu năm trời.
Kẻng rỉ mòn, cũ rích ra rồi, cơm thì không phải bảy nong như trong
chuyện Thánh Gióng mà bảy bảy nghìn nong, mới làm ra được con cún này,
mừng muốn chết, anh tưởng à?
-Tất nhiên là mừng rồi, anh cướp ngang lời vợ, nói như một triết gia hàng huyện:
- Một tiểu thiên thần, một mặt trời bé thơ, một cõi nhân gian bé xíu,
một nút bấm hạnh phúc giữa hai giải áo của bố và mẹ để đời này, kiếp
này không thể rời nhau ra được nữa… mừng qúa đi chứ. Có điều anh là trí
thức xã hội chủ nghĩa em không biết à?
Người khôn ăn nói …chình ình.
Cho người có tật giật mình…âu lo
Mở to đôi mắt bồ câu…trâu và hó hé cái miệng như miệng thỏ, chị lặng nghe anh nói:
- Dù có là ăn kem trước cổng hay sau cổng…nhưng đã là trí thức xã hội
chủ nghĩa thì phải biết tư duy phong bì chứ. Em cứ nhớ lại lần vợ chồng
mình dẫn nhau đi…đẻ xem? Có đúng là anh “thay trời hành đạo”, tạo ra cả
một cơn mưa…phong bì không? Mẹ kiếp, anh bất giác chửi đổng: – Từ thằng
giám đốc bệnh viện, bác sĩ cầm dao mổ, bác sĩ gây mê, thậm chí cả con
bé hộ lý cạo “mu rùa” cho hết lông của em để con rộng cửa chui ra …cũng
ngong ngóng đặt vấn đề đầu tiên.
-Ồ! Chửa là cửa mả mà anh, chị cố ngăn cơn bốc hỏa trong đầu anh khỏi
hướng về dĩ vãng không mấy tốt đẹp, trong khi hiện tại càng mịt mờ, tối
thui.
- Thì thế – anh tiếp , giọng nửa khôi hài nửa cay đắng: – Ba lần đưa
vợ đi siêu âm mà không biết nhét phong bì vào đũng quần vợ… thì thị mẹt
là đúng qúa rồi chứ còn gì nữa?
-Ơ, sao anh lại nói thế? Chị mở to đôi mắt bồ câu…trâu mơ màng, và có
vẻ huyền bí vì kỹ thuật trang điểm thừa thâm niên, thiếu kinh nguyệt… à
kinh nghiệm của mình…vô cùng ngạc nhiên trước phát hiện động trời của
anh.
- Thì kinh nghiệm từ thằng Huy bạn cùng hội bia “cỏ” với anh chứ ai
nữa? Đẻ đứa con đầu lòng đã là bàn là phẳng lì rồi, nó hạ quyết tâm
không nhận chức hội trưởng hiệp hội sản xuất bàn là từ thằng Cận bàn
giao lại, mà hùng hồn tuyên chiến dưới cốc bia:- Đ.mẹ. Tao đếch phải nòi
bảo thủ, hủ nho, trọng nam khinh nữ gì sất, nhưng hễ tao có cái gì là
con tao phải có cái nấy, chính xác đến từng cen ti met.
-Hớ hớ chị cười vì chất giọng ngồ ngộ chỉ có ở quán bia “cỏ” của anh và lũ bạn:
- Rồi sao hả anh?
Rót nước tu đánh ực như tợp rượu bia giữa lũ bạn rượu, thịt chó ( gọi tắt là RTC) anh hả hê kể tiếp:
- Lần đầu đưa vợ đi siêu âm nó chưng hửng, suốt cả chặng đường về cứ
cau có, khó chịu với …mặt đường. Vợ hỏi không nói, mẹ gọi không thưa.
Trưa nào nghỉ lại cơ quan cũng thở dài thườn thượt…Chưa đầy một tuần sau
nghe tụi bạn khích bác, lại vác vợ đi siêu âm lần nữa, dù vợ kêu oai
oái như Phủ Khoái xin tương(**)
- Hí hí, chị lại cười trước giọng ví von châm chọc của anh, háo hức
lắng nghe, quên cả việc trọng đại là đến thăm “của hiếm trời cho” đang
ngọ nguậy như con chuột đỏ hỏn trong đống chăn đệm ở bệnh viện.
- Lần này: -Anh hào hứng diễn tiếp vai người dẫn chuyện của mình: –
Vừa ấn vợ lên bàn siêu âm, nó vừa dúi vào đũng quần của vợ một phong bì
màu đỏ mà chỉ có bác sĩ trông thấy. Còn vợ chưa phát hiện ra trò mèo ,
khỉ gì thì kết quả đã báo là con trai rồi.
- Bịa, anh chỉ được cái giỏi bịa, chị tựa lưng vào thành giường cười
xoe xóe, xòe tung cả chiếc váy đầm mới sắm: – Cho dù ca dao thời hiện
đại ca ngợi:
Tiền là tiên là phật
Là sức bật của lò xo
Là thước đo của lòng người
Là tiếng cười của tuổi trẻ
Là sức khỏe của tuổi già
Là cái đà của danh vọng
Là cái lọng để che thân
Là cán cân cho công lý
Tiền thật là hết ý
Nhưng làm sao bật được từ bàn là phẳng lì thành…cần tăng dân số , anh ơi?
