đến các tổ chức quốc tế và cơ quan đại diện ngoại giao ở Việt Nam,
vào 10h sáng 20/9, Mạng lưới Blogger Việt Nam đã gặp gỡ một số quan chức
của các nước thuộc G4 – nhóm bốn quốc gia tài trợ nhiều cho Việt Nam,
gồm Nauy, Thụy Sĩ, Canada, New Zealand.
Bốn blogger tham dự cuộc họp là Trịnh Anh Tuấn (tên Facebook: Gió Lang Thang), Đào TrangLoan (Hư Vô), Nguyễn Chí Tuyến (Anh Chí), Đặng Bích Phượng (Phương Bích). Còn phía G4 gồm các nhà ngoại giao: bà Tone Wroldsen - Bí thư thứ hai Đại sứ quán Nauy, bà Ayesha Rekhi - Tham tán Chính trị và Văn hóa Thông tin của Đại sứ quán Canada, và bà Sascha Muller - Bí thư thứ hai Đại sứ quán Thụy Sĩ. Đặc biệt, giữa buổi làm việc, ông Stale Torstein Risa – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Nauy tại Việt Nam – cũng đã đến gặp các blogger, trò chuyện và nhận bản Tuyên bố 258.
Phát biểu với các quan chức ngoại giao này, blogger Nguyễn Chí Tuyến nói:
“Những người tham gia Mạng lưới Blogger Việt Nam không có ý chống đối
Nhà nước Việt Nam mà chỉ muốn đóng góp tiếng nói để Nhà nước thay đổi
luật pháp cho tốt hơn. Thế giới văn minh cũng không chấp nhận một điều
luật mơ hồ và lỗi thời như Điều 258 Bộ luật Hình sự”.
Cụ thể hơn, blogger Nguyễn Chí Tuyến khẳng định: “Chúng tôi biết
rằng mỗi quốc gia đều có những đạo luật để điều chỉnh những hành vi của
công dân. Tất cả các công dân đều có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp của
nước mình, tuy nhiên, Điều 258 Bộ luật Hình sự của nước CHXHCN Việt Nam
là rất mơ hồ, không cụ thể và không rõ ràng. Qua bản kết luận điều tra
của công an tỉnh Long An về trường hợp ông Đinh Nhật Uy, chúng tôi thấy
rõ là bất kỳ ai cất lên tiếng nói khác với tiếng nói của chính quyền đều
có nguy cơ bị bắt vào tù. Phạm vi áp dụng của Điều 258 quá rộng và
chúng tôi có cảm giác nó như tấm lưới có để chính quyền có thể chụp
xuống chúng tôi bất kỳ lúc nào”.
Đại diện Mạng lưới Bloggers Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho ông Stale Torstein Risa, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Nauy tại Việt Nam.
Phía đại diện các nước G4 đều lắng nghe và ghi nhận ý kiến của
thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam. Trong số bốn quốc gia này, Nauy
là nước đặt vấn đề nhân quyền ở mức ưu tiên cao nhất trong quan hệ với
Việt Nam. Các dự án hợp tác giữa giới nghiên cứu của hai nước là một
phần quan trọng trong đối thoại nhân quyền Việt Nam - Nauy. Từ năm 2008,
Trung tâm Nhân quyền Nauy (thuộc Khoa Luật, Đại học Oslo) cũng đã thực
hiện Chương trình Việt Nam (the Vietnam Program), phối hợp đào tạo về
luật với Việt Nam.