Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

"Gà mắc tóc " rồi cụ Tổng Trọng ơi!

Bùi Văn Bồng
Đến thời điểm này, cuối tháng 9-2013, câu hỏi đặt ra, rằng: “Nghị quyết TW4 về kiên quyết chống tham nhũng, suy thoái tư tưởng, biến chất cộng sản, lối sông tư sản trong “bộ phận lớn lãnh đạo có chức có quyền”, cái ‘nhiệm vụ cấp bách” ấy có làm được không? Nếu hỏi 100 người, tin rằng có ít nhất 80 người trả lời: “Sẽ không! Không hể làm được gì!”.
Hội nghị TW4 bế mạc 31-12-2011, triển khai ngay từ tháng 1- 2012. Nhưng, hình như BCH Trung ương Đảng và Bộ chính trị, Ban Bí thư “mất thiêng” mất uy đến mức vừa kêt bế mạc HNTW4 được 5 ngày, thì ngày 5-1-2012, chính quyền và công an Hải Phòng gây ra vụ cưỡng chế thu hồi đất gây chuyện động trời ở Tiên Lãng...
Mà ai cùng hiểu, nguyên nhân sâu xa dẫn tới có vụ “cưỡng chế gấp” này là do tham nhũng để chủ động “chạy làng”, hốt nhanh quyền, dứt điểm vụ việc trước khi NQTƯ4 có hiệu lực triển khai thực thi. Gía như,, cấp ủy, chính quyền Hải Phòng sáng suốt thấy thực lực, đoán định trước rằng: NQTƯ4 chỉ nặng hô hào, chẳng làm gì ai đâu, thì chắc chắn họ không lo vội vàng, đùng đùng “chạy làng” để tranh thủ chụp giật đất đai Cống Rộc như thế.