Nhưng làm sao bật được từ bàn là phẳng lì thành…cần tăng dân số , anh ơi?
-Ô hay, anh kể: – Cả hội bia cỏ bọn anh đều cười tung bọt bia ra khỏi
lòng cốc, thằng Tiến láo bảo: – Bia hôm nay nhẹ thế, có bảy đến tám độ
mà thằng Huy nó biến thành bia nặng…bịa chúng mày ạ.
Mặc, thằng Huy tức sùi bọt mép, cả quyết:
- Sau khi bác sĩ kín đáo nhét phong bì từ đũng quần vợ tao vào túi áo ngực, nơi đề tên tuổi , chức vụ rồi, tao mới hất hàm hỏi:
- Tại sao cũng tại phòng siêu âm này, cũng máy móc trang bị như thế
này, chỉ cách nhau có một tuần mà kết quả lại khác nhau một trời một vực
như vậy? Như đực với cái, như âm với dương, như nếp với tẻ, như rượu
với nước mắm vậy?
Bác sĩ không nói không rằng đè ngửa vợ nó xuống bàn, tụt quần lót để
lộ ra cái bụng trắng hếu bảo: -Em cá với anh là con trai một trăm phần
trăm. Nếu sai thì kiếp sau em xin đầu thai làm con trai anh chị, còn nếu
đúng, anh chịu mất gì với thằng em nào?
- Một chầu bia kèm đồ nhắm trưa nay. Không no say không về bệnh viện.
-Ok! Tay bác sĩ có bộ ria mép rậm rì như người Ấn Độ bảo: – Chầu Bia
thì em không chê, nhưng cho em khất bưã khác…Trưa nay em chỉ…chầu rìa
thôi, vì đầu giờ chiều em phải mổ cho con dâu một đồng chí lãnh đạo cao
cấp trên thành phố rồi. Bố bảo em cũng không dám lơ tơ mơ…lại còn không
say không về thì đời là cửa mả đấy anh ơi. Các cụ bảo rồi: “Sổ Nam Tào,
dao thầy thuốc”, chuốc bia của anh vào, biết đâu chuốc họa vào thân. Chỉ
cần đường dao đi chệch một tí, vết mổ bị mưng mủ hoặc để lại sẹo lồi…
là “thôi rồi vợ ơi, con còn đang nhỏ, đừng bỏ theo trai” … Mổ cho con
cái các bà mệnh phụ phu nhân là phải mổ ngang như mổ moi ở gần tĩ gà để
lấy lòng mề, tim cật, trứng non ra khỏi ổ bụng ấy, đâu phải rạch thẳng
một nhát ăn liền như cánh chị em nông thôn ít học, ít tiền?
Sốt ruột vì đã qúa giờ hẹn trên điện thoại , chị nôn nóng hỏi:
-Thế sau khi siêu âm cũng vẫn là con trai, bác sĩ giải thích thế nào hở anh?
-Thì cha ấy bảo: – Tuần trước thai nhi chưa phát triển, cái cần tăng
dân số còn bé tí xíu như quả ớt chỉ thiên , lại nằm khuất khúc ở giữa
hai bên bẹn nên không nhìn thấy. Còn lần này…tiên bảo như tiền bảo nên
nó làm cẩn thận, kỹ lưỡng, không cẩu thả qua loa như lần trước, cho nên
tòi “của quý” ra cho bố mẹ dòm cho sướng mắt chứ sao.
- Chết! Chết! Chị chép miệng ra chiều hiểu biết:
-Con gái mười mươi lại dám bảo là con trai có chết gia đình nhà người
ta không? Có khi nó còn không thèm mở máy, chỉ mở miệng nói quấy quá
cho xong…để còn ngồi chơi, xơi nước, buôn điện thoại, chơi tá lả, đánh
tiến lên.
- Đúng đấy. Anh khẳng định về sở thích trong giới đàn ông của mình: –
Trăm thằng đàn ông đưa vợ đi siêu âm thì cả nghìn thằng mong có cái cần
tăng dân số để khỏi hố với bạn bè, còn nối dõi tông đường là chuyện
thầm kín, sâu xa, nói sau.
Ngẩn ra vì một suy nghĩ lóe lên từ tiềm thức, chị bật mạnh “volum”:
- Giời ạ, con Cẩm Ly nhà mình cũng thế, mất bao nhiêu công xếp hàng
chầu chực chờ đợi để đến lượt đưa lọ pênicilin đựng phân cho nhân viên
xét nghiệm xem có giun, sán gì không mà sao còi cọc, ẻo lả thế. Mỗi bữa
ăn ngậm, nún cả mấy tiếng đồng hồ. Thứ gì cũng lắc, cũng ứ: – Con ứ
thích đâu, mẹ cho con một nghìn đồng đi, để con cho bà ăn mày, rồi nhờ
bà ấy ăn hộ, mẹ khỏi lo đổ vào thùng rác, lãng phí”.
