Nguyễn T Bình
Theo blog Quê Choa
Cho tới bây giờ, dù trải qua bao cấm đoán vô duyên và vô lý với
kiểu phân biệt nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc cách mạng, nhạc phản động –
không ít người vẫn còn nhớ, còn thích nghe lại, hát lại nhiều bài hát ra
đời tại miền Nam trong thời kỳ chiến tranh. Trong đó có bài Sao Chưa
Thấy Hồi Âm của nhạc sĩ Châu Kỳ. Năm 1997, NXB Trẻ đã in lại bài hát này
trong tuyển tập nhạc “Một Thuở Yêu Nhau” (Tập 1). Có điều lạ, qua tìm
hiểu từ nhiều nguồn, kể cả bản nhạc viết tay do nhạc sĩ Châu Kỳ đích
thân mang đến cơ quan chức năng thuộc Sở VHTT.TP.HCM để xin duyệt cho
“tái phổ biến”, ở đằng sau cùng tên bài hát không có dấu hỏi, dù chắc ai
cũng đồng ý khi nói và viết tên bài hát đúng là một câu hỏi. Có lẽ do
khi người ta yêu nhau, nhớ nhau, chờ đợi nhau thì “hỏi mà như không hỏi”
nghe rất nhẹ nhàng, dịu ngọt và dỉ nhiên vì vậy người được/ bị hỏi nếu
cũng thật lòng yêu nhau sẽ có cách “trả lời mà như không trả lời”. Điều
này chắc các vị văn nhân như Bọ Lập ở Quê Choa rành sáu câu !
Thế nhưng, trong bối cảnh chính trị xã hội nước
ta hiện nay, người dân nói chung không thể chấp nhận tình trạng giống
lời ca “Theo năm tháng hoài mong, thư gởi đi mấy lần đợi hồi âm chưa
thấy” mở đầu bài hát nêu trên của nhạc sĩ Châu Kỳ. Bởi, dân và đảng là
hai, luôn luôn là hai, chứ không phải là một. Dân ở vị trí bị trị, đảng ở
vị trí cai trị. Phải tách bạch đâu ra đó thực tế này, chí ít để thấy rỏ
hơn nữa giữa dân và đảng, nói cách nào đó, từng có một thời ít nhiều
“sống chết bên nhau” dành độc lập cho đất nước, nhưng giờ đây vì sao dân
chịu hết xiết đảng, hể nói tới đảng là dân oải cả đầu mình chân tay, kể
luôn khối óc, trái tim cũng oải. Cho dù, xét về số lượng, dân đông hơn
đảng ở mức tuyệt đối. Vậy mà, trong thực tế bao năm qua, đảng đã đè dân
muốn tắt thở, ú ớ mãi mới thành tiếng, góp nhiều tiếng ú ớ lại mới thành
lời, góp nhiều lời lại mới thành sức mạnh đứng lên đường hoàng nói lời
phải trái với đảng bằng hình thức gởi nhiều thư, viết nhiều bài trình
bày, kiến nghị, phản bác, phản đối và cả cáo giác, cáo thư – chủ yếu
thông qua phương tiện “thành tựu của nhân loại” là Internet.