Coi như ngay sau Hội nghị TW4 có 4 Hội nghị rất quan trọng, như huy động tổng lực và cũng tỏ ra dứt khoát, quyết liệt thực hiện cho bằng được những nội dung, mục tiêu mà NQTƯ4 đã đề ra: Hội nghị Trung ương mở rộng (cán bộ toàn quốc), HNTƯ5, 6, 7, nhưng cuối cùng, nay việc chống tham nhũng đang rơi vào trạng huống như ‘gà mắc tóc’!
Mới đay, các thành viên UBTVQH đều cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng còn mang tính hình thức, thậm chí, tồn tại tham nhũng ngay trong quá trình xử lý tham nhũng.
Bằng chứng rõ nhất là: Mở đầu phiên thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng tại phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), ngày 18/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đặt vấn đề: “Nếu không tham nhũng thì quan chức lấy tiền đâu đi nhậu, đi chơi này đi chơi kia, chức vụ này chức vụ kia, không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy”. Ông Chủ tịch QH này nổi tiếng là nhà “hài hước chính trị”, phát biểu ở đâu cũng trất trưởng, khơi khơi vậy, nửa cười nửa châm vậy, mà đúng. Có điều, sự nghiệp chống tham nhũng mà toàn đảng, toàn dân đang rất mong đợi, theo dõi thường ngày xem đảng nói vậy mà đảng đã làm được những gì hiệu quả thực tế ra sao, thì ông Hùng cứ nói phớt phơ ngay trên ghế Chủ tọa kỳ họp Quốc hội như đùa, quấy quá miễn xong chuyện! Cũng chắc rằng, ông Hùng đã biết rõ, chẳng làn được ra môn ra khoai gì đâu, nên nói vậy cũng coi như không lừa dối, không khoa trương, không theo bản cũ là hô khẩu hiệu, không mị dân mà thực lòng!
Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ những khuyết điểm trong báo cáo của Chính phủ: “Báo cáo chưa thấy nói rõ trong lực lượng đấu tranh PCTN có tiêu cực bỏ sót, bao che không, có tham nhũng trong PCTN hay không? Lực lượng đi làm mà không nghiêm thì thôi rồi”.
Ông Hùng tiếp tục đặt câu hỏi: “Người dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hay vấn đề là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì. Báo cáo cần phải đánh giá vấn đề này nữa”.
Mới đây, HOT nhất, sáng 18/9, UBTVQH cho ý kiến về báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng.
Tuy chưa mấy ai tin vào các số liệu thống kê, vì số liệu các loại thống kê, báo cáo ở nước ta từ lâu đã lên sàn nhảy ‘lambada’ hết rồi. Cho nên các đại biểu QH cùng thấy “loạn cào cào”: Đối tượng bị xử lý trong 8 tháng đầu năm 2013, đã triển khai 4.724 cuộc thanh tra hành chính và 89.281 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại 283.183 tổ chức, cá nhân. Qua đó, phát hiện vi phạm 12.225 tỷ đồng, 425 ha đất; kiến nghị thu hồi 4.934 tỷ đồng và 401 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 431 tập thể, 819 cá nhân; ban hành 127.815 quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 43 vụ, 43 đối tượng...Về kết quả phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, Chính phủ cho hay, toàn ngành thanh tra phát hiện 73 vụ và 80 đối tượng tham nhũng...
Dù sao, có chức phải có trách, mà đã vậy ông Tổng Thanh tra CP cũng muốn nói rằng bản thân mình không đến nỗi không hoàn thành nhiệm vụ, như trong sô 1% mà Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã …tính toán!”, du không hề có chút kỳ công nào, nhưng rất kỳ quặc!.
Có lẽ vì suy nghĩ theo lẽ đó, ông Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nói tỉnh bơ: “Đã đạt hiệu quả nhất định, tuy nhiên, tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với những thủ đoạn tinh vi, kín đáo, khó phát hiện”. Thế thì còn nặng nề, phức tạp hơn ý kiến của TBT Nguyễn Phú Trọng tại HNTW4. Thậm chí nguy còn gì?!
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện lại nói với giọng ngoại giao, ít ai muốn bẻ, rất chung chung, mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thường nói cả trong giao ban và tiếp xúc quốc tế: “Kết quả xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra..!”. Còn ông Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Nguyễn Hải Phong, thì có vẻ mở ra thực lòng hơn: “Chống bỏ lọt tội phạm trong tham nhũng rất khó. Có địa phương đưa ra hàng trăm vụ nhưng chỉ xử hình sự được vài vụ, còn đa số chỉ xử lý hành chính. Tội phạm tham nhũng nhiều nhưng xử lý ít vì cơ quan Thanh tra, Kiểm toán chuyển sang ít vụ nên không làm sâu được. Nếu làm tốt sẽ hạn chế được bỏ lọt tội phạm”.
Nghe các vị ‘phát’ rất nhẹ và ‘biểu’ rất lơi khơi, ông Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhấn mạnh, thực tế có nhiều vụ việc nghiêm trọng, kéo dài vẫn chưa xử lý được, làm giảm lòng tin của nhân dân. Hiện nay, tham nhũng lại diễn ra cả ở lĩnh vực hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, người có công, giáo dục, y tế, văn hóa… “Có những vụ án thông tin đã đưa ra rồi, kể cả ý kiến của Chính phủ nhưng cả năm trời vẫn rơi vào im lặng. Chính sự im lặng đó khiến lòng dân không yên”
Con fông Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, cái chân chạy lập chập và cái miệng “gọi dạ bảo vâng’ của Ủy ban Thường vụ QH thì cũng tỏ ra băn khoăn có vẻ am hiểu tình hình: “Tại sao dư luận nhiều, nhưng phát hiện và xử lý tham nhũng thì ít. Thêm vào đó, tham nhũng gây thiệt hại nhiều nhưng thu thu hồi ít, trong lĩnh vực đất đai càng ít. Qua thanh tra, kiểm tra, gần 15.000 vụ nhưng chuyển cho hình sự chỉ 36 vụ, còn lại xử lý hành chính hết. Vậy xử lý hành chính có đúng không?".
“Nói tham nhũng ngày càng tinh vi hơn thì giải pháp phải khác biệt như thế nào? Tham nhũng nhiều, vì sao phát hiện ít? Khi phát hiện ra rồi, sao tài sản Nhà nước thu hồi còn rất hạn chế?”. Về trách nhiệm của các cơ quan đấu tranh, phòng ngừa tham nhũng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng thừa nhận: “Kiểm toán, thanh tra hàng ngàn vụ, phát hiện nhiều sai phạm, lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng nhưng chuyển sang điều tra rất ít, chủ yếu xử lý hành chính, vậy thì có tiêu cực, tham nhũng trong quá trình xử lý không? Rồi đình chỉ điều tra nhiều vụ án, xét xử đưa ra mức án dưới khung hình phạt, vậy có tiêu cực không? Đó là những câu hỏi rất khó trả lời”.
Do vậy, vì thế, cho nên, thì mà là rằng: Với những số liệu được công bố trong phiên họp, cùng những phát ngôn “sốc” về thực trạng công tác PCTN từ các thành viên UBTVQH, người dân cũng không biết nên mừng, hay lo? Sau phát biểu, thảo luận của các vị chính khách, công tác PCTN, liệu có chuyển biến nào tích cực?
Cuối cùng, ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lại đưa ra những câu hỏi mà chinh sbản thân ông trả lời chắc chắn nhất, dù vậy khi phát biểu vẫn làm như còn “nghi vấn” lấy lòng người khác, tránh đụng chạm: “Lực lượng đấu tranh phòng chống tham nhũng có tiêu cực, bao che, bỏ sót không? Có tiêu cực trong đấu tranh phòng chống tham nhũng không?...Tại Sao?...Tại Sao?
Thưa các vị: Tại vì đang rơi vào trạng huống ’gà mắc tóc"! Và 7 đoàn thanh tra đang có vẻ ráo riết mong làm cú “Tổng tấn công vào dinh lũy", chủ yếu là cả chục "mục tiêu trọng điểm". Nhưng, mới ra quân, Trưởng ban Nội chính Trung ương đã nhận diện ra sự phức tạp của 'khách quan biện chứng', phải kêu lên rằng: "Hà Nội không vội được đâu. Oải lắm rồi"! Lần này chắc khi về 7 'thanh bảo kiếm' còn bị …vướng đủ mọi thứ tóc rối khó gỡ hơn! Trước thực trạng đó, về 'công cuộc huy động tổng lực chống tham nhũng' theo NQTƯ4, sắp tới Hội nghị TƯ 8 sẽ nói gì, làm được gì để có một bước minh chứng hiệu quả, tạo được niềm tin với toàn dân? ‘Gà mắc tóc’ quá rối tinh rối mù, lúng túng rồi, cụ Tổng Trọng ơi! Cầm lòng vậy, đành lòng vậy, rồi thử xem, hồi sau sẽ rõ!

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"