- Hớ hớ, anh cười sảng khoái khi nghĩ lại chuyện cũ:- Cậu bạn em là
bác sĩ ở trường Đại học Y Khai***… à…Y Khoa đến nhà mình chả khẳng định
mười mươi là con bé bị trứng giun nên mới gầy rộc như đon mạ còi. Bảo em
phải đi xét nghiệm phân cho con mà anh chờ mãi, đống y bạ nhàu nát
trước cửa phòng khám không chịu vơi đi, vì chúng chỉ đi theo con đường
mà tay bác sĩ đã kín đáo gạt riêng ra. Anh tức nổ máu mắt, bắt em phải
chung chi, em còn tiếc rẻ, làm vợ chồng mình cãi nhau một mẻ, anh phải
bỏ về nửa chừng là gì, quên sao được?
- À. Chị đỏ mặt thú nhận: – Em cứ nghĩ là tiêu cực phí, không ngờ lại
là tích cực phí anh ạ. Chờ nửa buổi rồi nên cứ cố, gần đến giờ nghỉ rồi
đành nhét đại tiền vào cuốn sổ y bạ nhàu nát, mới được tay bác sĩ để
mắt đến, hẹn : – “Chị sẽ là người đầu tiên được khám chiều nay đấy nhé.
Sau một tuần sẽ có kết quả. Ấy thế, một tuần sau khi xuống phòng xét
nghiệm ở tít trong cùng của bệnh viện, gần nơi giặt giũ quần áo và đổ
rác tanh tưởi, hôi mù thì kết quả lại …không có gì ngoài một số không
câm nín. Nhìn cái bản mặt của thằng cha ấy mà thấy ghét, hệt câu thơ bố
em vẫn hay tả trong sách tướng số của bọn tàu khựa ấy:
Mặt tày lệnh , cổ tày cong
Kỳ hình dị tướng thì lòng gian tham .
Bản mặt nó hoàn toàn ứng nghiệm với kinh nghiệm dân gian mô tả: Vừa
ghẻ lạnh, vô cảm, vừa tròn ung ủng như cái đĩa men. Mới ngoài bốn mươi
mà tóc trên đầu đã rụng gần hết , mồm thì bèn bẹt như miệng cá tra đang
đói phân. Ngắm diện mạo vừa đần độn vừa gian manh, vừa lạnh lẽo, cô hồn
lại đầy ác ý, nham hiểm của nó, em chỉ muốn hét lên cho bõ tức:
-Con tôi chắc chắn bị giun quấy, vì bác sĩ – bạn tôi đã bảo : Chín
mươi phần trăm (90 %) người dân Việt Nam mắc một loại giun đũa , giun
kim hoặc giun móc câu, sán lá, sáu mươi phần trăm mắc hai loại , ba mươi
phần trăm còn lại mắc đủ cả ba đến bốn loại . Có mà anh không chịu làm
xét nghiệm thì có… Nhưng thôi, nói lắm mỏi mồm, coi như ném tiền qua cửa
phòng xét nghiệm còn hơn là ném tiền qua cửa nhà… xác, như mọi người
vẫn bảo, anh ạ. Thế là em cố nén giận, lật đật mở ví, nó hiểu ý ngay,
niềm nở lịch sự ra mặt: – Dạ mời chị ngồi, vâng để em xem lại kết quả có
trục trặc gì không? Rồi chép miệng ra vẻ quan tâm lắm. Thực ra là nó
quan tâm đến tiền, chứ trách nhiệm chó gì? Có mà chó ngáp phải ruồi thì
có .
- Thì …Anh đã nói rồi!. Anh cắt ngang lời vợ, hồ hởi:- Ca dao thời
đại đồ đểu này là: “Không làm khó thì lấy đâu ra thịt chó mà ăn”. Cứ
quẳng vài mẩu xương cho nó đớp là xong béng ngay ấy mà.
- Đúng thế! Chị xác nhận:- Vừa rút tiền trong ví ra, thấy hình cụ Hồ,
đúng như lời bài hát: Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh, bác
chúng em mắt như sao, râu hơi dài , Hồ Chí Minh kính yêu ơi hỡi bác Hồ
Chí Minh, sống nhăn răng (à muôn năm )…là nó đã nhăn nhở cười rồi bảo:
-Chị thông cảm, bọn em chỉ được bàn giao lại từ ca trước, có thể nhiều
bệnh phẩm qúa, anh em làm không xuể nên bị sót, để em vào soi kính hiểm
vi, phóng đại gấp hai trăm năm mươi lần cho chính xác.
- Trời đất! Biết hết mọi thói hư tật xấu của cái gọi là trí thức nước
nhà mà anh vẫn không lường trước tình huống oái oăm này: -Em nhờ bác
“đưa đường, chỉ lối” như thế thì chết, biết đâu vì mắt bác sáng như sao,
độ phóng đại của kính hiển vi lại gấp những hai trăm năm mươi lần thì
giun kim thành giun đũa à?