Nhưng, tới nay đảng vẫn im re, không trả lời trả
vốn gì cả. Khác dạo đảng còn ăn bụi nằm bờ rủ dân làm cách mạng với bao
hứa hẹn dân vẫn còn nhớ như nhớ câu ca “Ngày đi người đã hứa toàn những
lời chan chứa, còn hơn gió hơn mưa. Một tuần một lần thư, kể nghe
chuyện sương gió, kể nghe niềm ước mơ” trong bài hát Sao Chưa Thấy Hồi
Âm. Nhiều người sốt ruột phỏng đoán “chắc đảng đang rối đủ thứ chuyện
trong nội bộ, nhất là rối vì cái đám “một bộ phận không nhỏ” này đã tỏ
ra đếch sợ gì cái đám “một bộ phận không nhỏ” kia, bởi cả hai đều chung
một nhà, chung một thuyền, do đó phải gộp “hai bộ phận không nhỏ” lại
đảng mới có sức mạnh nội tại, tách ra đảng sẽ yếu, làm sao ứng phó nổi
với lòng dân, thời cuộc”. Nhiều người khác tỏ ra am hiểu khẳng định
“đúng là đảng đang rối đủ thứ chuyện trong nội bộ, trong đó có chuyện
tham nhũng tiếp tục sinh sôi nẩy nở và việc chống tham nhũng chưa ra ngô
khoai gì hết, nhưng cái chính là vì rất nhiều người bất kể thành phần
xã hội, trình độ học vấn, mức sống cao thấp, ở thành thị hay ở nông
thôn, ở trong nước hay ở ngoài nước đang liên kết với nhau điểm trúng
huyệt đảng, làm cho cả nước, cả thế giới đều biết, ở nước mình có tới 30
triệu người sử dụng internet chứ đâu phải ít, từng người, từng thành
phần không ai bảo ai, không ai cầm đầu ai, cứ theo lý trí, tình cãm của
mình mà thay nhau điểm huyệt đảng một cách ôn hòa, điểm liên tục ắt
thành đại sự”.
Tuy nhiên, nếu nói đảng không hồi âm tí gì thì
không đúng. Cụ thể giữa tháng 8 vừa qua, Luật gia Lê Hiếu Đằng, 45 tuổi
đảng, mới thông qua trang mạng điện tử Bauxite VN và được nhiều trang
mạng khác tiếp sức yễm trợ, lên tiếng đặt vấn đề cứu nguy đất nước trái ý
đảng, lập tức các bộ phận của đảng hồi âm như “đang trong cơn lên
đồng”. “Cơn lên đồng” này cho thấy đảng có kiểu hồi âm rất riêng, rất
hiếm, không giống ai, không đụng hàng, đúng là “đặc sản”. Xét cho tới
cùng, tuy là đảng viên, nhưng Luật gia Lê Hiếu Đằng đã nói tiếng nói của
dân, mà dân và đảng vốn đã được / bị đảng nhập thành một bao lâu nay
rồi, vậy ông Đằng đâu có nói sai – xét cả ở hai phía lề dân và lề đảng.
Người nào cho rằng ông Đằng sai tức có nghĩa là người đó thừa nhận lâu
nay đảng đã làm sai khi cứ nhập nhằng “đảng với dân là một”. Người dân
mình bây giờ tuy có phần hung hãn hơn xưa (theo nhận xét của nhà văn
Phạm Xuân Nguyên đăng trên Tuổi Trẻ mới đây), nhưng có thể nói ai cũng
thấy rỏ vừa qua ông Lê Hiếu Đằng đã nêu ý kiến tuy quyết liệt mà rất mềm
mõng, có văn hóa và nhất là ông rất trung thực với chính ông trước
tiên. Trong khi các bộ phận của đảng hồi âm theo kiểu phản kích “có học
cũng như không”, nếu không nói toàn viết tào lao, bậy bạ, phi biện
chứng.
Bao giờ thì đảng công khai, chính thức hồi âm các
kiến nghị, nguyện vọng tầm quốc gia đại sự mà các tầng lớp nhân đã nêu
ra, đến nay chưa ai đoán được. Bởi, ngoài bản tính chỉ muốn độc thoại,
không ưa đối thoại, đảng còn có thói quen tuy lúc nào cũng nói dân với
đảng là một, nhưng mọi việc lớn nhỏ đảng đều giấu kín, không công khai
minh bạch với dân. Kể cả trong đảng hình như cũng chia ra nhiều tầng lớp
đảng viên khác nhau, giống đất nước được/ bị chia ra nhiều vùng khác
nhau như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ chẳng hạn, do đó không
phải đảng viên nào cũng được biết đầy đủ đảng sẽ tính với dân ra sao,
như thế nào trong tình hình “lưỡng đầu thọ địch” như Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang từng phát biểu tại một cuộc tiếp xúc cử tri Q4TPHCM đầu
năm 2013, hoặc đang trong tình hình “dầu sôi lữa bõng” như lời một thành
viên Ủy ban trung ương MTTQVN đã nói tại cuộc hiệp thương bầu tân Chủ
tịch đoàn chủ tịch trung ương MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân mới vừa qua.
