Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Bàn về những cuộc biểu tình ở Việt Nam nhân ngày 4/6



Nhìn từ xa, những cuộc biểu tình chính trị ở Việt Nam là một hiện tượng rất thú vị đối với những nhà nghiên cứu chính trị so sánh (comparative politics) và đặc biệt là những người quan tâm đến phạm vi ‘xã hội dân sự chính trị’ (political civil society) hoặc là ‘phạm vi công cộng’ (public sphere, theo Habermas).
Các cuộc biểu tình này cũng thú vị nếu nhìn từ gốc rễ những lý thuyết và nghiên cứu về ‘phong trào xã hội’. Về khái nghiệm phong trào xã hội, thì một định nghĩa đơn giản là hiện tượng khi một số lượng người kết hợp cùng nhau để thực hiện một mục tiêu chính trị nào đó. (Lưu ý, nó hoàn toàn khác so với ý nghĩa phổ biến ở Việt Nam, vì ở ngoài Việt Nam chẳng có ai thấy một phong trào xã hội thực sự có xuất phát từ bên trong nhà nước. Ngược lại, nó xuất phát từ môi trường xã hội ngoài nhà nước).
Về các cuộc biểu tình ở Việt Nam thì chưa chắc nên gọi là ‘phong trào xã hội’ vì sự tổ chức và tính bền vững của nó chưa rõ ràng. Thế nhưng đó là một câu hỏi gây tranh cãi và quan trọng.
Tuy nhiên, trước khi viết thêm một chữ nào về nghiên cứu phải khẳng định, đối với những người trực tiếp tham gia, thì biểu tình là một việc hết sức nghiêm trọng. Mới hôm kia, rất nhiều người ở Hà Nội đã cố gắng bày tỏ quan điểm chính đáng của mình. Kết quả là mọi người có bày tỏ một chút và vài phút sau đó các quyền công dân đã bị vi phạm nghiêm trọng.
Có vẻ nhà nước Việt Nam, hoặc ít nhất một số bộ phận của nó, vẫn sợ có một dư luận công cộng về các chủ đề chính trị xã hội, dù chuyện đó ở các nước dân chủ như Đại Hàn là điều hết sức bình thường. Trên chuyến bay từ Hong Kong về Hà Nội mới sáng nay, một người Việt ngồi bên cạnh tôi đã bình luận: “Chính trị Việt Nam lạc hậu, chán”. Tôi đã không phần đối ý kiến này, đặc biệt trong bối cảnh ngày 4 tháng 6.
Nhưng chính hôm nay, hai ngày sau cái gọi là ‘Vụ án Bờ Hồ’ và tròn 24 năm nhà cầm quyền Trung Quốc quyết định nhấn chìm cuộc biểu tình ôn hòa ở Thiên An Môn trong biển máu, tôi xin chia sẻ một số ý tưởng ban đầu của về hoạt động biểu tình ở Việt Nam trong 2, 3 năm qua từ góc nhìn của khoa học xã hội và cũng có thể có giá trị nhất đinh. Xin lưu ý, những ghi chép này không phải là một sản phẩm nghiên cứu mà là một số nhận xét từ đầu óc của một nhà khoa học xã hội biết ít nhiều về chính trị và biết ít nhiều (và theo nhiều người là quá ít) về Việt Nam.
Ai cũng biết, biểu tình ở Việt Nam có nhiều loại. Cho đến bây giờ, vẫn có người đề cập đến vấn đề này nhiều hơn và kỹ hơn tôi.
Nói chung, ít khi các cuộc biểu tình được tổ chức kĩ lưỡng. Trên thực tế, đa số các cuộc biểu tình xuất phát từ những ‘vụ án’ cụ thể, chẳng hạn như cướp đất hoặc ai đó đâm đơn kiện chính quyền hoặc là vấn đề lao động. Thế nhưng thời gian gần đây, các cuộc biểu tình, dù không được tổ chức như ở các nước nơi quyền tự do hội họp được đảm bảo, cũng được cố gắng tổ chức như cuộc biểu tình ngày hôm qua (2/6/2013) hoặc Dã ngoại nhân quyền cách đây mấy tuần.
Trong bối cảnh chính quyền tăng cường đàn áp, việc tổ chức biểu tình cũng có nguy cơ nhất định của nó. Đúng thế! Nếu tổ chức biểu tình một cách công khai thì không có gì bất ngờ khi được lực lượng đàn áp mời uống cafe.
Tuy nhiên, nghiên cứu quốc tế cho thấy muốn đạt hiệu quả thì các phong trào xã hội phải có đủ cái gọi là ‘nguồn tổ chức’ (organizational resources) thì mới phát triển một cách bền vững được. Sự kém cỏi về mặt tổ chức có thể được xem là lý do chính các phong trào xã hội thất bại. Chính ĐCSVN ngày trước đã chứng mình sự quan trọng của nó trong câu nói: “Phải có tổ chức”.
[Về nghiên cứu phong trào xã hội, xin mời độc giả tìm đọc ba quyển sách xã hội học xuất sắc: "Sức mạnh trong sự vận động" (Power in Movement) của Sydney Tarrow, "Các chế độ và các phương thức phản kháng" (Regimes and Repertoires) do Charles Tilly viết, và Quyền lực của Thiên An Môn (The Power of Tiananmen) của Dingxin Zhao]Image.ashx