Chạm nhẹ vào tay anh đang buông chùng nơi đầu gối, chị ra hiệu anh im lặng để chị nói nốt “đầu cua, tai nheo” cho anh nghe:
- Tất nhiên em phải thử chứ. Khi nó dúi vào tay em tờ xét nghiệm mới có đóng dấu đỏ chót và tên của giám đốc bệnh viện cùng nhân viên phòng xét nghiệm là nó vào, rồi cười cười bảo em xé tờ cũ đi, em đâu có xé? Ngược lại em tất tả vơ vội áo, nón, khẩu trang rồi kéo con đi, mặc nó rối rít nói với theo: – Có kết quả rồi, chị yên tâm nhé. Nhớ cho cháu uống thuốc tẩy giun hình quả núi, rồi uống nhiều vitamin các loại chị nhé, đảm bảo cháu sẽ lớn nhanh như thổi đu đủ vào hậu môn của cháu ấy, hí hí.
- Tất nhiên em phải thử chứ. Khi nó dúi vào tay em tờ xét nghiệm mới có đóng dấu đỏ chót và tên của giám đốc bệnh viện cùng nhân viên phòng xét nghiệm là nó vào, rồi cười cười bảo em xé tờ cũ đi, em đâu có xé? Ngược lại em tất tả vơ vội áo, nón, khẩu trang rồi kéo con đi, mặc nó rối rít nói với theo: – Có kết quả rồi, chị yên tâm nhé. Nhớ cho cháu uống thuốc tẩy giun hình quả núi, rồi uống nhiều vitamin các loại chị nhé, đảm bảo cháu sẽ lớn nhanh như thổi đu đủ vào hậu môn của cháu ấy, hí hí.
-Ờ, anh biết rồi, anh gạt đi, nhớ lại trường đoạn không mấy vui vẻ
năm xưa:- Em đèo thẳng con đến tận trường Y gặp cậu bạn để đưa tờ xét
nghiệm lần đầu chứ gì? Em chả kể là nó soi mòn cả kính lẫn giấy rồi kêu
ầm lên:
- Không thể thế được, bà chịu khó cho con đi xét nghiệm một lần nữa
đi, để tôi viết thư tay cho bác sĩ Lễ , trưởng phòng sinh hóa ở bệnh
viện hữu nghị Việt – Xô , nhưng em tự ái không đi chứ gì?
- Không phải tự ái mà là không thích , chị cải chính: -Ở Việt Nam cứ
“vị cây dây cuốn” mệt mỏi, tốn kém lắm. Càng quyền cao chức trọng càng
đòi hỏi sự “đãi ngộ” cao. Cứ “miệng hô đầy tớ, tay vớ tiền dân”. Tốt hơn
hết cứ dúi bộ râu của bác vào ngực cô y tá nào đó là có kết quả chính
xác khách quan ngay, trăm lần như một. Chính xác đến từng dấu phẩy hay
tên khoa học bằng tiếng Latin. Còn không chịu …vẽ đường cho hươu chạy ấy
à? Cứ là rối rít, tít mù, cù quay nó lại cù quay, ý a…
- Ha ha! Anh cười, và chợt giơ tay bịt mũi khi nhớ lại hồi còn bé …ị
ra cả một búi giun xoắn xuýt, gỡ không ra, đến chó cũng chê, nghĩ lại
còn ghê…
-Thôi chết, chợt nhớ ra chị chạy vội vào buồng mở cửa tủ lấy phong bì, quà cáp rồi tất tưởi chạy ra bến đón taxi.
Buổi chiều, từ phòng hồi sức cấp cứu ở bệnh viện Phụ Sản về, chị kể
chuyện cho anh nghe, thật là…thật như đời vậy. Cười rung cả cuống rốn,
lại biết vợ đang vui, anh buông bát, buông đũa, trịnh trọng “vòng tay”
xin phép vợ, gọi dây nói kéo cả hội bia “cỏ” đi quán để cù cho cả lũ một
phen. Đảm bảo mua vui cũng được chục chầu bia hơi. Chuyện thế lày:
- Ngày lảy ngày lay, ở một làng lọ: -Thôn lông bông, xã lang bang,
huyện lang thang, tỉnh lầy nhầy, có một anh lông dân hút thuốc lào nhiều
qúa đến mức viêm phổi. Vợ biết tật của chồng, đem giấu béng cả điếu lẫn
thuốc đi. Trăm lần như một, bỏ vợ thì chỉ phải bỏ nhõn một lần, chứ bỏ
thuốc thì dễ dàng gấp trăm lần, bởi cứ bỏ hôm nay, ngày mai lại hút. Vì
thế vợ có giấu kỹ đến mấy thì anh ta cũng tìm ra. Dù có chôn bọc thuốc ở
sau hè, hay bụi chuối, cạnh cầu ao, ven chuồng lợn, hay tít dưới gầm
giường đi chăng nữa, anh ta cũng tìm ra, hễ vợ mắng là anh ta lại ngâm
nga câu hát về loài thảo mộc có cái tên rất gợi là cây tương tư ấy:
Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên.
