Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Thay Quốc ca là phải lắm.

Bà Đầm xòe
(Nhân tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIII có đại biểu đề nghị thay lời Quốc ca).
Đây là lần thứ 2 vấn đề thay đôi quóc ca chính thức được bàn đến. Lần thứ nhất, sự kiện “Thay Quốc ca” diễn ra vào năm 1981 và việc chọn quốc ca mới được tổ chức ban bệ đàng hoàng và thông qua một cuộc thi để tuyển chọn. Tuy nhiên, cuối cùng cuộc thi “Thay quốc ca” đã không thành vì có nhiều lý do mà đến nay người dân chưa rõ là lý do gì.
ĐBQH Huỳnh Thành đề xuất thay lời Quốc ca.
ĐBQH Huỳnh Thành đề xuất thay lời Quốc ca.
Lần này có tiếng nói lại đặt vấn đề “Thay Quốc ca”.
Tôi hoàn toàn đồng ý với việc “Thay Quốc ca”. Tại sao vậy?
Tôi biết, ở nước Pháp, Quốc ca của nước họ đã có tới 200 năm nhưng họ không thay vì đơn giản là nhân dân không muốn thay và có ai đó có muốn sửa cũng không biết dựa vào lý lẽ nào dể sửa và sửa cái gì.

Quốc ca nước ta thì khác. Quóc ca dùng bài “Tiến Quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao từ năm 1945 đến nay mới được gần bảy mươi năm, bằng 1/3 thời gian tồn tại của Quốc ca nước Pháp, nhưng tôi cũng đồng ý thay, vì nó có rất nhiều điều cần phải sửa, đặc biệt là ở cái phần lời. Phần lời có một số câu như thế này:
“Cơ in máu chiến thắng vang hồn nước. Súng ngoại sa chen khúc quân hành ca. Đường vinh quang xây xác quân thù. Tiến mau ra sa trường. Cùng nhau lập chiến khu. Cùng tiến lên nước non Việt Nam ta vững bền”.
Tinh thần lời của toàn bài Quốc ca chỉ thấy chiến là chiến, máu là máu, người là xác người. Tai nghe bài hát mà óc như hiện lên một đoạn phim người với người, nào là súng, là gươm, là gậy gộc, giáo mác đang tàn sát lẫn nhau một cách tàn bạo và đẫm máu.
Ghê nhất là câu này:
“ Đường vinh quang xây xác quân thù”.
4
Nếu quân thù ở đây là ác quỷ ma mảnh, quân dân ta cứ thả sức mà tàn sát thì còn được, nhưng quân thù ở đây không phải là ma mảnh hay trâu bò, chó lợn gì mà  cũng là con người. Họ đều đi bằng hai chân, nghĩ bằng đầu, đều có tim hồng, máu đỏ, đều hoài thai chín tháng mười ngày mới được sinh ra…
Ấy mà “cờ in máu”. Ấy mà “xây xác quân thù”.
Giết người thật nhiều rồi đem xác người “xây xác” thành núi để mỗi người dân nước mình, dân tộc mình có vinh quang thì cái vinh quang đó chí xứng đáng dành cho bầy dã thú.
Con người, vì quyền lợi, vì danh dự của mình, của dân tộc mình mà giết nhau, là con người bắt buộc phải giết nhau, chứ không thể coi hành động giết người là niềm đam mê vui sướng mà giết nhau. Anh cầm khẩu súng giết người là bắt buộc anh phải cầm súng, chứ không phải anh thích cầm súng, thích giết người. Vì vậy, phàm là con người, vì bất kỳ lý do nào đó mà phải giết người và khi giết được rồi phải biết đau, biết buồn, biết chia sẻ hay than khóc với người vừa bị mình giết, người đó mới là con ngưới, chứ lại reo vui và tự hào với huân chương trên ngực vì những thành tích giết người thì người đó không thể là con người, suy rộng ra dân tộc đó không phải là dân tộc của giống người.
Lời của Quốc ca nước ta hiện nay là mang hồn cốt của tinh thần này. Có thể nói, đó là tinh thần máu. Lấy xông ra sa trường, lấy máu và sự tàn sát con người làm nguồn động viên cổ vũ, làm lẽ sống làm người, rõ ràng lời lẽ đó không những đã cổ vũ cho sự tàn ác mà còn đi ngước lại với bản tính của con người, ngược với văn minh của nhân loại đang không ngừng phát triển và hoàn thiện.
Phải nên hiểu rằng, sự đổ máu hy sinh chỉ là một “biện pháp” bắt buộc, nó có tính “dọn đường” để dân tộc đi tới mục tiêu tối thượng là bình đẵng bác ai, là ấm no hạnh phúc cho mọi người, chứ nhất định không phải để nhận về cái vinh quang mang màu máu, sát nhân.
Thay quốc ca là phải lắm. Theo tôi lẽ ra phải thay từ lâu rồi mới phải.Chúng ta cứ giữ mãi quốc ca như vây, tôi e rằng, dân tộc này chỉ mãi mãi bị lụy vào xương và máu; mãi mãi là một dân tộc luôn không có hòa bình, không có ấm no, không có hạnh phúc, không có bình đẵng và bác ái cho nhân dân, vì quốc ca là quốc hồn, là “kim chỉ nam” cho cả một dân tộc tu tâm, tụ tính. Nếu chỉ là máu và thây người với một đội quân luôn đằng đằng sát khi như vậy thì con đường hòa bình, ấm mo, hạnh phúc, bình đẵng, bác ái của dân tộc này mãi mãi xa vời.
Thay Quốc ca là phải lắm rồi.
* Bổ sung: Mọi người ngẫm kỹ đi xem, thực chất nhạc và lời của bài hát “Tiến quân ca” chỉ phản ánh công việc đánh giặc thù (chẳng biết kẻ thù nào) của một đơn vị vũ trang, quy mô cỡ một tiểu đoàn hay một trung đoàn, hoàn toàn chưa phải là quốc hồn của một dân tộc với hai nhiệm vụ then chốt ngàn năm là đánh giặc và xây dựng đất nước.
Càng ngẫm, tôi càng thấy phải thay là đúng lắm, nó như một công việc bắt buộc phải làm, vì con người, độc lập,vì hòa bình,vì tiến bộ xã hội.
Bà Đầm xòe.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"