Sự phát triển của phong trào xã hội trong một bối cảnh đàn áp là cực kỳ phức tạp vì có nhiều hạn chế từ mọi phía. Tôi lấy ví dụ: làm sao mà có một phương thức tổ chức hiệu quá khi không biết ‘đối thủ’ là ai, ‘bạn nào’ là CAM, vv.
Đối với các ý niệm dân chủ (ideal notions of democracy), biểu tình là một dấu hiệu tích cực. Và đúng thế, mối quan hệ kinh nghiệm giữa dân chủ và biểu tình rất mạnh. Lý do chính có thể là trong một xã hội dân chủ, nhân quyền và quyền chính trị được tôn trọng và nếu bộ mấy nhà nước có vấn đề (chẳng hạn không hợp lòng dân) thì sẽ có nhiều biểu tình. Ở các nước như Đại Hàn, trong trường hợp các thể chế chính trị có xu hướng thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình thì 100 phần trăm sẽ có biểu tình. Chuyện quá đỗi bình thường.
Nếu có biểu tình nhưng không có một cơ chế hữu hiệu đảm bảo quyền công dân thì thật sự là một tình trạng nguy hiểm. Trong những trường hợp này, như phong trào dành độc lập của Ấn Độ chẳng hạn, thì sự dũng cảm và quyết tâm của người dân là hai yếu tố cần thiết. Hai cái đó cùng với sự chính đáng và những phương pháp phi bạo lực là những yếu tố quyết định đã cho phép dân Ấn thoát khỏi sự cai trị độc đoán của Đế quốc Anh. Có phải là cách đây mấy năm tôi đã thấy một bức tượng của Gandhi ở Hà Nội không nhỉ?
(Có biểu tình không có nghĩa là cuộc biểu tình nào cũng hay và nên được dân chúng ủng hộ. Nội dung của cuộc biểu tình lại là một vấn đề khác. Thế nhưng ở các nước như Đại Hàn, chẳng có ai được quyền quyết định ai có quyền biểu tình vì đó là một quyền tuyệt đối).
Nếu trong các nước pháp quyền thực sự, biểu tình là việc bình thường thì việc có biểu tình chính trị ở Việt Nam nhiều hơn trước có phải là một dấu hiệu Việt Nam đang dân chủ hóa không? Ai cũng có lí do để lạc quan, nhưng hiện quá sớm để trả lời câu hỏi này. Đương nhiên, biểu tình ở Việt Nam về bất cứ vấn đề nào mà hoàn toàn đi ngược lại với chủ trương của chính quyền là rất nguy hiểm, không chỉ với những ai có cảm hứng tham gia mà còn với gia đình của những người này.
Ở đây, chúng ta có thể thấy một đặc trưng trong các cuộc biểu tình ở Việt Nam. Đến bây giờ, đại đa số các cuộc biểu tình (và có thể là hầu hết) có liên quan đến vấn đề Biển Đông vì chủ đề đó được coi là chính đáng lẫn tương đối ‘an toàn’. Thế nhưng sau những gì được ghi nhận từ cuộc biểu tình hôm kia, chúng ta thấy chưa ‘an toàn’ đâu.
Bất cứ ai là người Việt Nam đều thấy một điều vô lý: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rất thẳng về những vấn đề với TQ ở biển Đông trong một khách sạn sang trọng ở Singapore (một đất nước độc đoán luôn thích biến công dân thành những những người máy chỉ biết phục tùng) trong khi nhân dân Việt Nam – một nước độc lập tự do – không được phép biểu tình ôn hòa tại đất nước của chính mình.Có một số người cho rằng việc Nguyễn Tấn Dũng có hai ‘đồng minh’ (Ngân và Nhân) bên cạnh ở Bộ Chính trị bao hàm khả năng ông ta có ưu thế. Một số người vẫn nghĩ rằng Luật Biểu tình dù đã trở nên mờ nhạt từ năm 2011, giờ có thể được đưa ra thực hiện. Những điều đó, tôi chẳng biết. Nhưng ít khi có thay đổi về thể chế chính trị một chiều từ trên xuống.Thế thì sự kiện hôm qua có gì khác so với các cuộc biểu tình trước đây không? Theo hầu hết những người có mặt, một sự khác biệt là hành vi của CA. Có vẻ như CA đã quyết định trước sẽ bắt ai.Hôm kia cũng có một hiện tượng tôi chưa từng thấy ở Việt Nam: một số người đã áp dụng một phương thức biểu tình bất bạo động ngoài trại Lộc Hà. Nếu đang nhìn từ trên, chắc chắn Gandhi đang cười.
Biểu tìnhPhải chăng đây là dấu hiệu cho thấy người Việt Nam đang phát triển khả năng biểu tình hiệu quả hơn? Phải chăng như ngày xưa ‘du kích’ là phương pháp hiệu quả, và hiện nay ‘du kích phi bạo lực’ đang trở thành phương pháp đấu tranh mang lại những kết quả về các quyền chính trị mà người Việt Nam đã chờ đợi bấy lâu nay? Chưa biết.
Xin quay về câu hỏi, liệu các cuộc biểu tình ở Việt Nam có là ‘phong trào xã hội’ theo định nghĩa phổ thông của nó, thì cũng chưa rõ.
JL  -  Hà Nội, Ngày 04 tháng 6, 2013

Lưu trữ

Tự điển



Tự điển Việt Nam
đã được bổ sung những ý nghĩa "chính thức"