Một bữa, vợ giấu kỹ qúa, mãi tít tận đường lên trời…trên mái nhà, nên
mãi anh ta mới tìm ra, thèm thuốc đến nhạt thếch cả mồm miệng. Nửa
tháng trời không dám tắm mà vẫn vật vã nhớ hơi thuốc lào, anh ta liền
rít một hơi đến thót cả bụng, da dính tận “băm mươi sáu cái nõn nường
của …Hồ Xuân Hương”…à cái xương sườn của anh ta, rồi “phê” lử lả… Càng
phê lại càng say, anh ta lâng lâng sảng khoái, càng cố rít thêm vài hơi
nữa, bỗng ho ra cả cục máu, rồi bò lê bò càng trên nền nhà, không sao
trèo lên giường được.
Chị vợ đi chợ về, thấy thế vội vứt con, vứt chó lại cuống quýt tìm người nhà đưa anh ta lên võng để khiêng đến trạm xá.
Vừa chân thấp chân cao mò vào đến bậu cửa, thấy ông bác sĩ già ngồi trực ở chiếc bàn, toen hoẻn mấy chiếc chén sứt quai, chị vợ bảo: -
Vừa chân thấp chân cao mò vào đến bậu cửa, thấy ông bác sĩ già ngồi trực ở chiếc bàn, toen hoẻn mấy chiếc chén sứt quai, chị vợ bảo: -
Bá cáo bác , nhà iem…ló ló …
- Ló làm thao- ông bác sĩ vốn tốt nghiệp lớp ba trường làng , mười
chín tuổi , đói ăn, nên phải khai tụt tuổi, nhét bốn quả cân nặng tám ky
lô gam vào túi quần, kiễng chân, ưỡn ngực để được: “Thỏa chí thèm ăn
hai chục tuổi, sáng trang sử đảng mấy chục năm”. Cả đơn vị toàn dân một
chữ bẻ đôi không biết, nên anh chiến sĩ lớp ba trường làng nghiễm nhiên
trở thành đỉnh cao trí tuệ. Tuy không phân biệt được vần N với L, tri
thức với trí thức, nhưng vẫn được trọng dụng: Cứu được người là quý, còn
không cứu được là lỗi tại chiến tranh. Sau bao năm binh đao khói lửa,
chiếc ba lô in đậm cả cuộc chiến dằng dặc hai mươi mốt năm trời, cuối
cùng anh cũng được phục viên trở về làng lấy vợ và giữ chân bác sĩ làng.
Vì thế, vừa thấy người nhà khiêng bệnh nhân đến, phía trên đắp kín một
chiếc chăn dạ sờn mủn, cũ rích, ông hất hàm hỏi đi hỏi lại, giọng quan
tâm lo lắng : – Làm thao, ló làm thao? Thao ra lông lỗi lày, đánh nhau
với vợ hử?
Chị vợ, vốn được mệnh danh là “chị Hai năm tấn” vội vàng đáp: – Dạ…
anh ấy hút thuốc lào nhiều qúa , lên lôn ra máu đấy chứ ạ, iem đâu có
đánh chồng?
Tin tưởng, ông bác sĩ hý hoáy ghi ba chữ to cồ cộ như con gà mái ghẹ vào sổ khám bệnh.
…”Lôn ra máu…” kính chuyển!
Quay sang cả gia đình bệnh nhân đang lo sợ cuống cuồng, ông khoát tay
nói ráo hoảnh: -Đưa ngay lên Huyện, trường hợp lày lặng lắm. làng ta
không có thuốc chữa, thuốc cầm máu lại càng không.
Tất ta tất tưởi, cả bốn người, liền ông, liền bà, già trẻ, gái trai
lại thay nhau khiêng người bệnh đang nằm rên hừ hừ trong chăn lên bệnh
viện huyện.
Vừa nhìn vào cuốn sổ y bạ, viên bác sĩ trực càu nhàu qua cặp kính lão trễ tận gần sống mũi:
- Mẹ nó, sao ngu thế, có mỗi cái dấu huyền cũng không thèm đánh vào,
vội đến thế kia à? “lôn” là cái éo gì mà lại ra máu được? Chỉ có thứ đàn
bà có kinh nguyệt mới ra máu hàng tháng được thôi chứ.
Đang đêm , rét mướt, uống trà đặc chát xít họng vẫn buồn ngủ rũ mắt,
ông bèn thể hiện tinh thần trách nhiệm của mình bằng cách thêm một dấu
huyền dài ngoằng như cái đòn gánh vào rồi khoa chân, múa tay, quát nhặng
sị ngậu:
- Đưa người nhà lên Tỉnh ngay. Nếu không tôi không chịu trách nhiệm.
Mệt mỏi, bơ phờ , nhưng biết thân, biết phận nghèo hèn, quê mùa của
mình, cả bốn con người lại dò dẫm đi theo ánh đèn pin le lói của người
trẻ tuổi đi đầu, hễ mỏi lại đổi vai cho hai người còn lại, cứ thế khoảng
4,5 giờ sáng thì cũng lên được tỉnh.
