Nguyễn Mộng Hoài
Mấy ngày cuối tháng 9 này, trên hai cái Đài lớn của đất nước nói
đến nhiều vấn đề đối nội, đối ngoại. Trong đó có lẽ ấn tương nhất là bài
Phát biểu có tính chất Thông điệp của Chính phủ ta, do Thủ tướng ta
trình bầy tại phiên họp lần thứ 68 Đại hội đồng LHQ hôm thứ sáu 27-9 vừa
qua. Tôi theo dõi không bỏ sót một chữ "Thông điệp" này của vị Thủ
tướng và càng nghe lại càng thấy lòng mình phấn chấn rộn rã niềm vui.
Một ông bạn già cùng tôi theo dõi Đài đã vỗ đùi thốt lên : "Hay, hay lắm ! Việt Nam mình nói giỏi lắm ! Trong nước đã nói giỏi, nay ở một diễn đàn lớn nhất thế giới có đại diên hàng trăm nước thành viên LHQ, lại càng giỏi ! Mấy cha thư ký, chuyên viên giúp việc Thủ tướng đã chuẩn bị bản "Thông điệp" rất hay ! Ông thủ tướng đọc cũng hùng hồn, nghe cũng được.
Một ông bạn già cùng tôi theo dõi Đài đã vỗ đùi thốt lên : "Hay, hay lắm ! Việt Nam mình nói giỏi lắm ! Trong nước đã nói giỏi, nay ở một diễn đàn lớn nhất thế giới có đại diên hàng trăm nước thành viên LHQ, lại càng giỏi ! Mấy cha thư ký, chuyên viên giúp việc Thủ tướng đã chuẩn bị bản "Thông điệp" rất hay ! Ông thủ tướng đọc cũng hùng hồn, nghe cũng được.
Thôi, không cần phải "khen phò mã tốt áo nữa", Nghe mấy cụ hưu trí
khen và vui, tôi lại thấy buồn buồn. Buồn vì chưa thấy bài "Thông điệp"
của Thủ tướng có phản ảnh đầy đủ, toàn diện và "chiến lược" về tình hình
đất nước Việt Nam trong vài thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 này. Mọi sự
diễn ra về tất cả các mặt đối với đất nước và con người Việt Nam đều làm
cho "bọn già" chúng tôi suy nghĩ mông lung.
Hồi còn trẻ, tôi được cơ quan cử đi học một lớp đào tạo 4 năm, trong
đó một nửa thời gian dành cho việc học những điều cơ bản của chủ nghĩa
Mac-Leenin, học "Lịch sử Đảng ta", nghe tổng quát về lịch sử cộng sản
thế giới, rồi học "Kinh tế chính trị Mac-Leenin" Tóm lại, sau lớp đào
tạo này, mỗi người dự lớp chúng tôi đều hân hoan, phấn khởi vì từ nay đã
có thêm một hành trang lý luận, lý thuyết "soi sáng" con đương công tác
của mình. Điều mà tôi liên tưởng bây giờ là từ thực tế đúc kết thành lý
luận và lý luận là ngọn đuốc soi đường cho thực tế. Trong quá trình
tổng kết thưc tế chứng minh lý luận là đúng đắn, người ta gọi đó là
"thực tiễn". Thực tiễn cuộc sống của nhân dân ta trải qua 83 năm do Đảng
lãnh đạo và gần 40 năm có hòa bình, sự "được mất" của toàn dân nổi lên
những vấn đề gì. Bởi "nói hay" mà làm "không hay hoặc chưa hay", hoặc
như trong nghị quyết của Đảng đã đề cập "nói không đi đôi với làm" "nói
một đằng làm một nẻo" vẫn là một hiện tượng phổ biến, có tác động "kéo
lùi" nhận thức và hành động của nhân dân và cán bộ ta. Vậy thì, tôi nên
hiểu thế nào cho đúng đây ?
Lịch sử phát triển của đất nước ta trong gần một thế kỷ qua, kỳ công,
thành tích, thành tựu có nhiều, thậm chí vĩ đại, công lao lãnh đạo và
công lao của nhân dân cũng có thể được gọi là "vĩ đại". Ngay cả trong
thời kỳ "rực rỡ" ấy, nhiều hiện tượng tiêu cực trong đảng đã xuất hiện,
tất nhiên là không đến nỗi suy thoái như bây giờ. Cụ Hồ khi làm Chủ
tịch nước đã phải thức một đêm trắng trước khi ký vào bản y án tử hình
Trân Dụ Châu, một cán bộ cỡ cục vụ thuộc Tổng cục hậu cần của QĐND ta về
tội tham ô, ăn cắp, sống tha hóa trên mồ hôi xương máu của chiến sĩ và
tất nhiên là lấy của cải của nhân dân đóng góp để "vinh thân phì gia".
Trong thời buổi đất nước đang tiến lên công nghiệp hóa và hiện đại
hóa này, liệu có nhiều hay ít "Trần Dụ Châu ?". Nói như Chủ tịch nước
đương nhiệm thì đó là một bầy sâu. Bầy sâu ấy rất khó bắt, khó diệt vì
môi cấp, mỗi ngành lại có "một vài con sâu chúa" chỉ huy các nhòm lợi
ích, ngày đêm rất tinh vi đục khoét, làm tàn lụi đất nước, làm xói mòn
ngân sách, làm đổ vỡ nhiều công trình và ăn chặn nhiều thứ đáng lẽ người
dân được hưởng. Ta gọi đó là nạn tham nhũng mà chúng ta đang tìm mọi
cách để diệt nhưng vẫn "bó tay.com" hoặc chưa đâu vào đâu cả.