Nghĩa là, có thể nói được chăng, tội nghiệp các đảng viên đã cầm sổ hưu
cũng “mù thông tin” về đảng như số đông người dân thuần túy mà thôi. Mọi
tin tức trên báo chí chính thống, lề phải cũng vậy, đa phần phản ánh
thời sự chính trị, kinh tế đều theo định hướng của đảng. Bế tắc thì viết
là suy trầm, hoặc viết là khủng hoãng. Nhiều số liệu trình làng tưởng
dzậy hóa ra không phải dzậy - nhất là những con số nợ nần cả đời nay lẫn
đời sau người dân phải còng lưng trả mút mùa lệ thủy. Thậm chí với
thông tin đối ngoại, thời sự quốc tế cũng đưa theo định hướng của đảng.
Ví dụ mới đây nhất, tối thứ tư 25/9, đài truyền hình quốc gia (VTV) đưa
tin về chuyến công du Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong đó dành
thời lượng khá nhiều đưa hình, đưa tiếng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả
lời trực tiếp các câu hỏi của một số trí thức, học giả Pháp trong cuộc
gặp tại Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI) – nhưng qua ngày hôm sau 26/9
hầu hết các báo viết đều không có chữ nào đề cập phần đối thoại này, mặc
dù đây là phần tin rất “đắt giá” và “nhạy cãm” đối với người làm báo
chuyên nghiệp. Tại sao ?
Tuy vậy, nếu chân lý được định nghĩa là cái lý có
chân, thì có thể chờ xem sự hồi âm của đảng thông qua kỳ họp thứ 6 Quốc
Hội khóa 13 sắp diễn ra vào cuối tháng 10 tới đây. Vì, trong kỳ họp
này, nghe nói QH sẽ chính thức quyết định dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992
và Luật Đất Đai – hai đạo luật có tầm quan trọng hàng đầu, tác động
trực tiếp, toàn diện cuộc sống tinh thần và vật chất của người dân cả
nước. Đồng thời là hai đạo luật đã gây nhiều bất mãn, khốn đốn cho người
dân, đến khi chỉ đạo sửa đổi thì đảng vẫn chỉ đạo tiếp tục duy trì
những điều khoản khiến người dân nói chung đã bất mãn càng bất mãn thêm.
Ai đã khẳng định Quốc Hội đích thực là “cơ quan đại biểu cao nhất của
nhân dân” xin hãy chờ xem thêm một lần này nữa để có sự xác tín cho
đúng, kẻo không cứ nói bừa lấy điểm ,về sau mắc cỡ không có đất mà chui
xuống.
Tính đến giờ phút hiện tại, chưa có dấu hiệu nào
hé lộ khả dĩ cho thấy có thể đảng sẽ thôi “độc quyền chân lý”, “độc
quyền yêu nước”, “độc quyền lãnh đao” theo quan điểm “cường quyền chính
trị” (chữ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dùng khi đối thoại với các trí
thức, học giả Pháp tại Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI ngày 24/9). Thôi
thì trước mắt việc của người nào người nấy cứ tiếp tục làm, làm một cách
tích cực, mạnh mẽ, trong sáng, chỉ sợ lẽ phải không sợ “cường quyền
chính trị”. Nếu lúc nào có chút thời gian rãnh rỗi, thư thả hãy hát lại
những câu ca “Nhưng anh vắng hồi thư, hay là anh hững hờ, hoặc là anh
không nhớ / Em đâu khác người xưa ngày lẫn đêm mong chờ / Tình yêu nói
sao vừa / Từ lâu đành xa vắng, đời trăm ngàn cay đắng, hỡi anh biết hay
chăng ? Chỉ cần một hồi âm là em mừng vui lắm, cớ sao anh phụ lòng”
trong bài hát Sao Chưa Thấy Hồi Âm của cố nhac sĩ Châu Kỳ./.