Anh nông dân, sau cả chặng dài lắc lư theo nhịp võng và bàn chân nặng nhọc của người nhà đã thiu thiu đi vào giấc ngủ
Dán mắt vào cuốn sổ y bạ đã nhợt nhạt cả màu đỏ vì sương rơi ướt giấy, lại đến lượt bác sĩ tỉnh chửi tục: – Éo mẹ chúng mày, đúng là một lũ thất học, toàn dùng từ bố láo. Học mãi mà không biết gọi hai chữ “âm hộ” cho đàng hoàng, đúng thuật ngữ, chuyên môn đã được đào tạo.
Anh nông dân, sau cả chặng dài lắc lư theo nhịp võng và bàn chân nặng nhọc của người nhà đã thiu thiu đi vào giấc ngủ
Dán mắt vào cuốn sổ y bạ đã nhợt nhạt cả màu đỏ vì sương rơi ướt giấy, lại đến lượt bác sĩ tỉnh chửi tục: – Éo mẹ chúng mày, đúng là một lũ thất học, toàn dùng từ bố láo. Học mãi mà không biết gọi hai chữ “âm hộ” cho đàng hoàng, đúng thuật ngữ, chuyên môn đã được đào tạo.
Không thèm nhìn đến bệnh nhân đang ngủ yên trong chăn ấm, chỉ nhìn
sắc mặt bợt bạt của bốn con người dầm sương, dãi gió, ngơ ngác phía
ngoài cửa phòng khám, ông bác sĩ tỏ ý thương hại, quát vào trong máy gọi
cấp dưới:
- Y tá đâu! Đến làm nhiệm vụ ngay! Người này sắp đẻ rồi, đang bị băng
huyết đây này…Nhanh lên không âm hộ ra máu nhiều là chết cả nút.
Theo lệnh ông, xe băng ca chạy ầm ầm, người nọ va vào người kia ở
hành lang quýnh quáng. Không ai thèm nhìn mặt bệnh nhân, chỉ lo cứu sống
sản phụ và đứa bé. Cô y tá vừa nhanh nhẹn đẩy xe vào phòng cấp cứu, vừa
vội vàng thò tay vào khám giữa hai chân “sản phụ” rồi hét toáng lên:
- Đẻ ngược rồi, em đã túm được một chân đứa bé…
Đang trong giấc nồng say, thấy có người sờ soạng giữa hai chân mình, người nông dân sung sướng nói:
- Mẹ nó đâu, sao lại khiêng tôi đi đâu thế này? Trời ơi sướng qúa, sướng hơn cả hút thuốc lào giời ạ.
Vừa định rút tay ra khỏi chăn, thì anh nông dân cuống quýt giữ chặt
tay cô lại, than van: – Đừng mà, bu nó chiều tôi tí đi, tôi đang đói
lắm, đừng bỏ tay ra mà mẹ nó ơi.
- Thưa bác sĩ, cô y tá ngơ ngác báo cáo : – Em bé mới chào đời mà chân đã mọc đầy lông rồi ạ?
- Hí hí! Cả tụi bia “cỏ” bọn anh khoái trí cười rũ. Tiến láo nhận
Xét: – Mẹ, đúng là trí tuệ dân gian có khác, Tưởng tượng đã ghê .
- Tưởng, tưởng cái gì? Anh vô cớ nổi cáu như cốc bia trào bọt ra ngoài : – Đã bảo chuyện thật như đời mà lại. Chuyện này bà xã tao nhặt được ở bệnh viện phụ sản chiều nay đấy. Chả phải tướng nào quân ấy là gì? Toàn quân của cậu y tá miệt vườn có cái nhà thờ to nhất nước , thuộc tỉnh Kiên Giang đấy nhá.
- Tưởng, tưởng cái gì? Anh vô cớ nổi cáu như cốc bia trào bọt ra ngoài : – Đã bảo chuyện thật như đời mà lại. Chuyện này bà xã tao nhặt được ở bệnh viện phụ sản chiều nay đấy. Chả phải tướng nào quân ấy là gì? Toàn quân của cậu y tá miệt vườn có cái nhà thờ to nhất nước , thuộc tỉnh Kiên Giang đấy nhá.
Không thèm bàn tán ồn ào kẻo chính trị lại chính là lũ cướp trị dân,
Huy ba môi ( được vợ yêu qúa cắn sứt cả vành môi còn để lại vết sẹo dài
nên đặt thành hỗn danh luôn ) sịt nước bọt qua kẽ răng, vênh váo nói:
- Sao lại cái chân ra trước? Thấy đám lông lùm xùm tưởng cái đầu con
bé hay cậu bé chui ra , nên mắt nhắm mắt mở túm lấy nắm lông của sản phụ
mà lôi… làm gã nông dân đau qúa kêu lên rin rít ấy chứ:
- Nôi gì mà nôi , nàm nhười ta đau bỏ bố…hứ hứ hứ..