Điều này vẫn làm cho nhân dân và đội ngũ đảng viên có tuổi bức xúc và
"nóng lòng không yên". Có người nói rằng không nên sốt ruột về kết quả
chống tham nhũng. Nhưng không sốt ruột có nghĩa là thế nào, cứ để cho
bon tham nhũng tự do hoành hành, đất nước ngày càng kiệt quê, sự nghiệp
"xóa đói giảm nghèo" mà LHQ khen liệu có bền vừng và kết quả hơn không ?
Con sâu nào là "chủ tướng" làm thất thoát hơn 1 triệu nghìn tỷ đồng.
Đấy lã phải là "con sâu bự" chưa ? Vậy thì "con sâu chúa nằm ở đâu"?
Không giải quyết rốt ráo nạn tham nhũng thì Nguy cơ sụp đổ chế độ, sụp
đổ cả Đảng cầm quyền nữa" Lúc ấy chúng ta có cơ sở nào để có "Thông
điêp" trên diễn đàn LHQ về các vấn đề nóng bỏng có tính chất thời đại ?
Chúng ta nên bình tâm suy nghĩ những gì đã và đang diễn ra hằng ngày
trên đất nước ta, trong đó có nhiều điều người ta "nói lấy được". Vì sao
có hiện tượng "đổ máu" về đất đai. Tại luật hay tại thi hành luật ?
Trên thế giới có nước nào quản lý đất đai công thể tư điền như nước ta
không ? Tại sao họ làm tốt hơn ta, yên lòng dân hơn ta mà ta không học
họ mà lại cứ khư khư giữ lấy cái điều mà phi thực tế và có nhiều tai hại
như thời gian qua ?
Nước nào cũng có công chức. Không có công chức, viên chức thì không
có bộ máy quản lý đất nước. Nhưng vì sao, như một số vị lãnh đạo phát
biểu công khai: "30% công chức sáng vác ô đi tối vác về" trong khi vị
đứng đầu một ngành quản lý công chức lại chỉ khẳng định có 1%. Với ngót
10 triệu công chức viên chức, 1% không làm việc được cũng làm cho ta
rùng mình rồi, chứ không phải lên đến con số 30% ! Một phần do luật, một
phần do "mua quan bán chức", người dân bây giờ phải "đội một cái nắm
quá to quá nặng là đội ngũ công chức.
Vì sao nền giáo dục nước ta liên tục xuống cấp, càng cải cách giáo
dục càng xuống cấp, trong giáo dục cũng có mua quan bán giáo viên" cũng
có xập xệ nhiều mặt. Người thật bằng giả nhiều vô kể. Một ông chủ tịch
xã sắp hết khóa muốn nhấp nhổm lên huyện đã khai có 3 bằng đại học và
ông ta được điều lên vị trí "ngon thơm' của huyện. Nhưng rồi, như cái
kim trong bọc lâu ngày cũng tòi ra, ông ta bị kiểm tra thì mới chưa học
hết cấp hai ! Trong khi xã thiếu một "Phó chủ tịch UBND theo quy định",
một năm hết thăm dò, lại bỏ phiếu tín nhiệm, lại điều tra nhân thân mà
vẫn chưa có quyết định, thời gian thì cứ trôi không chờ ai cả. Người ta
bảo rằng, "ông Phó chủ tịch chờ" này chưa đủ tiền mua nên chưa được chức
quan, mặc dù chỉ là chức quan của xã. Thời buổi qua khó hiểu, dưới sự
lãnh đạo của Đảng quang vinh, luôn được học tập "đạo đức Hồ Chí Minh" mà
hầu như chức nào, vị trí quan nào dân sự cũng như quân sự đều có giá
cả, có khi mất tiền tỷ và người ta đã tính, bỏ ra tiền tỷ mua một chức
quan chỉ vài ba năm sau là hòa vốn và tiếp tục có lãi rôi. Thật sự thì
người ta không chọn người có thực tài đâu.
Khi học triết học, tôi thấm thía một điều, phải lấy nội trị mà quyết
đinh ngoại giao. Một nước có nên nội trị giỏi, bảo đảm dân chủ tự do,
dân giầu nước mạnh thì đường lối ngoại giao mới rộng mở và những thông
điệp trên các diễn đàn ngoại giao mới thu hút lòng người. Dân trí thế
giới ngày nay không còn giống như vài chục năm về trước.
Thông điệp của Thủ tướng ta trước Đại hội đồng LHQ đang là tiếng
vang, có tầm ảnh hưởng không thể chối cãi. Tuy nhiên, vui khi nghe thông
điệp của Thủ tướng bao nhiêu lại thấy chưa vui về hiện tình đất nước
bất nhiều. Làm thế nào để bảo đảm sự hài hòa giữa nội trị và ngoại giao ?
Các vị lãnh đạo đất nước biết rất rõ cần phải làm gì, gỡ như thế nào,
nhưng còn vướng rất nhiều thứ. Nhiệm kỳ XI sắp kết thúc. Nhiều vấn đề
lớn còn đặt ra rất bức xúc. Chính trị, kinh tế, đối nội đối ngoại, giữa
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...đang đặt ra những vấn đề "chiến lược" không
thể "ăn ngon ngủ yên" đâu !