Alan Phan
26 September 2013
Đời sống thuộc về những người đang sống; và người đang sống phải luôn sẵn sàng để thay đổi (Life belongs to the living, and he who lives must be prepared for changes) – Johann Wolfgang von Goethe
Mỗi người trong chúng ta đều có những nỗi sợ khác nhau, cái thì đơn giản, cái thì phức tạp, cái thì vô lý, cái thì được công nhận là chính đáng.
Mỗi người trong chúng ta đều có những nỗi sợ khác nhau, cái thì đơn giản, cái thì phức tạp, cái thì vô lý, cái thì được công nhận là chính đáng.
Trăm ngàn nỗi sợ
Nhiều bà cô sợ chuột, trong khi lẽ ra thì thì nên sợ …chồng (con
chuột lớn và nguy hiểm nhất trong nhà). Nhiều ông thì sợ sếp…trong khi
lẽ ra thì nên sợ cái khả năng yếu kém về công việc của mình.
Tôi có một anh bạn nhiều tài năng, giỏi và thành công về mọi mặt, nhưng lại sợ “ma” khủng khiếp. Anh giải thích là thuở nhỏ, nhà giàu, anh luôn ngủ chung với các bà vú, và tối nào , đầu óc non nớt của anh cũng bị nhồi vào một vài câu chuyện ma. Bây giờ, ở trạc tuổi hơn 50, anh vẫn không bao giờ dám ở một mình qua đêm tại khách sạn. Anh nói, vì công việc làm ăn đòi hỏi những chuyến công tác khá liên tục, anh phải thuê….mỗi đêm một cô gái điếm để nằm chung…dù không làm gì.
Tôi không biết anh sợ thật hay không; hay đó chỉ là một cách biện luận rất khoa học và thuyết phục cho bà vợ diễn viên xinh đẹp người Hồng Kông?
Tôi cũng mang nhiều nỗi sợ, nhiều khi rất ngây ngô. Chẳng hạn điều
tôi sợ nhất là bị bệnh Alzheimer..mất hết trí nhớ. Tôi thà chết chứ
không muốn một ngày nào đó…ngồi khóc hu hu trên đường. Thiên hạ có bu
đến hỏi thăm…sẽ phải trả lời là tôi có một bà vợ trẻ đẹp và một gia đình
tuyệt vời,,,nhưng tôi quên mất họ là ai và đang ở đâu?
Dĩ nhiên chúng ta cũng còn nhiều nỗi sợ khác…nếu có thể cho là chính đáng.
Dĩ nhiên chúng ta cũng còn nhiều nỗi sợ khác…nếu có thể cho là chính đáng.
Thất bại và thành công
Thường thấy nhất ở các bạn trẻ là…nỗi sợ thất bại. Làm gì cũng co rúm
lại, không thi thố hết tài năng và ý chí vì gánh nặng của nỗi sợ. Thất
bại là một ám ảnh từng phút…vì hệ quả đau thương sẽ phải nhận chịu. Hoặc
là mất tiền (kéo theo việc mất tài sản, gia đình…) hoặc là mất danh
tiếng, thể diện…hoặc là mất mạng với xã hội đen…Chưa nói đến chuyện tù
tội tại những quốc gia thích hình sự hóa …những chuyện kinh doanh và
tiền bạc.
Một nỗi sợ khác mà các nhà phân tâm học thường phải điều trị là …nỗi
sợ thành công. Nói ra thì hơi phi lý nhưng rất nhiều người trong chúng
ta đều mang bệnh lý này. Tiềm thức của chúng ta không tin sự thành công
của mình là xứng đáng với khả năng tự tại…nên thường thúc đẩy những hành
động vô thức khiến chúng ta tự …hủy diệt (self-destruction). Chúng ta
phạm vào những lỗi lầm ngu ngốc để…khỏi “bị thành công”.
Một thí dụ nổi bật là ông Gary Hart, ứng cử viên Tổng Thống của Đảng
Dân Chủ vào năm 1988. Ông ta dẫn đầu rất xa về các đối thủ khác về sự
tín nhiệm của cử tri cho đến tháng 5 năm 1987 (6 tháng trước bầu cử).
Ông coi như chắc chắn là ứng cử viên sáng chói mà đảng Dân Chủ sẽ đưa ra
để tranh chức Tổng Thống Mỹ với ông George Bush (cha).
Ông Hart làm một chuyện khá ngu xuẩn là thách thức báo chí đưa ra ánh sáng vụ ông lăng nhăng với kiều nữ Donna Rice. Xì căng đan lớn này tiêu hủy đời chánh trị của Gary Hart và giúp Bush cha lên làm Tồng Thống.
Ông Hart làm một chuyện khá ngu xuẩn là thách thức báo chí đưa ra ánh sáng vụ ông lăng nhăng với kiều nữ Donna Rice. Xì căng đan lớn này tiêu hủy đời chánh trị của Gary Hart và giúp Bush cha lên làm Tồng Thống.
Trong quá khứ non trẻ kinh nghiệm và hiểu biết của một doanh nhân,
chính cá nhân tôi cũng đã vài lần bị tiềm thức tạo ra những
self-destruction và làm tôi trắng tay qua nhiều chuỗi hành động ngu
xuẩn.