Nhai rau ráu miếng dồi chó với húng láng, sả, lá mơ, Cận- hội trưởng
“hiệp hội sản xuất bàn là”, vỗ vai anh tuyên bố: – Truyện của vợ cậu
chống strees rất hiệu quả. Nào zô zô.
Bà chủ quán nghe lõm bõm câu được, câu chăng thấy thế cũng góp vui: –
Lẽ ra phải nói là ói hoặc mửa ra máu chứ nói lôn thì ngộ nhận là đúng…
híc híc
- Ồ đúng là chuyện thật như đời thật. Cường thi sĩ nhận xét:- Xét
theo quan điểm triết học thì chuyện này là một bông hoa bật ra từ bệnh
viện xã hội chủ nghĩa theo định hướng của đảng cộng sản Việt Nam. Nó là
sản phẩm của người dân- vừa là nạn nhân, vừa là bệnh nhân của nền y tá
xã hội chủ nghĩa còn chưa thoát vòng u tối.
- Nhất trí. Huy ba môi tán đồng:- Rõ rành trong tiềm thức của người
có công lượm lặt các chi tiết thật như đời này để kể lại cho mọi người
là sự khẳng định như một chân lý sống:- Chỉ có ở Việt Nam ta mới thế.
Cán bộ y tế xã thì không phân biệt được vần N với L, còn cái gọi là bác
sĩ ở huyện với tỉnh thì quan liêu đến mức…viết bệnh án mà không cần khám
bệnh, hoặc chí ít cũng phải ngó mặt bệnh nhân. Chính vì không ai thèm
nhìn bệnh nhân đang nằm co quắp dưới lớp chăn dạ nhàu nhĩ nên cô y tá
khi nghe bác sĩ quát mới vội vàng đẩy xe vào phòng cấp cứu, rồi tiện thể
thò tay khám giữa hai chân “sản phụ” và túm được một chân đứa bé như
trên. Cho nên tao mới có thơ rằng: “Ai bảo nông dân này khổ. Đang mơ
màng được y tá khám…chân”…
Ngửa cổ tu bia ừng ực rồi ngồi đực mặt ra nghe mọi người đàm luận,
Bình lé chợt cười hô hố, tuyên bố: – Chuyện thế mà hay, toàn ngôn ngữ
thế tục, thể hiện sự bức xúc của bệnh nhân và người nhà của họ, trong
tình thế tất cả càng ngày càng được…tiến hóa ngược so với xu thế của
lịch sử, đặc biệt là nền y học thế giới.
- Ừ- Anh nhận xét: – Đúng là ngôn ngữ thế tục, họ viết bằng cảm nhận của tâm hồn mình vì mất niềm tin vào cuộc sống qúa xá
- Ông ơi! Huy vỗ vai anh: – Họ lạc quan nên mới viết được thế đấy. Tôi ấy à, tôi nghe bệnh nhân chửi vỗ mặt trước khi nhảy lầu tự tử kia:
- Ông ơi! Huy vỗ vai anh: – Họ lạc quan nên mới viết được thế đấy. Tôi ấy à, tôi nghe bệnh nhân chửi vỗ mặt trước khi nhảy lầu tự tử kia:
- Bệnh viện là nơi đầu cơ cái chết, bớ bà con!
Đang bi hài, bi phẫn chuyển thành bi thương, bà chủ quán trợn tròn mắt ngơ ngác:
- Ơ, sao lại thế?
- Ồ. Anh gạt đi: – Chuyện thường ngày ở bệnh viện ấy mà. Ngày nào chả
có người tự tử. Nhà tôi ở gần bệnh viện Nội Tiết, tôi biết rõ mà. Ông
này quê tận Thái Nguyên, đang bê bát cơm lên ăn , mà bị y tá mắng xối xả
vào mặt vì không chuyển bảo hiểm y tế từ tỉnh lên, đã lắp bắp xin lỗi,
hứa hẹn rồi mà cả đám y tá, bác sĩ còn nhục mạ: – Ngoài sáu mươi tuổi
đầu mà không bằng đứa trẻ con ngồi bô, mặc yếm rãi. Vào bệnh viện thời
tiền trị này mà không thèm có lấy một cái phong bì cho tử tế, lại còn nỏ
mồm cãi, rõ là vô ơn, vô văn hóa , vô học, vô loài , vô v.v…Thế là úp
mặt vào đầu gối khóc thút thít như trẻ nít ngồi bô bị táo bón không rặn
ra được lời nào… Chưa đủ còn bị giám đốc xuống mắng nhiếc, tức qúa, bỏ
bát cơm xuống đất nhào ra ngoài ban công hét lên một tiếng bất bình rồi
lao mình xuống đất…Một cái chết chấp chới đầy bi phẫn, đến khi công an
đến, giám đốc phải chi cả trăm phong bì dày cộp để người nhà bệnh nhân
không kiện tụng ầm ĩ trên báo chí…Lại còn nói dối là tập thể dục bị ngã ,
rồi cho cả chuyến ô tô chở thi hài về tận nhà tổ chức tang lễ chu đáo
và bịt miệng người thân của người qúa cố bằng phong bì hai triệu. Đấy
cái giá một mạng người chỉ bằng chừng ấy thôi đấy.
