Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Nhận xét về ý kiến của Thụy My khi dịch bài “Bà Diêu Vân Trúc, vị tướng đanh thép”

Hai Luá blog

Nhận xét về ý kiến của Thụy My khi dịch bài “Bà Diêu Vân Trúc, vị tướng đanh thép”

Hôm nay thứ sáu và đã giữ đúng lời hứa là Lúa tui lặn đúng một tuần, bây giờ xin phép các bác có ý kiến về bài dịch đăng trên trang Thụy My RFI, ca ngợi bà Bà Diêu Vân Trúc (Yao Yunzhu) 59 tuổi của cây bút Sylvie Kauffmann, giám đốc biên tập Le Monde, đăng trên số báo đề ngày 04/06/2013.
Image
Ảnh: Ngài Chuck Hagel tại hội nghị Shangri-La (le 1er juin à Singapour) | Nguồn: AP/Wong Maye-E

Sau đó Thụy My đưa ra lời nhận xét “Cái nhìn của tờ báo uy tín Pháp về đội ngũ « đem chuông đi đánh xứ người » của Trung Quốc chỉ khiến thêm bùi ngùi « trông người lại nghĩ đến ta » Lúa tôi cho rằng, việc viết ra một bài báo có cái nhìn lệch lạc là phần đáng trách khi tác giả Sylvie Kauffmann không đứng trên quan điểm công tâm, khách quan về tầm ảnh hưởng cũng như thế mạnh của TQ với các nước khác thì việc dịch bài báo trên của Thụy My đưa thông tin đến cộng đồng người Việt lên tiếng cổ súy cho bài báo lại đáng trách nhiều hơn.

Xưa nay, chỉ có những kẻ mạnh, những nước mạnh dựa vào sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế để hiếp đáp, bắt nạt kẻ yếu, nước yếu. Các nước nhỏ và yếu thì chỉ mong có sự công bằng, không bao giờ dám lấn lướt hiếp đáp hay chơi bẩn các nước mạnh. Bà tướng của TQ Diêu Vân Trúc (Yao Yunzhu) 59 tuổi, trước khi được ca ngợi về khả năng đanh thép và thông minh, tác giả người Pháp kia đã kịp “trang trí” cho bà Diêu một vẻ bề ngoài ấn tượng và hết sức tinh tế qua trang phục mà bà ta lựa chọn. Bà Diêu là người có bằng tiến sĩ, nếu đúng là một nhà khoa học, một trí thức chân chính, bà ta phải biết một điều mà ngay người dân TQ lương thiện cũng biết là TQ đã dùng vũ lực để xâm chiếm và tấn công nhiều nước làng giềng bé nhỏ hơn bằng sức mạnh quân sự, thâu tóm và mua chuộc nhiều nước không có tranh chấp để đưa ra những phát ngôn trái với công ước quốc tế. 
Việc bà ta là đại diện của một nước lớn, lên tiếng chất vấn ông Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, khi đặt câu hỏi: “Ông có thể nêu một ví dụ cụ thể về vi phạm luật quốc tế không ? ” chẳng có gì là xuất sắc với một tình huống như thế, khi ông Dũng ám chỉ TQ chính là kẻ làm cản trở tự do mậu dịch xảy ra trên biển Đông, chỉ để gài thế bí hoặc có thể dẫn tới một động thái TQ “hờn dỗi” sẽ bỏ về để phá tan hội nghị nếu ông Dũng trả lời thẳng tưng về vi phạm luật biển của TQ theo công ước COC. Câu hỏi thứ hai được tác giả Sylvie Kauffmann dùng để chỉ ra sự “đanh thép sắc sảo” của bà Diêu khi lên tiếng cho sự thẳng thắn vạch trần thái độ hung hăng của TQ của đại diện lầu Năm Góc, Chuck Hagel, là: « Cám ơn ông đã nêu tên Trung Quốc thường xuyên đến thế. Ông nói rằng chiến dịch tái cân bằng, chuyển dịch sang châu Á-Thái Bình Dương không nhằm mục đích kìm chế Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không cảm thấy thuyết phục. Tại sao trong trường hợp này lại phải triển khai lực lượng mạnh như thế trong khu vực ? » Xét về mặt logic, lời chất vấn này không có gì thể hiện sự xuất sắc trong câu hỏi mà nó thể hiện sự ngoan cố cứng đầu, không thừa nhận dư luận quốc tế đã lên án TQ trong chiến dịch xâm chiếm gây hấn trên biển Đông. Nó giống như câu nói như thế này “chúng mày lên án tao, bảo tao là sai trái vô đạo nhưng tao không cho là thế”. Chủ thể mà bà Diêu dùng để công nhận “chân lý” cũng chính là Trung Quốc, đối tượng bị kết án chỉ trích; cũng không có sức thuyết phục.
Ngay trong lịch sử và văn hóa TQ, sách vở cũng ghi nhận và được người dân TQ ca ngợi về khả năng “uốn lưỡi/thuyết khách” của kẻ yếu, dùng lý lẽ của mình để chinh phục kẻ mạnh trên quan hệ ngoại giao, chứ không bao giờ ca ngợi khả năng “đanh thép/khôn ngoan” của kẻ mạnh dùng để bắt nạt người yếu thế.
Bà ta là đại diện của kẻ mạnh nhưng bất minh, bất đạo, chứ không đại diện cho đạo lý, cho lẽ phải; vị trí bà ta đứng là vị trí thượng phong, một kẻ có sức mạnh về quân sự và kinh tế để uy hiếp kẻ yếu hơn mình, hành động này không xứng đáng cho vị trí mà Trung Quốc muốn vươn lên như một kẻ đàn anh, nước lớn; dù những hành động của chính quyền mà bà ta tôn thờ bị cả thế giới lên án.
Và chính cái bà nhà báo Sylvie Kauffmann danh tiếng kia cũng nên học lại văn hóa thuyết khách/ngoại giao trước khi có bài viết này. Bà ta không phải là người VN để hiểu được những áp lực mà VN phải chịu đựng.
Image
Ảnh: Nhà báo Sylvie Kauffmann- giám đốc biên tập Le Monde. Nguồn: frenchmediastudies.blogspot.jp
Chúng ta, những người lên tiếng vì sự tiến bộ, dân chủ cho VN, tìm kiếm những tiếng nói của công luận quốc tế để đưa đến cho người dân hiểu, nhưng không phải cái gì cũng đưa, cái gì cũng cổ súy. Chúng ta phải biết chọn lọc, phải có đánh giá đúng mức quan điểm của họ, đồng thời phải biết phản biện nếu cần thiết.
Lúa tui muốn nghe phản biện từ nhà bác Thụy My.

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"