Nỗi sợ lớn nhất
Tuy nhiên, một nỗi sợ mà phần lớn chúng ta đều mắc phải, không nhiều thì ít là căn bệnh sợ thay đổi.
Khi chúng ta thoải mái hay chấp nhận hiện tại, mọi thay đổi tạo nên
nhiều bất tiện, khó chịu và âu lo. Nó trở thành những bức tường cao
ngất…nhốt ta trong ngục tù của quá khứ (vì hiện tại sẽ thành quá khứ
ngay khi chúng ta đang sống).Mặc dù trên tư duy logic, chúng ta đều biết
rằng thay đổi là chuyện phải làm.
Một học sinh có thể thoải mái ở lớp 5, nhưng anh không thể vịn lý do
đó mà không chịu lên lớp. Một con người có thể thoải mái với cuộc
sống…sáng cà phê, chiều nhậu nhẹt…mặc cho hệ quả của ù lì kiến thức và
bệnh ung thư đợi chờ? Một cô vợ bị chồng đánh đập ngược đãi hàng ngày
không thể biện luận là …dù sao tôi cũng còn sướng hơn vài bạn khác.
Một dân tộc bị tình trạng… “luộc ếch” không thể nói…dù sao hôm nay
cũng đã tốt hơn ngày hôm qua. Với những bạn chưa đọc về thí nghiệm này,
tôi xin giải thích. Người ta cho một con ếch vào một chảo nước lạnh…rồi
từ từ đun sôi…rất chậm để con ếch không nhận ra. Con ếch điều chỉnh độ
thoải mái của mình mỗi lần nước tăng lên vài độ. Đến khi nhận biết thì
quá muộn: nước đã sôi sùng sục. Ngược lại, nếu bỏ 1 con ếch vào một chảo
nước sôi thì bằng mọi giá con ếch sẽ cố gắng nhẩy thoát ngay từ đầu.
Cần một “người hùng”
Không những chỉ với con người, có những cơ chế tổ chức mà nỗi sợ
thay đổi gần như là ..tuyệt đối. Nhất là khi các lãnh tụ và bộ hạ đang
“có” mà bảo họ phải hy sinh vì quyền lợi chung lớn hơn, với cơ nguy
thành “không”, thì bất cứ thay đổi gì cũng là do “thế lực thù địch”.
Tư duy đã làm không ít nền kinh tế của nhiều quốc gia khập khiểng…và
tụt hậu (như lời các quan chức của Việt Nam gần đây đã thú nhận). Lối
vận hành kinh tế chính trị của các giới cầm quyền này giống như thói mua
IPhone mới nhất của các đại gia chân đất. Họ khoe là mới tậu được cái
IPhone 5S; nhưng họ vẫn cài hệ điều hành OS1 của Apple từ thời IPhone
thế hệ đầu. Các chuyên gia không ăn lộc của chánh phủ đều đã tiên đoán
hệ quả của lối quản trị này hơn…5 năm về trước.
Ở Nga, Gorbachev thực sự là một vĩ nhân vì ông có đủ đởm lực để thay
đổi khi cá nhân ông và phe nhóm vẫn còn quyền lực. Những tấm gương sáng
khác trong lịch sử cận đại là Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc hay Lý Quang
Diệu của Singapore hay Thein Sein của Myanmar. Ngay cả ông học trò Hun
Sen của Việt Nam cũng sắp qua mặt thầy vì dám thay đổi.
Chúng ta đã đổi mới được một lần vào năm 1991 nhờ học tập tấm gương thành công của Trung Quốc (và tình thế lúc đó cũng không cho nhiều lựa chọn). Qua 20 năm và cả chục hệ điều hành khác nhau, chúng ta vẫn quên chưa …update version mới nhất.
Chúng ta đã đổi mới được một lần vào năm 1991 nhờ học tập tấm gương thành công của Trung Quốc (và tình thế lúc đó cũng không cho nhiều lựa chọn). Qua 20 năm và cả chục hệ điều hành khác nhau, chúng ta vẫn quên chưa …update version mới nhất.
Bán hay cho quách cái IPhone 5S dường như là một giải pháp hợp lý hơn.
Alan Phan
Disclosure: Alan hiện đang tư vấn cho vài công ty lớn và các đại gia Trung Quốc về “American strategy” bằng M&A hay phát triển tổ chức tại Mỹ. Nếu Trung Quốc (hay Việt Nam) có một lãnh tụ đởm lược cỡ Đặng Tiểu Bình thì coi như Alan thất nghiệp. Tuy nhiên, Alan sẽ rất vui cho cả tỷ dân đang chết dần vì lợi ích cá nhân và phe nhóm của các chánh phủ này.
Disclosure: Alan hiện đang tư vấn cho vài công ty lớn và các đại gia Trung Quốc về “American strategy” bằng M&A hay phát triển tổ chức tại Mỹ. Nếu Trung Quốc (hay Việt Nam) có một lãnh tụ đởm lược cỡ Đặng Tiểu Bình thì coi như Alan thất nghiệp. Tuy nhiên, Alan sẽ rất vui cho cả tỷ dân đang chết dần vì lợi ích cá nhân và phe nhóm của các chánh phủ này.