Thở dài như nuối tiếc những cốc bia ngầu bọt đã cạn trơ tận đáy, chỉ
còn vài cọng hành úa héo, dăm cái lá mơ gìa khấc, Tiến láo cười phớ lớ
bảo cả bọn bằng chất giọng tông giật**** đặc sệt:
- Hầy Chuyện Zui nầy khá “nắm” ! Chuyện nầy nên kể cho “bác Hồ” đang
nằm “phơi mặt ở Ba Đình nghe- có lẽ “bác” sẽ hiện hồn về cười “lôn” cả
máu ra đấy!
Đứng dạy nắn vai anh như để định lượng độ mềm rắn của cơ bắp đang
nhão do cái già với cái trẻ đang tích cực uýnh lẫn nhau, cái trẻ vưỡn
chiến thắng, Cận- hội trưởng “Hiệp hội sản xuất bàn là” cười hinh hích
bên tai anh bảo: – Cám ơn ông nhé, tôi đã cười rồi, giờ chào tạm biệt
tất cả. Tôi về hiệp hội …à trại vịt gia đình nhà tôi đây.
Cường thi sĩ trầm ngâm cất tiếng: – Đúng là chỉ có ở Việt Nam, thằng
nào giỏi viết ra luôn đi, biết đâu dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp, hơn
đứt Azit Nê xin trong những người thích đùa đấy.
Tiếng điện thoại thút thít bên tim, không thò tay vào túi ngực trái,
anh biết rõ là cồng bà đang vang lên hiệu lệnh đòi người, liền uể oải
đứng dạy…bắt tay các đồng chí chung chất “cỏ” trong người, buông ra một
câu rất nà trí ní:
- Cười ra nước mắt, đau thắt cả ruột… Hẹn gặp lại nhé…hế hế
Túm tay và túm cả câu nói của anh, Bình lé bảo: – Ông này chơi chữ, không phải lôn thắt cả ruột mà đau thắt cả ruột
Chỉ còn một mình Tiến láo có trách nhiệm ghi sổ, tính tiền, trước khi bỏ đi còn cao giọng đàm luận:
Chỉ còn một mình Tiến láo có trách nhiệm ghi sổ, tính tiền, trước khi bỏ đi còn cao giọng đàm luận:
-Quan liêu, vô trách nhiệm, vô cảm. Đúng là bệnh mãn tính không thể chữa của chế độ cộng sản này.
Sacramento 83 năm ngày Tổ Quốc khánh kiệt (2-9-2013)
T.K.T.T
(Rút trong tập Chết ngoài kế hoạch – tập II) do Cơ sở Thi văn Cội Nguồn in ngày 25-8-2013)
© Đàn Chim Việt
—————————————
—————————————
*Bia cỏ : Bia C02 , có nhiều bọt , nhiều ga, nhưng chữ viết trên tấm
biển của quán thì chữ o lại nhỏ hẳn lại, còn số 2 thượng lên tận đỉnh
như dấu hỏi, nên dân nhậu gọi luôn là bia… cỏ để phân biệt với các quán
bia tươi, bia lạnh, bia chai khác ở Việt Nam
**Oai oái như Phủ Khoái xin tương: Câu ngạn ngữ xưa ám chỉ cái nghèo của cả vùng quê Hưng Yên( cách thủ đô Hà Nội 64 ky lô mét về phía đông nam)
***Đại học Y Khoa, đặt tại phố Tôn thất Tùng Hà Nội, vì cả dãy nhà vệ sinh nằm ngay cạnh tường, sát đường nên luôn tỏ ra mùi khai của nước tiểu vì vậy bị người dân gọi chệch là Đại học Y Khai cho đúng nghĩa
****Tông giật : Nói lái của hai từ dân tộc, chỉ người dân tộc thiểu số
Xin gửi check mua sách theo địa chỉ :
8021 Betty Lou Dr
Sacramento CA 95828
Hoặc liên lạc qua điện thoại : 916 248 3414
**Oai oái như Phủ Khoái xin tương: Câu ngạn ngữ xưa ám chỉ cái nghèo của cả vùng quê Hưng Yên( cách thủ đô Hà Nội 64 ky lô mét về phía đông nam)
***Đại học Y Khoa, đặt tại phố Tôn thất Tùng Hà Nội, vì cả dãy nhà vệ sinh nằm ngay cạnh tường, sát đường nên luôn tỏ ra mùi khai của nước tiểu vì vậy bị người dân gọi chệch là Đại học Y Khai cho đúng nghĩa
****Tông giật : Nói lái của hai từ dân tộc, chỉ người dân tộc thiểu số
Xin gửi check mua sách theo địa chỉ :
8021 Betty Lou Dr
Sacramento CA 95828
Hoặc liên lạc qua điện thoại : 916 248 3414