Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Không thể chấp nhận được: Một chương trình truyền hình cổ vũ cho việc tiêu dùng vi cá mập

Ly Nhi
Dân Luận
dna-of-american-shark-fin-soup-appalling-120809-675842-.jpg
Khoảng 5h15´ chiều thứ 7 ngày 28/11/2013, tôi có vô tình zip vào chương trình Ngon & Lành của VTC1 và thực sự sốc với nội dung của chương trình truyền hình này.
Phần lớn nội dung của chương trình này là sự quảng bá cho các tác dụng tuyệt vời của vi cá mập. Lúc đầu, tôi còn tưởng đây là quảng cáo của một công ty bán vi cá mập nào đó, nhưng hóa ra không phải. Trong chương trình, còn có PGS. TS. Dương Trọng Hiếu – Hội Đông y Việt Nam nhiều lần xuất hiện để giải thích rõ thêm về thành phần và công dụng của vi cá mập. Khoảng 5 phút cuối, chương trình có lời cảnh báo về việc do giá trị cao nên vi cá mập bị làm giả nhiều, người tiêu dùng nên cẩn trọng. PGS. TS. Dương Trọng Hiếu cũng nói thêm đại ý rằng có thể sử dụng các thực phẩm rẻ tiền hơn để thay thế vi cá mập và các cụ nhà ta không ăn vi cá mập thì cũng vẫn thọ lâu. Tuy nhiên, 5 phút vớt vát cuối này không thể “địch” lại mấy chục phút quảng bá về tác dụng của vi cá mập trước đó của chương trình. Chắc chắn những gì đọng lại trong tâm trí những người xem chương trình “Ngon & Lành” này là vi cá mập bổ lắm, tốt làm và tất nhiên, nếu có tiền, người ta sẽ tìm ăn.

Tôi xin nói luôn rằng đây là một điều không thể chấp nhận được trên một chương trình truyền hình quốc gia. Do tập quán tiêu dùng của những người nhiều tiền tại các quốc gia châu Á, cá mập đã và đang bị loài người đánh bắt lấy vây dẫn đến gần tuyệt chủng. Độc ác nhất là cách làm: người ta bắt cá mập, cắt lấy vây, sau đó ném cá mập trở lại đại dương. Khi không có vây, cá mập không thể di chuyển để kiểm thức ăn được. Chúng bị chết dần chết mòn vì đói và vì vết thương. Việc này cũng tương tự như người ta giết tê giác chỉ để lấy cái sừng hoặc giết voi chỉ để lấy đôi ngà. Lương tri của nhân loại không chấp nhận việc làm độc ác này nhưng tiếc thay, chỉ vì tập quán tiêu dùng của một số quốc gia châu Á và vì sức mạnh của đồng tiền, những việc đau lòng này vẫn đang tiếp diễn hàng ngày trên khắp thế giới.
Tại các nước tiên tiến trên thế giới, việc đánh bắt cá mập đã bị cấm. Việt Nam chúng ta không thuộc hàng các nước tiên tiến. Chúng ta cũng chưa có các chương trình giáo dục bảo vệ môi trường như ở các quốc gia khác. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta nên phát sóng các chương trình cổ vũ cho việc tiêu dùng những sản phẩm như vi cá mập, sừng tê giác hay ngà voi. Một chương trình truyền hình như vậy sẽ có đến triệu người xem. Những người làm chương trình truyền hình ở Việt Nam không thể ngây thơ như vậy được. Tôi vô cùng xấu hổ cho trình độ của họ sau khi xem xong chương trình. Việt Nam chúng ta không thể lạc hậu mãi về nhận thức thế này được.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"